Đề án Kế toán thiệt hại trong sản xuất - pdf 12

Download Đề án Kế toán thiệt hại trong sản xuất miễn phí



Thiệt hại trong xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại và thiệt hại ngừng sản xuất. Việc hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất giống như trong doanh nghiệp công nghiệp công nghiệp. Đối với thiệt hại về phá đi, làm lại kế toán cần mở sổ theo dõi riêng.
Trong quá trình thi công xây lắp có thể có phát sinh khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên A, bên doanh nghiệp xây lắp gây ra hay do nguyên nhân khách quan.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30625/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

38 dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán về các khoản phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở TK 131-Phải thu của khách hàng và TK 136-Phải thu nội bộ.
*Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoàn này gồm các nghiệp vụ sau:
1.Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, còn chờ xử lý.
2.Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá, tiền vốn… đã được xử lý bắt bồi thường.
3.Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi.
4.Các khoản phải thu về cho thuê TSCĐ (đối với doanh nghiệp không chuyên kinh doanh về hoạt động cho thuê tài sản) vốn và lãi đầu tư tài chính( góp vốn liên kết kinh tê, đầu tư chứng khoán) và các khoản phải thu khác.
5.Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hay chờ xử lý.
6.Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhân uỷ thác, nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hay nộp hộ các loại thuế.
7.Khi lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải phân loại tuổi nợ của các đối tượng phản ánh ở TK138-phải thu khác ở thời điểm lập báo cáo tài chính có thời hạn phải thu hay ứng trước trên một năm để trình bày tại các khoản mục “Phải thu dài hạn khác”( Mã số 213) của mục “Các khoản phải thu dài hạn”( Mã số 210) (nếu có số dư Nợ) hay tại khoản mục “Phải thu dài hạn khác” ( Mã số 323) của mục “Nợ dài hạn” (Mã số 320) (nếu có số dư Có) của bảng cân đối kế toán.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138-phải thu khác
Bên Nợ: - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết
- Phải thu của cá nhân tập thể ( trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay.
- Các khoản nợ và tiền lãi phải thu khác
Bên có: - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
Số tiền đã thu được về lãi đầu tư các khoản nợ phải thu khác.
Số dư bên Nợ: Các khoản nợ khác còn phải thu
Tài khoản này có thể có số dư bên có.Số dư bên có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu( Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
*Tài khoản 138 có hai tài khoản cấp hai:
- TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý: phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi.
Chỉ hạch toán vào TK1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát hư hỏng tài khoản của doanh nghiệp phải chờ xử lý.
Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý thì ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua TK 1381
- TK 1388 - Phải thu khác: phản ánh các tài khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các tài khoản 131, 136 và tài khoản 1381.
II/ Kế toán thiệt hại trong sản xuất.
1.Kế toán sản phẩm hỏng
1.1 Định nghĩa
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hay đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan chất lượng, mẫu mã quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhânb liên quan trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp hành kỷ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên…
Tạo ra sản phẩm hư hỏng là gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nếu không có biện pháp kiểm tra chặt chẽ để sản phẩm hỏng đưa ra thị trường thì tổn thất này có thể hết sức lớn lao liên quan đến uy tín sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nói đến sản phẩm hỏng cần phân biệt làm hai trường hợp: Sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng ngoài định mức ( hay vượt định mức quy định.
a.Sản phẩm hỏng trong định mức: bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu thu hồi … được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
b.Sản phẩm hỏng ngoài định mức: bao gồm những sản phẩm hỏng vượt qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì các khoản thiệt hại về mặt chi phí liên quan đến nó không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà xử lý tương ứng với những nguyên nhân gây ra.
1.2 Hạch toán
a. Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được:
Tuỳ sản phẩm hỏng nằm trong định mức hay ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung của từng khoản chi sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, hay theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối tượng có liên quan.
*Nội dung và trình tự hạch toán
1) Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh:
Nợ TK 621. 622
Có TK liên quan
2) Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh:
Nợ TK 154(sản phẩm hỏng)
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627--->nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung
3) Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh:
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo)àtính vào giá thành
Nợ TK 1388 àbắt bồi thường
Nợ TK 811 àTính vào chi phí khác
Có TK 154 (sản phẩm hỏng) àchi phí sửa chữa được
b. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
1) Căn cứ vào giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được ghi:
Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng)
Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) à phát hiện trong quá trình sàn xuất.
Có TK 155 àphát hiện trong kho thành phẩm
Có TK 157 àhàng gửi bán bị trả lại
Có TK 632 àhàng đã bán bị trả lại
2) Căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi được để ghi:
Nợ TK 152 (phế liệu)
Có TK 154 (sản phẩm hỏng)
3) Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi:
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) àtính vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 1388 àbắt bồi thường
Nợ TK 811 àtính vào chi phí khác
Có TK 154 (sản phẩm hỏng) àkhoản thiệt hại về sản phẩm hỏng
Nhận xét: Việc sử dụng chi tiết của tài khoản 154 để theo dõi chi phí về sản phẩm hỏng là phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay bởi chi phí về sản phẩm hỏng có thể được tính vào giá thành hay phải xử lý vào các tài khoản khác nhưng điều này không thể xác định ngay lúc phát sinh, nói cách khác việc xử lý chi phí về sản phẩm hỏng lại có sự gián đoạn về mặt thời gian kể từ lúc phát sinh chi phí đến lúc được xử lý để kết chuyển. Suy cho cùng chi phí về sản phẩm hỏng trong thời gian chưa xử lý là m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status