Tiểu luận Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO - pdf 12

Download Tiểu luận Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO miễn phí



Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện có hiệu quả các cam kết mà chúng ta chấp nhận trong văn kiện gia nhập WTO, Việt Nam còn phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách. Nói cách khác là, xây dựng một chiến lược pháp luật phục vụ giai đoạn “hậu” WTO. Một số nguyên tắc mới được hình thành trong giai đoạn hậu WTO như nguyên tắc đảm bảo việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không được làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc thẩm định tất cả các điều ước quốc tế được đề xuất gia nhập và ký kết; Nguyên tắc kiểm tra phù hợp với các điều ước quốc tế được đề xuất ký kết hay gia nhập với các điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc đánh giá sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế; Nguyên tắc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30102/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

về kinh tế và chính trị khi chúng ta đã có những cam kết quốc tế. Vì thế, "hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật" mà Đại hội X chỉ ra vừa là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống vừa là sự đáp ứng yêu cầu gay gắt của hội nhập.
Nếu như "văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị" như nhận định của học giả Đào Duy Anh (trong cuốn "Việt Nam văn hoá sử cương") thì giờ đây, nét văn hoá đó đang là một thách đố gay gắt khi đất nước đang tiến sâu vào tiến trình hội nhập quốc tế mà tinh thần "thượng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện những cam kết quốc tế mà nước ta là một thành viên.
2. Sự cần thiết thay đổi hệ thống pháp luật:
Kết quả rà soát sơ bộ của Bộ Tư pháp cho thấy tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được rà soát, đối chiếu và nhận thấy có liên quan trực tiếp đến các hiệp định của WTO là 325 văn bản (43 luật; 31 pháp lệnh; 102 nghị định; 8 quyết định của Thủ tướng; 1 chỉ thị của Thủ tướng; 66 thông tư; 71 quyết định của bộ trưởng; 1 công văn của các bộ, ngành; 2 văn bản của Tòa án Tối cao).
 Tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết WTO là 44 (16 luật, 1 pháp lệnh, 18 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng; 8 văn bản cấp bộ); được kiến nghị ban hành là 42 (8 luật, 3 pháp lệnh, 14 nghị định, 17 văn bản ở cấp bộ). Đó là chưa kể các văn bản cần được ban hành để thực thi quyền lợi của thành viên trong quan hệ thương mại quốc tế với các nước.
Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc tế song phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó.
Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng trực tiếp của các cam kết quốc tế, nhưng Luật Điều ước quốc tế 2005 chưa giải quyết được mối quan hệ của điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng mà Luật điều ước quốc tế đã tính đến là sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị định thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam.
Môi trường pháp lý chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính của WTO. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nước ta. Nhiều rào cản thủ tục hành chính chưa thông thoáng. Ðiều đó các doanh nghiệp không thể tự tháo gỡ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng.
Chúng ta đã chủ động đổi mới thể chế kinh tế quốc tế và quá trình này diễn ra theo hai cách, thứ nhất, tiệm tiến, bước đi trước tạo điều kiện cho bước sau, đảm bảo cho chúng ta giữ được sự ổn định cần thiết. Vì thế mà chúng ta chủ động. Những định chế của WTO rất phức tạp, nó gắn với quá trình cải cách pháp luật và thể chế trong nước.
Gia nhập vào năm 2006 là đúng thời điểm vì thể chế pháp luật trong nước đã tương đối hoàn chỉnh và được điều chỉnh, nó cho phép chúng ta được chủ động bước vào sân chơi. Tất nhiên trong quá trình đàm phán bao giờ cũng có rượt đuổi nhưng bao giờ cũng phải chủ động.
Để môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cần thiết.
II. Những việc cần làm để hội nhập:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Xây dựng một nền tư pháp có chất lượng, trong sạch và hiệu quả cũng như cải cách nền hành chính quốc gia. Khi mà đất nước đã là thành viên của những tổ chức quốc tế đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của tổ chức đó chứ không thể như trước đây, khi chưa phải là thành viên. Vả chăng, hoàn thiện về pháp luật cũng như cải cách về hành chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội nhập và cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của nước ta. Một chi tiết nhỏ chưa hoàn thiện của hệ thống luật pháp cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của hàng trăm doanh nghiệp và đất nước trong cuộc chơi WTO.
Chẳng hạn như, khi là thành viên của WTO thì trợ giúp tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp bị xem là bất hợp pháp vì người ta gọi điều đó là hành vi bóp méo thương mại. Bởi lẽ, sự trợ giúp đó chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp nhà nước, tạo đặc lợi cho thiểu số nhưng lại gây hại cho cả nền kinh tế. Điều đó là bất công vì đặc lợi ấy có được không từ sản xuất và sự cạnh tranh lành mạnh, công khai.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp là không thể không có, chỉ có điều, đó là sự trợ giúp pháp lý thay vì trợ giúp tài chính trực tiếp. Điều này khó hơn vì sự trợ giúp pháp lý đòi hỏi Nhà nước phải tự thay đổi mình. Phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, phải đưa ra được chủ trương, chính sách tốt và kịp thời, đồng thời, phải nâng cao năng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực thi các chủ trương, chính sách ấy có hiệu quả. Cải cách hành chính, xóa bỏ tiêu cực, trước hết là tập quán xin - cho, làm trong sạch bộ máy các cấp... đó là sự trợ giúp "đúng luật" để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết. Trước hết tập trung vào soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật; Xoá bỏ mọi hình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá và dịch vụ. Đối với những mặt hàng hiện còn áp dụng cơ chế nhà nước định giá, phải xác định lộ trình thực hiện nhanh giá thị trường để các doanh nghiệp tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh;
Công bố công khai quy trình tác ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status