Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang
A – Lời mở đầu . 1
B – Nội dung
Chương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và
các phương pháp ứng phó. 3
1.1. Các yếu tốrủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản. 3
1.2. Các chính sách bảo hộhàng nông sản . 4
1.3. Các thịtrường sản phẩm phái sinh đểphòng ngừa rủi ro. 5
1.4. Kinh nghiệm quản trịrủi ro hàng nông sản ởmột sốnước và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 6
Chương 2: Phân tích các yếu tốrủi ro tài chính tác động đến
hàng nông sản Việt Nam. 11
2.1. Nông nghiệp – nền kinh tếchủlực của Việt Nam . 11
2.2. Giới thiệu sơlược vềcuộc điều tra khảo sát thực tế. 14
2.3. Phân tích các yếu tốrủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp . 15
Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua. 27
3.1. Cách đối phó của người sản xuất . 27
3.2. Thực trạng quản trị ởcác doanh nghiệp . 31
3.3. Các chính sách của chính phủ. 41
Chương 4: Quản trịrủi ro đối với mặt hàng nông sản ởViệt Nam. 45
4.1. Phòng ngừa rủi ro tựnhiên – xây dựng mối quan hệgiữa
nông dân và doanh nghiệp . 45
4.2. Thiết lập hệthống thông tin đến với nông thôn. 46
4.3. Phát triển thịtrường sản phẩm phái sinh . 47
4.4. Các chính sách của chính phủ. 48
4.5. Phát triển và nâng cao hoạt động dựbáo chuyên nghiệp . 49
C – Kết luận. . 50
D – Tài liệu tham khảo . 51
E – Phụlục. 52


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29383/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g bao tiêu trên nhiều mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, do việc hướng
dẫn và thực thi quyết định chưa cụ thể, thiếu các chính sách ưu đãi và biện pháp chế tài
cần thiết khi ký hợp đồng bao tiêu…việc thực hiện quyết định này chỉ mang tính
“tượng trưng”. Cả nông dân và doanh nghiệp đều phá vỡ hợp đồng nhưng không ai
làm gì được. Tại đồng bằng sông Cửu Long sản xuất vẫn còn manh mún, thiếu vùng
chuyên canh; hàng hóa từng lúc chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng nên khâu tiêu
thụ qua hợp đồng bao tiêu gặp nhiều khó khăn. Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh
giá đầu vào (xăng dầu, thức ăn, thuốc cho nuôi trồng…) tăng vùn vụt, doanh nghiệp sẽ
không dám ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản với nông dân. Điều này hoàn toàn có
cơ sở, rất khó để xác định giá thành sản xuất của các mặt hàng như lúa, cá tra… hiện
nay; doanh nghiệp cũng không đủ cơ sở để định ra giá sàn. Song, nếu doanh nghiệp và
nông dân quyết tâm và đặt niềm tin vẫn có thể thực hiện khá tốt hợp đồng bao tiêu.
Trong kết quả khảo sát những doanh nghiệp liên kết với nông dân để bao tiêu
nông sản, có 18,5% doanh nghiệp cho rằng việc bao tiêu nông sản thành công rất ít,
14,8% thành công nhiều và chiếm đa số là mức độ tương đối thành công với 66,7%.
Khi liên kết với nông dân, đa số doanh nghiệp đều gặp rủi ro là hàng không đủ số
lượng, chất lượng như đã cam kết, kế đến là khi giá tăng thì họ không bán cho doanh
nghiệp, không có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp khi sản xuất gặp khó khăn và cuối
cùng là ý thức tôn trọng hợp đồng kém.
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20 các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu
ở Đắk Lắk đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc
doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn
sau khi có cà phê nhân; nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công
nhân nhận khoán trồng và chăm sóc cà phê. Từ đó, Đắk Lắk hình thành nhiều vùng
chuyên canh cây cà phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một
nghìn ha như Công ty cà phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà
phê Việt Đức. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng cà phê với nước ngoài, cụ
thể là Liên doanh Việt Xô, Việt Đức. Vùng chuyên canh cà phê chiếm 86% diện tích
sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà phê trong toàn tỉnh. Theo khảo sát, việc
34
đầu tư vùng trồng nguyên liệu đem lại cho doanh nghiệp mức độ thành công nhiều
(37,5%) và tương đối thành công (43,8%). Bên cạnh đó, cũng có 6,3% doanh nghiệp
hoàn toàn không thành công và 12,5% doanh nghiệp thành công ít.
Hình 3.8: Mức độ thành công của doanh nghiệp khi áp dụngcác biện pháp giảm
tác động giá hàng hóa đầu vào
18.5 66.7 14.8
29.6 55.6 14.8
6.3 12.5 43.8 37.5
27.3 68.2 4.5
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Liên kết với nông dân
để bao tiêu nông sản
Dự báo giá tăng giảm
để mua trước
Tự đầu tư vùng trồng
nguyên liệu
Sử dụng công cụ
phái sinh
C
ác
b
iệ
n
ph
áp
Hoàn toàn không thành công Thành công rất ít
Tương đối thành công Thành công nhiều
Hoàn toàn thành công
Nguồn: Khảo sát thực tế
3.2.2. Đối với rủi ro lãi suất
¾ Vay VND theo lãi suất USD
Hầu hết doanh nghiệp đều dội khi phải chịu lãi suất vay vốn 20 – 21%/năm.
Càng khó hơn khi theo quy định mới, các doanh nghiệp không còn được vay vốn bằng
ngoại tệ nếu không có nhập khẩu hàng hóa. Vào thời điểm tháng 9/2008, Tổng giám
đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex cho biết lãi suất cho vay hiện tại là trên
20%/năm, tiền lãi hằng năm công ty phải trả đã tăng gần bốn lần so với cùng kỳ năm
ngoái. Chủ trương không cho doanh nghiệp xuất khẩu vay USD đã ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty và thu mua nông sản của nông dân. Do
phải vay VND với lãi suất cao, doanh nghiệp buộc mua nông sản của nông dân với giá
rẻ hơn hay chậm trả tiền. Mua được hàng, doanh nghiệp phải tìm cách bán ngay chứ
không dám trữ hàng trong kho chờ giá lên như trước.
ƒ Vì vậy, các ngân hàng đã suy nghĩ để tìm một mức lãi suất thấp nhất cho
doanh nghiệp. Lối ra đã có, đang thực hiện đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất
khẩu. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thực hiện chương trình cho
vay tiền đồng có lãi suất USD. Mức lãi suất cho vay mà Eximbank đưa ra là
8,4%/năm, chỉ bằng 60% lãi suất cho vay VND hiện hành.
35
Doanh nghiệp khi có hợp đồng hay L/C xuất khẩu, ngân hàng sẽ giải ngân vốn
VND theo lãi suất USD để thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Khi
doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng, ngân hàng sẽ mua lại số ngoại tệ đó theo tỷ giá
được hai bên thỏa thuận tại ngày ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp. Để có
được mức lãi suất cho vay thấp, Eximbank phải kết hợp nhiều nghiệp vụ về ngoại hối,
thanh toán. Với chương trình 2.000 tỷ đồng với lãi suất 8,4%/năm, chỉ sau hơn một
tháng triển khai, các doanh nghiệp đã được vay khoảng 1.000 tỷ đồng với thời hạn 3-4
tháng, phù hợp với thời hạn làm hàng xuất khẩu.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, câu chuyện cá tra, lúa
gạo tồn đọng và giảm giá trong những tháng trước đây không hẳn do thiếu vốn mà
chính là do lãi suất quá cao. Doanh nghiệp mua hàng để dự trữ chỉ là “rước nợ vào
thân”. Mua hàng sớm ngày nào phải trả lãi ngày đó, mỗi tháng khoảng 1,7% tiền lãi.
Mà vốn vay để thu mua lên đến vài tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, dù ngân
hàng Nhà nước có chỉ đạo, một số ngân hàng có bơm vốn ra nhưng doanh nghiệp chào
thua vì lãi suất quá cao. Nay trở ngại lãi suất đang dần được giải quyết nhưng nếu có
thể được, ngân hàng nên giảm thêm vẫn tốt hơn.
ƒ Mới đây, ngân hàng Á Châu (ACB) đã dành ra 20 triệu USD cho chương
trình tài trợ xuất khẩu VND với lãi suất đặc biệt. Theo ACB, lãi suất cho vay ngang
với lãi suất USD và chỉ bằng khoảng 70% lãi suất cho vay VND. ACB sẽ tập trung cho
vay vào bốn nhóm hàng xuất khẩu chính là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su...
Theo ghi nhận, một số ngân hàng cũng đang tìm hiểu để có thể áp dụng cho các
khách hàng của mình. Cuộc chạy đua cho vay lãi suất rẻ sẽ còn tiếp diễn và tất cả đều
có lợi. Các ngân hàng được lợi khi có thể bán thêm được nhiều dịch vụ khác cho khách
hàng, đặc biệt là về ngoại hối. Doanh nghiệp thì tiết giảm chi phí, qua đó duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh bình thường, giảm bớt tình trạng “đóng băng” trong thu
mua, kinh doanh mà hậu quả là hàng nông sản bị ứ đọng, giá giảm...
ƒ Rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với các hợp
đồng giao dịch bằng ngoại tệ là rủi ro tỷ giá. Với sự biến động tỷ giá trong năm 2008
và đầu năm 2009, tỷ giá ngoại tệ (USD) có thể biến động đến 3% trong ngắn hạn và
5% trong dài hạn (1 năm). Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là việc thực hiện các sản
phẩm phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá như: hoán đổi tiền tệ chéo, mua – bán
ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn tiền tệ.
Hiện tại, BID...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status