Tài liệu Đề tài: Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay? - Pdf 91

Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI 3
“Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí
Minh? Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức
cho sinh viên Việt Nam hiện nay?”
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC ĐẠO ĐỨC CƯ BẢN THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
I.1.1 Khái niệm về đạo đức
I.1.2 Vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
I.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời
đại mới.
I.2.1 Trung với nước, hiếu với dân.
I.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
I.2.3 Thương yêu con người.
I.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
I.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.
I.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
I.3.2 Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng
rãi.
I.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
II. VẬN DỤNG NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN THEO
TƯ TƯỞNG HCM VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

to lớn của đạo đức cách mạng trong xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Đạo đức cách mạng là một bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng
Hồ Chí Minh, của văn hoá Hồ Chí Minh – di sản vô giá cho chúng ta hôm
nay và các thế hệ mai sau.
Với đề tài thảo luận: “Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo Tư
tưởng Hồ Chí Minh? Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo
đức cho Sinh viên Việt Nam hiện nay”, nhóm 7 chúng em mong muốn góp
phần làm sáng tỏ thêm hệ thống tư tưởng đạo đức của Hồ Chủ Tịch, thực
trạng về phẩm chất đạo đức của sinh viên Việt Nam. Qua đó vận dụng
những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng
đạo đức cho các bạn sinh viên hiện nay.
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 .1 Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc,
chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ
của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và
xã hội.
1.1.2 Vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc
“tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo
đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc.
Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc

1.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong
thời đại mới
1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Đây chính là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất, là chuẩn mực
đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cộng đồng.
 Khái niệm:
Trung với nước
Là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha
ông, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước.
Trung với nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đã có nội hàm mới là:
trung thành với tổ quốc, với tổ tiên với dân và với sự nghiệp dựng nước, giữ
nước của nhân dân. Từ nội hàm này giúp ta hiểu rõ vì sao Người lại nhấn
mạnh đến nhân dân nhiều như vậy: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Đảng và chính phủ là đầy tớ nhân dân” chứ trong phải là quan của nhân dân
để đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
 Hiếu với dân
Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa
vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm
gốc", dân là "gốc" của nước. Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì
quý bằng nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục
vụ cho lợi ích của nhân dân"(1); "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có
tình có nghĩa như thế. Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy
càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm
châu bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có
hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"(2)
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hiếu với dân nghĩa là cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước vừa là người lãnh
đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status