Tài liệu Một số tình huống thực tế phát sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Pdf 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
  
Bộ môn
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHÓM
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
PHÁT SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1–LỚP NH 10–K 32
BÙI THỊ XUÂN AN
MAI THỊ THUẬN
PHẠM MINH TUẤN
NGUYỄN THỊ THU TRANG
LÊ THI VĂN
TP. HỒ CHÍ MINH 2009
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


thực thì nhân viên ngân hàng của phòng giao dịch Mạc Thị Bưởi đưa ra một cách giải quyết
là đề nghị khách hàng tới chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, nơi quản lý
trực tiếp máy ATM trên đường Trần Hưng Đạo để khiếu nại, việc khiếu nại nếu thành công
thì hệ thống ngân hàng Agribank sẽ chuyển lại vào tài khoản số tiền khách hàng bị trừ.
Ngay sau đó khách hàng đã đến ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đường Đinh Công
Trứ để khiếu nại. Nhân viên ngân hàng ở đây đề xuất một giải pháp cho khách hàng, đó là
phải đến chi nhánh bất kỳ thuộc hệ thống ngân hàng Agribank yêu cầu chi nhánh đó gửi một
đề nghị kiểm tra lại tài khoản của khách hàng thuộc hệ thống Agribank đã giao dịch qua máy
ATM của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại thời điểm chính xác ngày, giờ, tháng,
năm cho chi nhánh ngân hàng hay hội sở của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nếu
sự việc đúng như khách hàng khiếu nại, sau khi ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
kiểm tra lại máy ATM vào cuối tuần, nếu phát hiện có tiền thừa phát sinh sẽ căn cứ vào tờ đề
nghị của ngân hàng Agribank để chuyển trả lại số tiền đã trừ khách hàng( gồm tiền rút và phí
giao dịch).
Khách hàng đã đồng ý và tìm tới chi nhánh ngân hàng Agribank gần đó nhất, chi
nhánh nằm trên đường Đinh Công Trứ. Sau khi trình bày xong tình huống, nhân viên ngân
hàng Agribank không đồng ý gửi đề nghị tới ngân hàng Đầu tư và phát triển mà đề nghị
khách hàng phải tới chi nhánh nơi phát hành thẻ của khách hàng để giải quyết, chứ chi nhánh
không quản lý tài khoản của khách hàng nên không biết thực sự khách hàng đã giao dịch như
thế nào.
Tình huống trên đây phát sinh khiến khách hàng không biết mình phải làm thế nào để
không bị mất tiền vô lý. Vậy cách giải quyết hợp lý và đúng cách của ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đối với khách hàng của mình là gì?
Xử lý tình huống 1:
- Việc nhân viên ngân hàng Agribank trả lời khách hàng rằng muốn gửi đề nghị hay khiếu
nại tới ngân hàng khác thì phải đến chi nhánh nơi phát hành thẻ để đề nghị, vì ngân hàng
không quản lý tài khoản của khách hàng là sai. Vì hệ thống ngân hàng có ở khắp nơi, việc
kiểm tra giao dịch và sử dụng tài khoản của khách hàng thì ngân hàng nào thuộc hệ thống
cũng có thể làm được.
- Thứ nhất, trường hợp ngân hàng Agribank nhận được giấy báo tính phí giao dịch gửi qua từ

hàng Vietinbank chi nhánh Kon Tum số tiền 50.000.000 VND, với lãi suất 9.33%/ năm, lãi
trước hạn là 0.3%/tháng, lãnh lãi định kỳ hàng tháng, cơ sở tính lãi 360 ngày. Ngày
25/09/2009 khách hàng đã nhận lãi kỳ đầu tiên. Ngày 15/10/2009, khách hàng có nhu cầu cần
tiền nên đến ngân hàng xin rút 30.000.000 VND.
Nhân viên ngân hàng tư vấn cho khách hàng có 2 sự lựa chọn:
Cách 1: Ngân hàng cho khách hàng rút 30.000.000 trên sổ tiết kiệm, và khách hàng sẽ nhận
lãi không kỳ hạn trên số tiền 30.000.000 từ ngày 25/8/2009-15/10/2009 ,còn số tiền
20.000.000 khách hàng vẫn được nhận lãi kỳ hạn 3 tháng.
Nhưng vì khách hàng đã nhận lãi 1 tháng nên ngân hàng tính lãi cho khách hàng như sau:
Lãi mà khách hàng đã nhận kỳ hạn đầu tiên ngày 25/09/2009:
Lãi= 50.000.000* 9.33%/360*31= 401708
Tại ngày 15/10/2009:
Lãi không kỳ hạn mà khách hàng nhận trên số tiền 30.000.000 tính tới ngày 15/10/2009
Lãi= 30.000.000*0.3%/30*51= 153.000 Lãi kỳ hạn mà khách hàng đã nhận trên số tiền
30.000.000 ở kỳ hạn đầu tiên:
Lãi= 30.000.000*9.33%/360*31=241.025 Vậy số tiền mà khách hàng rút ra vào ngày
15/10/2009
30.000.000+153.000 – 241025 = 29.911.975
Định khoản:
Ngày 25/8/2009 khách hàng mở sở tiết kiệm:
Nợ TK 1011: 50.000.000
Có TK 4232.3 tháng. KH X : 50.000.000
Ngày 25/09/2009 khách hàng lãnh lãi kỳ đầu tiên:
Nợ TK 801 : 241.025
Có TK 1011: 241.025
Ngày 15/10/2009: thanh toán cho khách hàng:
Nợ TK 4232.3T.KH X : 30.000.000
Có TK 801 : 88.025
Có TK 1011: 29.911.975
Cách 2: Khách hàng sẽ rút toàn bộ 50.000.000 trên sổ tiết kiệm và hưởng lãi không kỳ hạn

Định khoản
Ngày 14/07/2009 khách hàng mở sổ tiết kiệm 100.000.000
Nợ TK 1011: 100.000.000
Có TK 4232.6T. KH Y.MÃ STK 1: 100.000.000
Ngày 14/8/2009 ngân hàng dự lãi phải trả cho khách hàng Y:
Lãi= 100.000.000*10.15%/360*31= 874.027
Nợ TK801: 874.027
Có TK 4913: 874.027
Ngày 14/9/2009 ngân hàng dự lãi phải trả cho khách hàng Y:
Lãi= 100.000.000*10.15%/360*31=874.027
Nợ TK801: 874.027
Có TK 4913: 874.027
Ngày 14/10/2009 ngân hàng dự lãi phải trả cho khách hàng Y:
Lãi= 100.000.000*10.15%/360*31=845.833
Nợ TK801:845.833
Có TK 4913:845.833
Ngày 7/11/2009, ngân hàng cho khách hàng mở sổ tiết kiệm mới:
Nợ TK 1011: 50.000.000
Có TK 4232.6T. KH Y.MÃ STK 2: 50.000.000


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status