Tài liệu Kế toán quản trị - Bài 3 - Pdf 87


BÀI 3
CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ & ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ

Giảng viên: Th.S. Hồ Phan Minh Đức
Mục tiêu

Giải thích được mối quan hệ giữa việc phân tích chi phí (cost estimation), cách ứng xử của chi
phí (cost behavior), và dự đoán chi phí (cost prediction)
Định nghĩa và giải thích được cách ứng xử của các loại chi phí: chi phí biến đổi, chi phí cố định,
và chi phí hỗn hợp
Giải thích được tầm quan trọng của khoản thích hợp (relevant range) của chi phí trong việc ước
lượng chi phí
Nắm vững các phương pháp phân tích và ước lượng chi phí:
a. Phương pháp phân loại tài khoản (account classification)
b. Phương pháp đồ thị phân tán (visual fit method)
c. Phương pháp điểm cao-điểm thấp (high-low method)
d. Phương pháp hồi qui bình phương bé nhất (the least squares regression) 1. Cách ứng xử của chi phí và dự báo chi phí
Các nhà quản lý trong bất kỳ tổ chức nào cũng muốn biết được rằng chi phí sẽ thay đổi như thế nào
khi mức độ hoạt động của tổ chức thay đổi. Mối quan hệ giữa chi phí và mức hoat động (level of activity)
hay còn gọi là “ứng xử chi phí” (cost behavior) (Hilton, 1991) đóng vai trò quan trọng đối với nhà quản
lý trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, và ra quyết định. Kiến thức về cách ứng xử của chi phí sẽ giúp nhà
quản lý ước lượng được chi phí. Ước lượng chi phí là việc dự báo chi phí tại một mức hoạt động cụ thể.
Bằng việc nghiên cứu dữ liệu chi phí và mức hoạt động trong quá khứ, nhân viên kế toán quản trị có thể
xác định được cách ứng xử của từng loại chi phí. Thông tin này sẽ được sử dụng để dự báo chi phí trong
tương lai.

PHÂN TÍCH


2.1.2. Chi phí biến đổi cấp bậc
Chi phí biến đổi cấp bậc (step-variable costs) là những chi phí thay đổi chỉ khi mức độ hoạt động
thay đổi nhiều và rõ ràng. Loại chi phí biến đổi này không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít hoặc
thay đổi không đáng kể. Các chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy, v.v…là những chi phí biến
đổi thuộc dạng này.

Hình 3.2. Chi phí biến đổi cấp bậc

Chi phí
2.1.3.Chi phí biến đổi dạng cong (curvilinear cost)
Trong quá trình nghiên cứu các chi phí biến đổi, chúng ta giả định rằng có một quan hệ tuyến tính
thật sự giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế học đã chỉ ra rằng
rất nhiều chi phí biến đổi thực tế ứng xử theo một dạng cong, không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa
chi phí và mức hoạt động. Hình 3.3 dưới đây biểu diễn hàm chi phí tiện ích tại cửa hàng Mc-Donald hàng
tháng.

Hình 3.3. Chi phí dạng cong: Chi phí tiện ích của Mc-Donald

được sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu.
Tuy nhiên chi phí tính cho một đơn vị sẽ thay đổi theo sự thay đổi của mức hoạt động. Hình 3.4 (b)
cho thấy khi sản lượng hamburger sản xuất tăng từ 10.000 đến 20.000 chiếc, thì chi phí khấu hao thiết bị
tính cho một chiếc hamburger giảm từ $1 xuống còn $0.5.

Hình 3.4. Chi phí cố định: Chi phí khấu hao thiết bị
(a) Tổng chi phí cố định (b) Chi phí cố định đơn vị

2.2.2. Chi phí cố định cấp bậc
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động chỉ trong một phạm vi hoạt động
thích hợp nào đó (relevant range of activity). Khi mức hoạt động vượt quá phạm vi phù phí cố định cấp
bậc (step-fixed costs). Tiền lương gián tiếp của cửa hàng Mc-Donald là một thí dụ về chi phí cố định cấp
bậc. Với mức hoạt động từ 0 đến 10.000 chiếc hamburger mỗi tháng, chi phí tiền lương gián tiếp của cửa
hàng Mc-Donald là $5.000 (Hình 3.5). Khi mức hoạt động vượt quá phạm vi này (trong những tháng cao
điểm), cửa hàng phải thuê thêm nhân viên quản lý, do vậy chi phí tiền lương gián tiếp hàng tháng tăng lên
ở mức $7.500.

H


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status