Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 - pdf 12

Download Đề tài Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 2
1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 2
1.1. Khái niệm công nghệ 2
1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ 2
2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ 3
2.1. Chỉ tiêu định lượng 3
2.1.1. Tỷ trọng máy móc thiết bị được hiện đại hóa : 3
2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi đổi mới công nghệ : 4
2.1.3. Chỉ tiêu gia tăng năng suất lao động : 4
2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đổi mới công nghệ tác động đến mức tăng lợi nhuận: 4
2.2. Chỉ tiêu định tính: 5
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 5
1. Đặc trưng công nghệ ngành Dệt may Việt Nam 5
1.1. Tính đồng bộ về trình độ công nghệ trong ngành Dệt may còn thấp 5
1.2. Trình độ công nghệ lạc hậu 6
2. Sự cần thiết phải đầu tư đổi mới công nghệ 6
2.1. Đổi mới công nghệ nhằm phát huy vai trò của ngành dệt may Việt Nam với sự phát triển kinh tế xã hội 6
2.1.1. Góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình CNH-HĐH đất nước 6
2.1.2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
2.1.3. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước 7
2.2. Đáp ứng nhu cầu công nghệ của ngành 7
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 9
I. KHỐI LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUÒN VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 9
1. Khối lượng vốn đầu tư 9
2. Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ 10
2.1. Nguồn vốn trong nước 10
2.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước 10
2.1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 11
2.1.3. Nguồn vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp 12
2.2. Nguồn vốn nước ngoài 12
II. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 14
III. NỘI DUNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 16
1. Thiết bị kéo sợi 17
2. Thiết bị, công nghệ dệt thoi 18
3. Thiết bị, công nghệ dệt kim 18
4. Thiết bị, công nghệ ở khâu in nhuộm, hoàn tất 18
5. Đầu tư cho thiết bị, công nghệ ngành may 19
6. Đầu tư nguồn nhân lực ngành dệt may 20
IV. HẠN CHẾ TRONG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 23
1. Hạn chế 23
1.1. Lượng vốn đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn thấp 23
1.2. Đầu tư đổi mới công nghệ vẫn thiếu đồng bộ 23
1.3. Hiệu quả của vốn đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp 24
2. Nguyên nhân 24
2.1. Khó khăn về vốn đầu tư 24
2.2. Sự liên kết giữa ngành dệt và may chưa hiệu quả 24
2.3. Chưa có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ đúng đắn 25
2.4. Ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu 25
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 26
1. Định hướng 26
2. Mục tiêu 26
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 28
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư 28
2. Giải pháp lựa chọn cách đầu tư 29
3. Giải pháp đổi mới công nghệ 29
3.1. Về công nghệ 29
3.1.1. Công nghệ nhập từ nước ngoài 29
3.1.2. Công nghệ trong nước 31
3.2. Về đào tạo nguồn nhân lực 32
KẾT LUẬN 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30621/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iển vọng hơn là nguồn vốn từ nước ngoài.
2.2. Nguồn vốn nước ngoài
Đây là nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển. Một mặt nó giải quyết tình trạng thiếu vốn cản trở quá trình đổi mới công nghệ, mặt khác nước nhận đầu tư sẽ thu được lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích nhằm mục đích lợi nhuận với ba hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu chúng ta kêu gọi và khuyến khích đầu tư FDI đúng hướng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nước ta, phát huy được lợi thế so sánh của nước ta và tạo điều kiện giúp chúng ta có thể tiếp thu những công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại của thế giới.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là khoản viện trợ hoàn lại hay vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vay lớn của các chính phủ, tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. ODA cho ngành dệt may thời gian qua chủ yếu là dành cho xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng cho ngành và hỗ trợ công tác xuất khẩu.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn các doanh nghiệp vay từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài lãi suất cao, thời hạn trả nợ nhanh đáp ứng mục tiêu đầu tư ngắn hạn như: hỗ trợ nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu nước ngoài, thâm nhập thị trường, nhập khẩu máy móc thiết bị…
Giai đoạn 1991-1996, đầu tư nước ngoài đạt 985,76 triệu USD; trong đó hình thức liên doanh liên kết có tổng vốn đầu tư là 126,77 triệu USD chiếm 87,14%. Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may có 88 dự án với tổng vốn đầu tư là 189,46 triệu USD; hình thức liên doanh liên kết chiếm 35,13%, loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 64,87%.
Trong năm 2006 hứa hẹn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. Điển hình là hội nghị tài trợ và đầu tư cho ngành dệt may lần đầu tiên tổ chức vào 2/6/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 30 ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, 150 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam và các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài với mục đích chính là xúc tiến đầu tư vào Dệt may Việt Nam.
Theo hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Tập đoàn Pamatex Berhad (Malaixia) với vốn đầu tư hơn 100 triệu USD đã được cấp phép đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) quyết định đầu tư xây dựng 1 nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) sau khi đã đầu tư 1 nhà máy may tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc ( thành phố Hồ Chí Minh) và một nhà máy dệt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch I (Đồng Nai). Qua các sự kiện trên cho thấy triển vọng huy động vốn cho ngành từ đầu tư nước ngoài là rất lớn.
Hiện nay, trong tất cả các nguồn vốn trong và ngoài nước thì vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, vốn tín dụng thương mại chiếm 30%, ODA là 20%, vốn tự có và ngân sách là thấp nhất.
II. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Đa số các doanh nghiệp sử dụng kết hợp nhiều cách, rất ít doanh nghiệp chỉ sử dụng một cách đổi mới công nghệ. Trong đó, tự tổ chức nghiên cứu được tiến hành song song với việc mua công nghệ mới nhằm mục đích tăng hiệu quả ứng dụng và vận hành công nghệ.
Bảng 5: cách đầu tư đổi mới công nghệ của 64 doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
cách đầu tư
Tỷ lệ
(%)
Tự tổ chức nghiên cứu và thiết kế trong nội bộ doanh nghiệp
32
Hợp tác với cơ quan khoa học nước ngoài
26
Hợp tác với cơ quan khoa học trong nước
5
Bắt chước thiết kế lại theo mẫu
54
Mua công nghệ từ trong nước
20
Mua công nghệ từ nước ngoài
54
Liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong nước
20
Liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài
23
Thuê tư vấn trong nước
18
Thuê tư vấn nước ngoài
3
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu trên thấy rằng đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức khép kín, ít có sự giao lưu hợp tác với nước ngoài. cách được áp dụng nhiều nhất là mua công nghệ từ nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu đều được 54% doanh nghiệp áp dụng. Hai cách này có chung một ưu điểm là đều tiết kiệm được thời gian và chi phí nghiên cứu. Đặc biệt với cách mua công nghệ từ nước ngoài thì có thêm một số ưu điểm như:
Tạo được sự tiến bộ đáng kể về thương mại và kỹ thuật thông qua việc mua công nghệ từ nước ngoài: Khi mua công nghệ thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận được sự cung cấp tài liệu và huấn luyện đầy đủ để nâng cao kiến thức của mình trong vận hành và sử dụng công nghệ, từ đó tăng khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và áp dụng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm một cách thành công. Đôi khi sự giúp đỡ thêm về tài chính, tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm của bên cung cấp còn mở ra một khả năng thương mại cho các doanh nghiệp của chúng ta.
Được tiếp xúc, trao đổi thông tin và kinh nghiệm với bên cung cấp công nghệ nhằm phục vụ cho lợi ích của mình: Ngoài khả năng có những tiến bộ trực tiếp về thương mại và công nghệ, sự hợp tác này còn đem lại cho các doanh nghiệp dệt may sự tiếp xúc và đối thoại thường xuyên với nhà cung cấp nước ngoài. Các doanh nghiệp sẽ có địa chỉ của nhà cung cấp để giải đáp những thắc mắc của mình và có nguồn thông tin để giải quyết những vấn đề khác, được phổ biến tình hình thực tế về những cải tiến và sáng kiến, các thị trường và xu hướng phát triển. Các doanh nghiệp nên tận dụng những thông tin có giá trị đó. Ngoài ra bên nhận công nghệ còn có thể sử dụng kinh nghiệm của bên cung cấp để sử dụng công nghệ có hiệu quả.
Có thể có được những điều khoản hợp đồng có lợi: Việc đàm phán hợp đồng tiếp nhận công nghệ có thể tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên,việc mua công nghệ từ nước ngoài cũng có nhiều hạn chế, có thể gây cho các doanh nghiệp dệt may nhiều rủi ro
Thứ nhất, bên nhận công nghệ sẽ trở nên thụ động, bị lệ thuộc vào cơ quan nước ngoài đến khi nào nắm vững đầy đủ và thích ứng tới mức cần thiết công nghệ với điều kiện của mình. Mua công nghệ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không tự nghiên cứu trong nội bộ và như vậy thì doanh nghiệp sẽ đánh mất sự chủ động sáng tạo, công tác tổ chức nghiên cứu sẽ không thể phát triển được. Thậm chí còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp phải thay đổi điều kiện của mình để có thể tiếp nhận công nghệ.
Thứ hai, có thể có rủi ro, thất bại về kỹ thuật khi được chuyển giao: Với trường hợp mua công nghệ đã qua sử dụng thì rủi ro mua phải công nghệ đã quá lạc hậu là rất lớn. Còn đối với công nghệ mới thì mặc dù đã được xem xét cẩn thận vẫn còn có những rủi ro do n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status