Tài liệu VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM - Pdf 91

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
PHÙNG VĂN HÙNG – Trung tâm TTTV&NCKH- Văn phòng Quốc hội
Nền kinh tế nước ta đi được một chặng đường 16 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (Tác giả viết bài này vào
thời điểm năm 2002)
. Đó là một quãng thời gian khá ngắn ngủi so với sự phát triển
của các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Thế nhưng, chúng ta cũng đã được " nếm đủ vị cay đắng, ngọt bùi " của 16 năm xây
dựng nền kinh tế đó. Tuy nhiên có thể nói, người được hưởng lợi nhiều nhất chính
là người dân. Người dân đã có cuộc sống dễ chịu hơn với hàng hoá, dịch vụ đa dạng
hơn, chất lượng cao hơn, nhưng giá lại rẻ hơn. Nói tóm lại, nền kinh tế thị trường
bước đầu đã đem lại sự phát triển cho nền kinh tế của đất nước, góp phần tích luỹ,
tái đầu tư cho phát triển.
Vì nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế phải ghi nhận, nên có một số ý kiến cho rằng nó
tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu, không cần phải có sự can thiệp của Nhà nước và
mọi sự can thiệp như vậy chỉ làm giảm hiệu quả của nó. Thậm chí họ cho rằng, " bàn tay
vô hình " 1 mà Adam Smith nói tới, có thể giải quyết được tất cả. Thực tế ở các nước tư
bản phát triển lại chứng minh rằng, Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát
huy tối đa thế mạnh của cơ chế thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các mặt tiêu cực của
nó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước ta, một nước đang hướng tới một nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, lấy " dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh" làm mục tiêu cho giai đoạn cách mạng tới.
Vì vậy, trong khuôn khổ có hạn, bài viết này chỉ phân tích một số vấn đề cụ thể nhằm làm
rõ thêm vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Về mặt lý luận có thể nói, trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tư tưởng và các cơ sở
của nền kinh tế thị trường bị xoá bỏ bằng ý chí chủ quan của con người thông qua Nhà
nước. Ngày nay, do nhu cầu khách quan đòi hỏi, Nhà nước cần phải khẳng định hơn nữa
vai trò của mình trong việc thiết lập các quan hệ thị trường và làm cho xã hội quen dần
với nó. Chẳng hạn, vừa qua, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã lần đầu thừa nhận một loại
hình doanh nghiệp là công ty hợp danh- một loại hình doanh nghiệp vốn rất xa lạ với

đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn, mặc dù
nhu cầu về mức vốn của họ không lớn. Ngoài ra, họ còn phải chịu nhiều sự phân biệt đối
xử không có lợi khác. Vấn đề này chỉ có thể được khắc phục bằng chính sách của Nhà
nước.
Về vấn đề cạnh tranh, có ai đó đã nói " thị trường là chiến trường " cũng không phải là
không có cơ sở. Vì lợi nhuận, thậm chí có người sẵn sàng chà đạp lên tất cả, bất chấp cả
luân thường, đạo lý. Một ví dụ vẫn còn " nóng hổi " ngay tại Thủ đô ta, đó là sự cạnh
tranh giữa các hãng TAXI 2 . Một công ty nọ tìm cách phá sóng của đối thủ cạnh tranh để
cướp khách và làm thiệt hại cho đối thủ tới hàng tỉ đồng. Đó là một lời cảnh báo. Lúc
này, hơn lúc nào hết cần có " bàn tay của Nhà nước " để chặn đứng những kiểu cạnh
tranh thiếu lành mạnh như vậy bằng việc ban hành Luật cạnh tranh và chống độc quyền,
xử lý nghiêm minh những hành vi cạnh tranh bất chính.
Ngoài việc tạo ra sân chơi bình đẳng cho các bên, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể
để huy động được mọi nguồn lực của xã hội vào lưu thông đúng như chủ trương của
Đảng đề ra là phát huy nội lực. Ai cũng hiểu rằng, một yếu tố hết sức quan trọng của kinh
tế thị trường là vốn. Thời kỳ mới " bung ra ", các ngân hàng và quỹ tín dụng đua nhau
phát triển, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Mặc dù chỉ ưu tiên cho các doanh
nghiệp nhà nước vay, nhưng vẫn không bảo đảm an toàn được vốn, dẫn đến biết bao
lượng tiền của dân bị thất thoát; nhiều ngân hàng và một loạt các quỹ tín dụng bị phá sản,
không thu hồi được nợ. Và bây giờ thì tình hình dường như lại đi ngược lại. Nhiều ngân
hàng lại ở trong tình trạng thừa vốn. Phải chăng thị trường đã " no " về vốn? Nhà nước có
thể làm gì để từng đồng vốn được chuyển động và lưu thông trên thị trường? Chúng tôi
thấy có hai việc, nếu Nhà nước làm mạnh, làm triệt để sẽ góp phần đáng kể giải quyết
tình trạng trên.
Trước hết, cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 cho tất cả
các đối tượng. Theo luật pháp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể đem thế chấp
vay vốn ngân hàng, như vậy quyền sử dụng đất đã được pháp luật công nhận là nguồn
vốn. Nhiều cá nhân, hộ gia đình và tổ chức muốn tổ chức kinh doanh nhưng lại không có
vốn hoặc thiếu vốn. Cái họ có duy nhất đó là quyền sử dụng bất động sản, nhưng vì chưa
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do yếu tố lịch sử để lại. Mặc dù không ai phủ nhận

Chú thích:
1. Adam Smith- nhà kinh tế của Scotland cho rằng: bản chất của nền kinh tế thị trường là
dựa trên quy luật cung- cầu và cạnh tranh; dưới tác động của quy luật này, nền kinh tế
thị trường sẽ tự nó điều chỉnh, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế. Ông coi đó là "Bàn tay
vô hình" trong nền kinh tế thị trường.
2. Xem: Báo Lao động các số ngày 5,8/3/2002.
3. Xem: Nguyễn Quang Tuyến- Thế chấp quyền sử dụng đất, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 3 (3/2002).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status