Tài liệu Cải cách hành chính: Quan trọng là cải cách cán bộ, công chức - Pdf 96

CCHC: Quan trọng là cải cách cán bộ, công chức
15:05'
10/01/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Thời gian qua, CCHC của Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần
quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, công tác cải cách
vẫn được đánh giá là chuyển biến chậm so với yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp. Thủ tục mới
nhưng con người cũ, tư tưởng cũ sẽ là một vật cản lớn trong cải cách, nhất là khi Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của WTO.

( Bài tham gia Diễn đàn VietNamNet "Hiến kế cải cách hành chính" )

Song song với cải cách thủ tục hành chính, phải cải cách con người
Cải cách hành chính (CCHC) là trọng tâm trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước ta, trong đó
cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá.
Trong cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp của lãnh đạo thành phố Hà Nội về chuyên đề CCHC, nhiều
doanh nghiệp đã thẳng thắn đưa ra nguyên nhân quan trọng khiến họ phải tìm đến môi trường đầu tư tỉnh
ngoài là thủ tục hành chính của Hà Nội còn nhiều bất cập.
Có thể nói CCHC của Thủ đô đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu
tư. Tuy nhiên, CCHC sẽ đạt hiệu quả hơn khi ý thức của cán bộ, công chức hành chính ngang tầm với
nhiệm vụ của cải cách.
Thực hiện CCHC, các cấp, các ngành của Thành phố đã rà soát, chuẩn hoá và niêm yết công khai các
thủ tục hành chính, hoàn thành cơ chế một cửa liên thông về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
trong đầu tư xây dựng, thành lập doanh nghiệp và giải quyết các công việc của người dân.
Tuy nhiên, công tác cải cách vẫn được đánh giá là chuyển biến chậm so với yêu cầu của xã hội và
doanh nghiệp. Thủ tục mới nhưng con người cũ, tư tưởng cũ sẽ là một vật cản lớn trong cải cách, nhất
là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO.
Trên thực tế, có những vấn đề đã quy định cụ thể, thủ tục thông thoáng nhưng do nhận thức, thói quen
nuối tiếc với cơ chế xin - cho của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính nên sự việc tuy dễ hoá khó
khăn.
Các thể chế hành chính, quy tắc pháp luật dù hay đến mấy nhưng chỉ nằm trên giấy tờ văn bản, muốn đi
vào cuộc sống phải thông qua con người áp dụng. Sự công tâm của họ cùng với một cơ chế trách nhiệm

Thủ tục hành chính được cải cách có thể nhanh chóng, nhưng cải cách ý thức phục vụ nhân dân của cán
bộ, công chức là một khâu quan trọng, cấp thiết và cũng là khâu khó nhất.
Công chức hành chính trước hết phải nhận thức được rằng họ chính là những người đại diện cho Nhà
nước để phục vụ nhân dân chứ không phải là người ban phát cho nhân dân quyền lợi.
Ngô Văn Nam, VP Thành ủy Hà Nội
Đến 2010 liệu 25% giảng viên là tiến sĩ có khả thi?
09:37'
10/01/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Để thực hiện được mục tiêu mỗi trường đại học có 25% giảng viên là tiến sĩ, Bộ
GD-ĐT cần phải có một chiến lược dài hạn trên cơ sở khả năng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện
nay. Còn nếu giao chỉ tiêu cho năm 2010 thì rõ ràng đây là việc làm chạy theo số lượng.
Nâng cao chất lượng trước khi đào tạo TS theo số lượng
Nguyễn Quốc Anh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tôi đã theo dõi rất nhiều bài báo viết về đề án 20.000 tiến sĩ của Bộ GD-ĐT. Đến nay, ý tưởng đến năm
2010, các trường đại học phải có tối thiểu 25% tiến sĩ mới được hoạt động thì theo tôi, chúng ta lại chạy
theo thành tích mà chưa có phương án cải tạo chất lượng.
Nếu Bộ trưởng nói hệ đào tạo tại chức là “nồi cơm” của các trường đại học, thì nay, 25% tiến sĩ sẽ là “cần
câu cơm” của các trường. Giữa “cái chết” và “sự sống” của các trường, chúng ta lấy gì để đảm bảo không
phát sinh tiêu cực trong đào tạo số lượng tiến sĩ trên?
Việc nâng cao chất lượng hướng dẫn NCS trong nước còn chưa hết tranh cãi. Vì vậy, tôi mong Bộ trưởng
có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trước, và đây sẽ là căn cứ để phát triển về số lượng như
Bộ trưởng đã nêu.
Phạm Quang Thái, Hà Nội
Liên quan đến việc đào tạo 20.000 tiến sỹ trong 10 năm tới, tôi xin có ý kiến như sau: Một điều rõ ràng mà
ai trong số chúng ta có thể thấy được rằng đội ngũ những người làm khoa học và giảng dạy ở trường đại
học của chúng ta đang thiếu trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng tiến sĩ. Tuy nhiên, nếu Bộ GD-ĐT
đưa ra một mục tiêu lớn về số lượng như vậy thì tôi sợ rằng, trong thời gian tới, việc đào tạo tiến sĩ của
chúng ta lại tiếp tục rơi vào vòng xóay chạy theo thành tích, chạy theo số lượng. Bởi thực chất chỉ còn 3
năm .
Tôi nghĩ, trong giai đoạn khoảng 10 năm tới, chúng ta hãy tập trung mục tiêu cải thiện chất lượng đào tạo

lượng? - Đội ngũ GS đào tạo TS có đủ và đảm bảo chất lượng? - Thời gian và kinh phí đào tạo có đáp
ứng được hay không?
Theo tôi, điều mà ngành giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng cần làm là chấn chỉnh kỷ cương,
nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Không phải cứ là tiến sĩ mới dạy hay
Anna, Tp. Hồ Chí Minh
Thưa thầy Bộ trưởng! Là một sinh viên, em không hiểu tại sao mọi người lại cứ cho rằng tiến sĩ mới dạy
hay? Trong thực tế, những giảng viên chỉ học thạc sĩ, hoặc thậm chí chỉ mới có bằng cử nhân vẫn có thể
dạy tốt và tạo sự hứng thú trong sinh viên. Thiết nghĩ, học vị của thầy cô không phải là điều quan trọng và
hữu ích cho sinh viên.
Sinh viên chúng em chỉ quan tâm tới việc kiến thức mà thầy cô truyền đạt có thú vị, mang tính ứng dụng
cao và cách truyền đạt của thầy cô có hấp dẫn hay không mà thôi. Mà mục đích của chỉ tiêu "số lượng
tiến sĩ" cũng là nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường đại học. Vậy, sinh viên chúng em muốn
có "chất" hơn “lượng”.
Thay vì đưa ra một số lượng tiến sĩ cao chót vót vào năm 2010, tại sao Bộ GD-ĐT không thực hiện những
cuộc sát hạch giảng viên hằng năm, khen thưởng những thầy cô có tìm tòi trong cách giảng dạy, đào tạo
những giảng viên có thực lực, nâng cao trình độ của giáo viên, thay vì "ép” các thầy cô phải có bằng tiến
sĩ mà đôi khi không phải ai cũng có điều kiện để học được?
Chỉ tiêu nâng cao số lượng tiến sĩ của Bộ trưởng là rất hay, tuy nhiên chỉ khi đảm bảo không tiêu cực
trong đào tạo tiến sĩ, đảm bảo các thầy cô là tiến sĩ ấy dạy hay, truyền đạt tốt kiến thức cho sinh viên thì
nó mới thực sự có hiệu quả.
Nguyễn Công Quế, Vinh, Nghệ An
Tôi nghĩ rằng, đối với nền giáo dục nước nhà, chúng ta đang có những "lỗ hổng" lớn trong suốt cả quy
trình đào tạo. Thật vậy, từ khâu tuyển dụng, đến khâu đào tạo, tuyển chọn đội ngũ giảng viên… đều có
“vấn đề”.
Chúng ta đã chứng kiến chất lượng nguồn lao động được đào tạo trong suốt thời gian qua như thế nào
khi những người này đi vào thực tiễn công việc.
Quan điểm phải là tiến sĩ, thạc sĩ mới được tham gia giảng dạy trong quá trình đào tạo liệu có còn phù
hợp?
Ở Singapore hay các nước tư bản khác, những người đã thành công trên cương vị doanh nhân, chính


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status