ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Pdf 13

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo
Phó trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của đất nước
và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, công tác báo chí, xuất bản cũng
đã có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Hiện nay cả nước đã có hơn 700 cơ quan báo chí, với hơn 800 ấn
phẩm, có hệ thống phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương
với thời lượng phát sóng hàng ngàn giờ mỗi ngày, có mạng lưới báo mạng
điện tử đang lớn mạnh cùng hệ thống mạng thông tin toàn cầu với số lượng
người truy cập ngày một tăng nhanh. Báo chí hiện đại nước ta đã phát triển
thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, đủ sức phục vụ và đáp ứng nhu cầu
thông tin đa dạng, phong phú của công chúng xã hội nói chung, cũng như
1
thỏa mãn nhu cầu các nhóm đối tượng theo giới tính, nhóm tuổi, nghề
nghiệp, vùng miền,… Công nghệ và kỹ thuật làm báo có bước phát triển
vượt bậc, có thể đạt trình độ ngang tầm với nhiều nước tiên tiến trong khu
vực. Đội ngũ những người làm báo lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng với
trình độ và phong cách làm báo phát triển nhanh chóng. Báo chí đã và đang
góp phần tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước vì
mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Hệ thống báo chí nước nhà ngày càng thể hiện vai trò, vị thế và sức
mạnh xã hội của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ thiết chế
chính trị, chế độ xã hội; trong việc tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế
- xã hội, giáo dục và phát triển văn hóa, nhân cách, lối sống v.v… Vai trò
của báo chí ngày càng thể hiện rõ nét trong việc khơi nguồn và phản ánh,
định hướng và điều hòa dư luận xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội,

xuất bản thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức
năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, suy diễn chủ
quan, áp đặt, sa đà vào những tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội, xem nhẹ
việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc
tốt.
3
Khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, núp bóng nhà nước để ra báo,
kinh doanh, dịch vụ truyền thông ngày càng tăng và phức tạp.
Một số báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí có vị trí quan trọng
nhưng chậm đổi mới, chưa đủ sức làm chủ, chi phối thông tin. Hệ thống các
đài phát thanh, truyền hình thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém.
Hoạt động xuất bản vẫn còn hiện tượng đi chệch định hướng chính trị,
xa rời tôn chỉ, mục đích, còn để lọt một số cuốn sách có những nội dung sai
sót, lệch lạc về tư tưởng chính trị, định hướng thẩm mỹ, lối sống, ảnh hưởng
không tốt đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức của bạn đọc, nhất là giới trẻ.
Những tồn tại trên cho thấy tình trạng vi phạm Luật Xuất bản ở nhiều mức
độ khác nhau đang có chiều hướng gia tăng, mặc dù đã được cơ quan quản
lý nhà nước nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm.
Để phát huy ưu điểm và từng bước khắc phục những hạn chế, khuyết
điểm của hoạt động báo chí, xuất bản trong tình hình hiện nay, theo chúng
tôi cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác
báo chí, xuất bản. Báo chí, xuất bản là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn coi báo chí, xuất bản là một bộ
phận của sự nghiệp cách mạng. Từ chỗ nhận thức được vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của hoạt động xuất bản, báo chí, chủ tịch Hồ Chí Minh trên con
đường cứu nước đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia hoạt động xuất bản, báo

5
Muốn vậy “ báo chí cũng phải hợp lý hóa. Đừng bày biện ra nhiều thứ. Làm
ít nhưng làm cho hẳn hoi. Không hợp lý hóa lại như thế rút cuộc báo viết ra
không ai muốn đọc và tốn kém trăm thứ”.
Làm cho hẳn hoi để cho người dân đọc. Đó là điều cốt lõi, xuyên suốt
trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với báo chí. Và để nói rõ hơn đối với người
làm báo, Người nói: “ Kinh nghiệm của tôi là thế này, mỗi khi viết một bài
báo thì tự đặt câu hỏi: viết cho ai xem? viết để làm gì? viết như thế nào cho
phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc”
2
.
Lời nhắn nhủ ấy luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mỗi thời kỳ
cách mạng của đất nước và phải chăng điều Bác dạy, Bác đặt ra không chỉ là
phải luôn coi trọng tính mục đích tự thân của báo chí, mà đó còn là vai trò
trách nhiệm xã hội, là ở khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội, điều mà Bác từng
phê bình, uốn nắn: “ Báo chí ta không phải để cho ít người xem mà để phục
vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối chính sách của Đảng và
Chính phủ cho nên phải có tính chất quần chúng về tinh thần chiến đấu”
1
.
Thứ hai, quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh, việc xây dựng đội ngũ
cán bộ báo chí, xuất bản là rất quan trọng. Người thường nói: “ cán bộ quyết
định mọi công việc”, “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ công việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Người yêu cầu người
cán bộ phải vừa có “ đức” vừa có “ tài”, trong đó mặt đức là căn bản, là nền
tảng, là tiêu chuẩn hàng đầu đối với người cán bộ: “ Đức là đạo đức cách
mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có
tài cũng vô dụng”. Người nói rõ: “ Đạo đức cách mạng là ở bất kỳ công việc
nào cũng không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng, một dạ phục vụ lợi ích
2

quy với không chính quy, học tập trung với tự học “ có trường học thì càng
tốt. Không có trường cũng phải tự mình tìm cách mà tự học, vừa làm vừa
học”. Học là công việc suốt đời. Học phải đi đôi với hành. Học lý luận phải
liên hệ với thực tế. Học trong sách báo, trong công tác và ngoài đời. “ Xã hội
phát triển không ngừng, tiến bộ cũng phải không ngừng. Muốn tiến bộ mãi
thì phải học tập. Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh em,
học hỏi quần chúng. Học tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”.
Trong thời đại toàn cầu hóa và công nghệ thông tin, việc học tập, bồi dưỡng
cần thiết phải cập nhật với chương trình tiên tiến trên thế giới, đồng thời
phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Thứ ba, khẩn trương xây dựng, bổ sung và thực hiện các quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với báo chí, xuất bản trước yêu cầu
mới. Coi trọng quy hoạch phát triển, định hướng thông tin, đặc biệt là công
tác cán bộ. Trong công tác quy hoạch, cần quan tâm đến quy mô, cơ cấu, số
lượng, chất lượng các cơ quan báo chí, xuất bản; số lượng và chất lượng đội
ngũ; sự phân bổ các loại hình, các cơ quan báo chí, xuất bản cho các lĩnh
vực, các vùng, miền. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ những người làm công tác báo chí, xuất bản từ nay đến năm 2020.
Cấp ủy, ban giám đốc, ban biên tập các cơ quan báo chí, xuất bản làm
tốt quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những phóng viên, biên tập viên
có tay nghề khá, giỏi, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề
nghiệp trong sáng.
Xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội Nhà báo, Hội Xuất bản
trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nghề
nghiệp cho hội viên.
8
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ báo chí, xuất bản. Xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ báo chí trong cả nước từ nay đến 2020, sắp xếp lại các cơ
sở hiện có theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên sâu, tập trung. Tăng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status