Tài liệu Tiểu luận "Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam" doc - Pdf 92

Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
ĐỀ TÀI: “Những hình thức cơ bản trong quản lý tài
nguyên môi trường ở Việt Nam”
1
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................2
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................2
1.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI............................3
1.2.1. Phương pháp tiếp cận.............................................................................3
1.2.2. Phạm vi đề tài...........................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG.........................................................................................4
2.1 Những khái niệm chung..............................................................................4
2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường....................................................................4
2.1.2 Khái niệm hình thức quản lý tài nguyên môi trường..................................4
2.2. Các hình thức quản lý tài nguyên môi trường.........................................5
2.2.1. Quản lý nhà nước....................................................................................5
2.2.2 Quản lý tư nhân.........................................................................................9
2.2.3 Quản lý dựa vào cộng đồng....................................................................20
2.3. Những bài học kinh nghiệm......................................................................24
Phần III. KẾT LUẬN......................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................26
2
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Người nghèo luôn luôn phải chịu tác động nhiều hơn bởi tình trạng xuống
cấp về môi trường. 70% dân số Việt Nam kiếm sống từ đất đai, điều đó làm cho
họ bị phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng và sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng về dân số, đô thị hóa và kinh tế cũng tạo
nên sức ép ngày càng tăng đối với môi trường và người dân, những người vốn

trồng, đại dương và động vật thì hơn 6 tỷ người tiêu dùng đang làm cạn kiệt
“máu của hành tinh”, làm mờ “những lá phổi của trái đất”, làm cho “bầu trời
đen, khí hậu xấu đi”, làm đất trồng “xơ xác”, làm “ô nhiễm trái tim của trái đất”
và hủy diệt các loài động vật của hành tinh.
Những thách thức trên đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với con
người. Đòi hỏi con người phải trả lời được câu hỏi: Vì sao phải quản lý môi
trường? Phải quản lý môi trường như thế nào?... Xét theo tiềm năng và vốn tri
thức khổng lồ hiện có của loài người thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra được
những phương sách thích hợp để giải quyết những vấn đề trên.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, nhóm tác giả chúng tôi xin đề cập đến vấn
đề: “Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt
Nam”. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
giáo và các bạn.
1.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
1.2.1. Phương pháp tiếp cận:
Sưu tầm tài liệu từ các nguồn khác nhau. Trên cơ sở phân tích, so sánh giữa
các nguồn tài liệu, chúng tôi đã tổng hợp được những hình thức quản lý môi
trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong tình hình hiện
nay và một số thành tựu của nó.
1.2.2. Phạm vi đề tài:
Trong giới hạn cho phép chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hình thức quản
lý tài nguyên môi trường và những thành tựu của nó trên cơ sở những nghiên
cứu về vấn đề tài nguyên môi trường ở Việt Nam
4
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Những khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường
"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,

Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình
thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài ra
đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hình
thức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên. QLNLDVCĐ là một hình thức
hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và trách
nhiệm trong quản lý và lợi ích (Pomerroy, 1995). Cả hai hình thức quản lý và
quản lý cộng đồng thuần tuý đều có lợi ích và hạn chế riêng, đôi khi không thể
dung hoà hay đánh đổi được. Vì thế, cần một hình thức quản lý kết hợp hài hòa
các lợi ích, sự phối hợp và khả năng của cộng đồng cũng như các kỹ năng về
khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý của các tổ chức nhà nước. Đó là hình
thức quản lý dựa vào cộng đồng. Hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao khi có sự
tham gia của người sử dụng nguồn lợi và các bên liên quan trong việc quản lý
(Pomeroy, 2000 và VEEM, 2002).
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 4 hình thức quản lý tài nguyên
môi trường cơ bản sau:
- Quản lý nhà nước
- Quản lý tư nhân
- Quản lý cộng đồng
- Quản lý dựa vào cộng đồng
2.2. Các hình thức quản lý tài nguyên môi trường
2.2.1. Quản lý nhà nước
Hình thức quản lý nhà nước là quản lý tài nguyên môi trường thông qua các
công cụ luật pháp, chính sách về môi trường trên phương diện quốc tế và quốc
gia.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và các tổ chức quốc tế trong
việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và
môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi
trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,

quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân được nâng lên
một bước. Lần đầu tiên nhóm chỉ tiêu về môi trường đã được xây dựng dựa vào
các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hình
thành mục chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường với mức chi hàng năm
không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Hệ thống các cơ quan quản lý môi
trường từ Trung ương đến cơ sở được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi
trường đã được thành lập và đi vào hoạt động. Những vấn đề bức xúc và các
điểm nóng về môi trường đang từng bước được giải quyết.
7
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
Nghị quyết số 41-NQ/TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác bảo vệ môi
trường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
 Phân tích mô hình quản lý tài nguyên môi trường theo hình thức
quản lý nhà nước:
Chương trình 327 tiến hành tại 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là Kỳ Sơn,
Tương Dương ở Nghệ An và Con Cuông - một ví dụ về quản lý tài nguyên theo
hình thức nhà nước.
Các quyết định quan trọng về hưởng dụng tài nguyên và luật lệ trong quản lý
tài nguyên đều do chính quyền trung ương quyết định.
Các chính quyền địa phương chủ yếu chỉ được trao quyền tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình, chính sách của nhà nước trên địa bàn của địa
phương mình mà không được quyền ra quyết định trong việc sử dụng tài
nguyên. Chính quyền địa phương phụ thuộc về tài chính đối với chính quyền
cấp trên vì nguồn kinh phí cho việc quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng và
việc thực hiện các chương trình dự án của chính phủ ở các địa phương đều trông
chờ vào sự phân bổ kế hoạch và kinh phí hàng năm của nhà nước cho các địa
phương. Nguồn kinh phí này thường rất khiêm tốn, không thể đáp ứng nhu cầu
cần thiết của các địa phương. Do chính quyền địa phương cấp cơ sở khi được
trao quyền mà không có khả năng về tài chính nên khó có thể có khả năng ra

thực hiện các chương trình dự án như các dự án thuộc Chương trình 327, Giao
đất giao rừng, Xoá đói giảm nghèo... ở một số địa phương.
Kết quả thực hiện các chính sách và chương trình dự án tại các địa phương
phụ thuộc một phần vào tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ được
trao quyền. Sự buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra giám sát cần thiết của các
cấp có thẩm quyền là tình trạng chung giải thích cho kết quả nghèo nàn của một
số chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nghiên cứu.
Phân tích đặc điểm của chương trình 327 ở 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là
Kỳ Sơn, Tương Dương ở Nghệ An và Con Cuông có thể thấy những được
nguyên nhân thất bại của dự án.
Qua tìm hiểu về hình thức quản lý Nhà nước, chúng tôi rút ra một số ưu và
nhược điểm sau:
 Mặt tích cực
- Quản lý môi trường trên phạm vi vĩ mô.
- Đánh giá được hiệu quả một cách tổng hợp.
- Định hướng được mục tiêu, chương trình hành động.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các ban ngành
chức năng và giữa các địa phương.
9
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
 Mặt hạn chế
- Việc quản lý nhà nước chủ yếu dựa trên công cụ luật pháp, các chế tài vì
thế việc thực hiện tỏ ra cứng nhắc, chưa đồng bộ và phù hợp với nhu cầu của
cộng đồng và quốc gia.
- Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
về bảo vệ tài nguyên môi trường còn chậm, chưa đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng, hạn chế về
năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - công nghệ bảo
vệ môi trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường còn thấp.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều cấp ủy,

nhiễm môi trường.
- Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến.
Nhiều vi phạm có tổ chức, tinh vi, một số hành vi có dấu hiệu tội phạm. Nhiều
tổ chức, cá nhân khi vi phạm nhưng không nhận trách nhiệm. Tuy vậy, nhà nước
vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, để lại những hậu quả nặng nề cho môi
trường.
- Các hình thức xử lý vi phạm còn mang tính chiếu lệ, chưa đủ sức răn đe,
ngăn ngừa.
- Việc quản lý môi trường chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với chất
lượng cuộc sống của người dân do đó trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó
khăn, trở ngại như người dân tiếp tay, bảo vệ cho lâm tặc, …
2.2.2 Quản lý tư nhân
10
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường TS. Nguyễn Khoa Lân
Quản lý tư nhân (cá nhân, hộ gia đình) là hình thức quản lý thấp nhất về quy
mô. Trong đó, mỗi cá thể là một chủ thể được giao trách nhiệm quản lý chất
lượng tài nguyên môi trường ở một khu vực trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ
như: Quản lý đất, quản lý rừng, quản lý nguồn lợi thủy sản,…
Nhà nước khẳng định quyền quản lý tài nguyên tập trung vào nhà nước,
nhưng lại không đủ lực để thực hiện quyền này. Nhà nước giao cho chính quyền
địa phương chi phối, nhưng quyền lực của địa phương thì có hạn (Bruce, 1989).
Như phân tích quản lý tài nguyên rừng theo hình thức nhà nước đã thấy rõ
việc tối đa hoá hệ quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng
bị suy thoái. Thất bại đó là một trong những bài học quan trọng nhất về phát
triển trong nửa thế kỷ qua ở các nước đang phát triển (Bromlay và Cernea,
1989). Từ sự không thành công của quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến người ta
hy vọng rằng việc trao quyền quản lý rừng cho tư nhân là một giải pháp tốt để
có thể bảo vệ và phát triển rừng.
Quản lý tư nhân là một loại hình quản lý có hiệu quả, vì chủ thể được xác
định rõ ràng, họ biết chắc chắn sẽ được hưởng lợi những gì. Thực tiễn phát triển


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status