Tiểu luận những hình thức cơ bản trong quản lý môi trường ở việt nam - Pdf 51

PHẦN 1 MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 của chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc (UNEP) viết tắt là “GEO - 2000” là báo cáo đánh giá tổng hợp về môi trường
toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO – 2000 tổng kết những gì chúng ta đã
đạt được với tư cách là những người sử dụng và giữ gìn các hàng hóa, dịch vụ môi trường
mà hành tinh cung cấp. Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước
vào thiên niên kỷ thứ ba.
Thứ nhất: Các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu
sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa, dịch vụ. Một tỉ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn
đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa
những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế, công nghệ và những người không hoặc thu
lợi ít theo hai thái cực: sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ
thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở
quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi
trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy
mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt trái đất được thiên nhiên ban
tặng cho các thuộc tính môi trường của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng
loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là:
- Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng.
- Sự suy giảm tầng Ozôn (O
3
)
- Tài nguyên rừng bị suy thoái
- Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở quy mô rộng.
- Sự bùng nổ dân số.
- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất.
Hiện nay, thế giới mà chúng ta sống đang phải đương đầu với rất nhiều thử thách. Xét
trên các yếu tố của thế giới tự nhiên như nước, rừng, không khí, đất trồng, đại dương và
động vật thì hơn 6 tỷ người tiêu dùng đang làm cạn kiệt “máu của hành tinh”, làm mờ

nhiều.
- Nguyên nhân chính của tình trạng này là gì?
Những nền kinh tế tăng trưởng cao trong thời gian ngắn đều bộc lộ những bức xúc về mặt môi
trường. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, với ngưỡng GDP thấp, khi tăng trưởng gấp 2
lần, một số ô nhiễm do các ngành công nghiệp thải ra tăng gấp 3 lần.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường đã tồn tại từ rất lâu, và gặm nhấm từng bước. Tuy nhiên, 30
năm trước, vấn đề môi trường không đặt ra nhờ khả năng hấp thụ tự nhiên của môi trường.
Có thể hình dung sự phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh là một hộp đen trong diện tích tự
nhiên hơn 300 nghìn km2. Môi trường cung cấp đầu vào của nền kinh tế và cũng chính môi
trường nhận chất thải ra. Hộp đen kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng phình to ( trong 10 năm
kinh tế phình ra gấp 2 lần, và trong 50 năm dân số phình ra gấp 3 lần). Trên một diện tích bất
biến, thậm chí, có nguy cơ thu hẹp do mực nước biển dâng cao, hộp đen ngày càng lớn, quy trình
tự nhiên hấp thụ chất thải ngày càng thu hẹp. Điều này khiến cho thực trạng môi trường Việt
Nam trở nên nóng tới mức báo động, đạt ngưỡng.
Giải quyết vấn đề môi trường không thể như chữa cháy, cần phải tính trước làm sao để không
cháy. Chúng ta không thể ngồi đợi nhà cháy rồi mới mang nước ra dập lửa.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ đưa ra một số liệu pháp chữa cháy mỗi khi có điểm nóng bùng
lên. Trong khi đó, bản thân vấn đề môi trường không thể giải quyết bằng cách chữa cháy. Việc
này đòi những giải pháp mang tính lâu dài, có độ chính xác kỹ thuật, sự cân nhắc kỹ lưỡng chính
sách kinh tế tài chính và điều vô cùng quan trọng là một bộ luật nghiêm khắc, kỹ lưỡng, thấu đáo
làm sao tất cả mọi người, mọi ngành có thể thực hiện được.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, nhóm tác giả chúng tôi xin đề cập đến vấn đề: “Những hình
thức cơ bản trong quản lý môi trường ở Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã
có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô giáo và các bạn.
3. Khái niệm hình thức quản lý môi trường
Là các phương sách trong quản lý môi trường nhằm đem lại những lợi ích to lớn cho con
người, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình thức cơ bản là
quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài ra đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi

cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để
thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW
“Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau
hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết
quả nhất định. Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) đã
được Quốc hội thông qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được bổ
sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhận thức, ý thức về công tác bảo
vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các tầng lớp
nhân dân được nâng lên một bước. Lần đầu tiên nhóm chỉ tiêu về môi trường đã được xây dựng
đưa vào các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hình thành mục
chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường với mức chi hàng năm không dưới 1% tổng chi ngân
sách nhà nước. Hệ thống các cơ quan quản lý môi trường từ Trung ương đến cơ sở được tăng
cường, lực lượng cảnh sát môi trường đã được thành lập và đi vào hoạt động. Những vấn đề bức
xúc và các điểm nóng về môi trường đang từng bước được giải quyết.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 41-
NQ/TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Chẳng hạn việc thực hiện các chương trình, chính sách nhà nước trong quản lý sử dụng tài
nguyên còn tồn tại nhiều vấn đề như:
Chương trình 327 tiến hành tại 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là Kỳ Sơn, Tương Dương
ở Nghệ An và Con Cuông - một ví dụ về quản lý tài nguyên theo hình thức nhà nước. Các quyết
định quan trọng về hưởng dụng tài nguyên và luật lệ trong quản lý tài nguyên đều do chính
quyền trung ương quyết định. Các chính quyền địa phương chủ yếu chỉ được trao quyền tổ chức
triển khai thực hiện các chương trình, chính sách của nhà nước trên địa bàn của địa phương mình
mà không được quyền ra quyết định trong việc sử dụng tài nguyên. Từ đó tạo ra sự lệ thuộc về
tài chính từ chính quyền cấp dưới vào chính quyền cấp trên, từ chính quyền địa phường quyền
trung ương bởi vì nguồn kinh phí cho việc quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng và việc thực
hiện các chương trình dự án của chính phủ ở các địa phương đều trông chờ vào sự phân bổ kế
hoạch và kinh phí hàng năm của nhà nước cho các địa phương. Nguồn kinh phí này thường rất
khiêm tốn, không thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của các địa phương.

nuôi bảo vệ. Chúng tôi lại không biết chuyện này từ trước, chúng tôi không được tập huấn. Dân
được nhận trồng cây để lấy tiền, nhưng không đuợc tập huấn, cây nhận về kém lại không đúng
thời vụ nên tỷ lệ sống thấp nên Lâm trường không thanh toán cho đồng nào!" (Phụ nữ bản Quang
Yên xã Tam Đình huyện Tương Dương).
Qua tìm hiểu về hình thức quản lý Nhà nước, chúng tôi rút ra một số ưu và nhược điểm sau:
* Ưu điểm
Quản lý môi trường trên phạm vi vĩ mô.
Đánh giá được hiệu quả một cách tổng hợp.
Định hướng được mục tiêu, chương trình hành động.
Đảm bảo tính thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các ban ngành chức năng và giữa các
địa phương.
* Nhược điểm:
Việc quản lý nhà nước chủ yếu dựa trên công cụ luật pháp, các chế tài vì thế việc thực hiện tỏ
ra cứng nhắc, chưa đồng bộ và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và quốc gia.
Nhiều tổ chức, cá nhân khi vi phạm nhưng không nhận trách nhiệm. Tuy vậy, nhà nước vẫn
chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường.
Các hình thức xử lý vi phạm còn mang tính chiếu lệ, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status