Nghiên cứu về hoạt động của E-Marketing trong thương mại điện tử - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG I – TỔNG QUAN
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài
II. Mục tiêu của đề tài
III. Phương pháp tiến hành
IV. Nội dung thực hiện và kết quả dự kiến
CHƢƠNG II – NGHIÊN CỨU VỀ E-MARKETING
I. Khái niệm
1. Các quan niệm và định nghĩa
2. Quá trình hình thành và phát triển
3. Đặc trưng cơ bản và các thế mạnh của e-marketing
4. Xu thế phát triển trên thế giới
II. Các giải pháp e-marketing cơ bản
1. Website
2. SEO, SEM
3. Email Marketing
4. Quảng cáo trực tuyến
5. M-marketing
6. Viral Marketing
7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media)
III. Giới thiệu một số mô hình tiêu biểu
1 Cổng tìm kiếm Google
2 Yahoo `
3 Facebook
4 Amazon
IV. Giới thiệu về kinh nghiệm e-marketing tại một số quốc gia tiêu biểu
1. Hoa Kỳ
2. Hàn Quốc
3. Canada
CHƢƠNG III- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
E-MARKETING TẠI VIỆT NAM
I. Phân tích cơ sở pháp lý
1. Hệ thống văn bản pháp lý về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin
2. Văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo (Nghị định và dự thảo luật quảng cáo)
3. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác (spam và privacy)
II. Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng e-marketing
1. Thực trạng về nhận thức
2. Thực trạng cung cấp dịch vụ
3. Thực trạng ứng dụng dịch vụ
4. Nhu cầu về dịch vụ e-marketing
CHƢƠNG IV- GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Giải pháp về ứng dựng và triển khai hoạt động e-marketing tại doanh nghiệp
1. Xây dựng và triển khai đồng bộ
1.1. Xác định mục tiêu
1.2. Lựa chọn phạm vi ứng dụng
1.3. Lựa chọn công cụ
1.4. Thiết kế sản phẩm
1.5. Đào tạo nội bộ
1.6. Phát triển sản phẩm và thương hiệu
1.7. Chăm sóc khách hàng
2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động emarketing
2.1. Vấn đề pháp lý
2.2. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân
2.3. Khai thác thế mạnh cộng đồng
2.4. Nâng cao nhận thức xã hội
2.5. Phát triển đồng bộ các thành tố thương mại điện tử
II . Khuyến nghị
1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp triển khai e-marketing
3. Khuyến nghị đối với người tiêu dùng
Kết luận
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài
Điện thoại phải mất 35 năm để tiếp cận với 25% dân số Mỹ, truyền hình mất 26 năm,
phát thanh mất 22 năm và điện thoại đi động mất 12 năm, còn Internet thì sao? Chỉ
mất 7 năm, trên toàn cầu đã có khoảng 1,6 tỷ người truy cập vào mạng Internet, tốc độ
tăng trưởng là 362.3% từ năm 2000 đến 2009. Tại Việt Nam, số người sử dụng
Internet đã lên đến gần 25 triệu, chiếm hơn 1/4 dân số quốc gia năm 2009.1 Đó là
những con số ấn tượng, cho thấy cơ hội kinh doanh cũng như giá trị tiềm năng mà các
giải pháp, sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin hay ứng dụng
phương tiện điện tử mang lại. Đây cũng là cơ hội hiếm có để các nhà làm chiến lược
marketing , thương hiệu sản phẩm giảm chi phí đầu tư mà vẫn mang lại hiệu quả cao
như mong đợi.
Trong bối cảnh tác động sâu sắc của công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử
đối với kinh doanh như hiện nay, marketing là một trong những hoạt động tiên phong
chịu ảnh hưởng từ những biến đổi như vậy. Để đạt tới thành công, các nhà tiếp thị
không thể chỉ đơn giản thêm một vài hoạt động kỹ thuật số vào những kế hoạch tiếp
thị truyền thống của mình. Thay vào đó, họ phải định hình lại một cách cơ bản hướng
tiếp cận tiếp thị, dựa trên những đặc trưng của truyền thống mới và tiếp thị số. Điều
này dẫn đến một cuộc đổi mới trong hoạt động tiếp thị nói chung.
Trong khi các nguyên tắc tiếp thị cơ bản như định vị và phân khúc vẫn được duy trì thì
các kênh ứng dụng phương tiện điện tử sẽ mở rộng và tăng cường cách tiếp cận của
nhà tiếp thị tới khách hàng. Tiếp thị điện tử được sử dụng và biến hóa dưới nhiều cách
khác nhau bởi sự phong phú và linh hoạt trong việc truyền tải nội dung. Trên môi
trường Internet, khái niệm về không gian, thời gian là rất mờ nhạt và e-marketing đã
tận dụng đặc điểm này để phát huy thế mạnh của mình, củng cố lợi ích mang lại cho
doanh nghiệp ứng dụng.
Tại Việt Nam, tiếp thị điện tử bắt đầu được E-marketing bắt đầu xuất hiện tại Việt
Nam khoảng 3 năm trước đây dưới nhiều hình thức khác nhau và bắt đầu được ghi
nhận dấu ấn từ đầu năm 2008. Nhìn chung, hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp được
đánh giá khá tích cực. Song, tiếp thị điện tử vẫn chưa thực sự tạo ra những bước tăng
trưởng ngoạn mục do rào cản nhận thức từ người tiêu dùng và các nhà làm tiếp thị khi
chưa có cái nhìn thấu đáo và đúng đắn về tiếp thị điện tử. Hơn nữa, tiếp thị điện tử là
1 Trích “Tiếp thị số - Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới”, tác giả Kent Wertime, Ian Fenwick;
nhà xuất bản Tri Thức 2009, trang 9

5
một vấn đề khá mới mẻ và chỉ đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, đặc biệt là trong thương mại điện tử.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu về hoạt động của e-marketing (tiếp thị điện tử) trong
thương mại điện tử” hi vọng sẽ là một tài liệu tham khảo mang tính thực tiễn cao về
các công cụ tiếp thị điện tử, cũng như những kinh nghiệm trên thế giới về việc triển
khai, ứng dụng trong hoạt động kinh doanh nói chung và thương mại điện tử nói
chung.
II. Mục tiêu của đề tài
Cho đến nay, ở trong nước hầu như chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập một cách cụ
thể về cách tiếp thị mới này. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài, tác giả và
nhóm chuyên gia mong muốn sẽ chuyển tài được 3 mục tiêu chính, đó là:
- Nghiên cứu các khái niệm, hoạt động cơ bản của hoạt động e-marketing nói chung;
- Nghiên cứu, đánh giá mức độ ứng dụng của hoạt động e-marketing trong thương mại
điện tử trên thế giới;
- Nhìn nhận lại thực trạng ứng dụng e-marketing tại Việt Nam để có những đề xuất
mang tính ứng dụng cao.
III. Phƣơng pháp tiến hành
Trong giới hạn về thời gian và nguồn lực của đề tài, phương pháp được tiến hành trong
suốt quá trình thực hiện đề tài bao gồm:
- Thu thập tài liệu: tham khảo từ các nguồn có sẵn như Internet , các báo cáo, các giáo
trình nếu có;
- Làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan;
tham vấn các đơn vị , đối tác nước ngoài;
- Khảo sát / Điều tra: đối tượng điều tra là doanh nghiệp, người tiêu dùng có ứng dụng
thương mại điện tử;
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp.
IV. Nội dung thực hiện và kết quả dự kiến
Tiếp thị điện tử (e-marketing) là một cách tiếp thị rộng lớn bao triiumfd tất cả
các phương tiện điện tử. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu e
marketing dưới góc độ tiếp thị ứng dụng Interrnet hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến.
Nghiên cứu về lĩnh vực e-marketing trong thương mại điện tử bao gồm các nội dung
chủ yếu như:
 Các khái niệm xoay quanh hoạt động e-marketing


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status