Tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long - pdf 12

Download Đề tài Tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long miễn phí



Bộ phận tài chính của công ty được tổ chức khá chặt chẽ và cách làm việc khá
khoa học. Phòng tài chính - kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán phân tán phân
cấp, do đó, việc tổng hợp số liệu còn phải mang tính chọn lọc, đúng theo sự phân cấp,
đúng theo chế độ hạch toán kế toán chứ không phải là sự cộng dồn đơn thuần giống
như chỉ có mô hình phân tán. Sự chọn lọc thông tin, số liệu từ cấp dưới lên cấp trên và
tới khi tập trung toàn công ty phải là sự tổng hợp, chọn lọc đa cách phù hợp
với yêu cầu hạch toán và yêu cầu quản lý. Chính đặc điểm này của bộ phận tài chính
Công ty góp phần làm cho công tác tài chính của công ty diễn ra thuận lợi và hiệu
quả, đảm bảo thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán mà Nhà nước đặt ra, tạo
điều kiện cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn nữa


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30557/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ử dụng
cho các khoản sau:
1. Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định;
2. Trả các khoản phạt quy định không được tính vào chi phí kinh doanh;
3. Lập các quỹ đặc biệt;
4. Chia lãi cho các đối tác liên doanh;
5. Trích lập các quỹ doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển không nhỏ hơn
50%; Quỹ dự phòng tài chính 10% và số dư không vượt quá 25% vốn
điều lệ; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5% và số dư không vượt quá
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 21 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
6 tháng lương; Quỹ khen thưởng phúc lợi không vượt quá 2 hay 3 tháng
lương;
+ Đối với công ty cổ phần, toàn bộ lợi nhuận sau thuế được dùng để trích
lập quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận) cho đến khi số dư quỹ bằng 10%
vốn điều lệ. Số còn lại tuỳ từng trường hợp vào chính sách phân phối của công ty trong
từng thời kỳ, do đại hội cổ đông quyết định.
1. Quỹ tái đầu tư khoảng 15-45 %
2. Quỹ nghiên cứu phát triển và đào tạo khoảng 5-10 %
3. Quỹ dự phòng rủi ro khoảng 0-5 %
4. Quỹ khen thưởng và phúc lợi tối thiểu 10 %
5. Số còn lại là cổ tức chia theo cổ phần
• Nguồn tài chính do điểu chỉnh cơ cấu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có những tài
sản cố định đầu tư sai mục đích hay không phát huy được tác dụng hay do
những sai lầm trong cơ cấu đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động dẫn
đến co sự chênh lệch bất hợp lý. Quá trình điều chỉnh cơ cấu này dẫn đến có
những tài sản cố định được bán, được thanh lý trước thời hạn, cho thuê hay
tái cho thuê…hình thành một số vốn nhất định phục vụ cho mục đích đầu tư
hiện đại hoá hay mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. cách
này không làm tăng tổng số vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại giúp doanh
nghiệp giảm sự lãng phí vốn và tận dụng hết khả năng hiện có. Điều chỉnh
cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời bán tài sản cố định dư thừa, làm việc
không hiệu quả và giảm lượng lưu kho tài sản lưu động không cần thiết.
Công việc này cần được xem xét trên cơ sở thường xuyên kiển tra, tính toán
và kết quả công tác định mức.
 Nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp
 Căn cứ vào theo thời gian hoàn trả thì nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh
nghiệp chia thành nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn.
• Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản vốn mà
doanh nghiệp phải hoàn trả trong thời hạn 1 năm, bao gồm: tín dụng
thương mại, tiền đặt cọc, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ (như chậm thanh toán
cho người lao động, chậm trả tiền thuê nhà,….). Có 2 loại:
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn: Hình thức phát sinh
thường xuyên và có quy mô lớn là tín dụng thương mại. Đây là hình
thức mua hàng hoá của các bạn hàng mà chưa thanh toán tiền.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 22 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn: Thông thường các nguồn vay
ngắn hạn của doanh nghiệp là từ các định chế tài chính. Những khoản
vay này có thể phải bảo đảm, song cũng có thể nhận được từ nhà tài trợ
mà không cần bất cứ sự đảm bảo thanh toán nào. Việc đảm bảo thanh
toán có thể là tín chấp, thể chấp, ….
• Nguồn tài trợ dài hạn là những khoản tiền có thời gian sử dụng dài
hơn một năm kể từ ngày đầu tiên nhận được chúng. Nguồn tài trợ dài
hạn thường được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải…. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài trợ này
từ nhiều nguồn tài trợ: tín dụng thuê mua trả góp, vay dài hạn, phát hành
trái phiếu, cổ phiếu…
 Căn cứ theo đối tượng cung ứng vốn thì nguồn tài trợ từ bên
ngoài chia thành các loại sau:
• Vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp:
Doanh nghiệp Nhà nước được một lượng vốn xác định từ Ngân
sách nhà nước cấp. Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều
điều kiện ngặt cùng kiệt như các hình thức huy động khác. Hiện nay, đối
tượng được cung ứng vốn theo hình thức này thường là các doanh
nghiệp nhà nước được nhà nước xác định có vai trò là công cụ điều tiết
kinh tế, hay các dự án công ích, hay các dự án lớn có tầm quan trọng
đặc biệt do nhà nước trực tiếp đầu tư.
• Vốn qua phát hành cổ phiếu:
Đây là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị
trường chứng khoán. Đặc trưng của hình thức cung ứng vốn này là
doanh nghiệp dễ dàng tăng được lượng vốn mà không cần tăng nợ bởi
người mua cổ phiếu đều trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
chỉ có những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu mới có thể
huy động vốn theo cách này, đồng thời doanh nghiệp còn phải công khai
các thông tin tài chính theo luật.
• Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn:
Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng. Hình thức
này khác với phát hành cổ phiếu ở chỗ nó mang đặc trưng cơ bản là tăng
vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu cần có
sự giúp đỡ của ngân hàng thương mại và chỉ có những doanh nghiệp
thoả mãn được các điều kiện theo luật định mới có thế phát hành trái
phiếu.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 23 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại:
Đây là mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng thương mại và doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn lớn, đúng hạn và
có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án nếu có yêu cầu
đầu tư lớn. Để có thể huy động vốn theo cách này doanh nghiệp phải có
uy tín, chấp nhận các thủ tục vay vốn ngặt nghèo, và phải đảm bảo khoản
vay của mình bằng cách thế chấp, tín chấp,… và phải chịu sự kiểm soát
của ngân hàng trong thời hạn vay đối với mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
• Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp:
Tín dụng thương mại là hình thức doanh nghiệp chiếm dụng số tiền
nợ khách hàng của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Có 2
hình thức tín dụng thương mại chủ yếu:
+ Doanh nghiệp mua máy móc thiết bị theo cách trả chậm. Tức
là doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị và dùng ngay nhưng chưa
phải thanh toán tiền ngay, số tiền còn nợ này là số tiền mà doanh nghiệp
chiếm dụng được của người cung ứng trong một khoảng thời gian.
+ Vốn khách hàng ứng trước. Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp
đồng đặt hàng khách hàng thường phải trả trước một lượng tiền hàng
hay đặt cọc một số tiền nhất định, và doanh nghiệp được sử dụng khoản
tiền này mặc dù chưa sản xuất hay cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
• Tín dụng thuê mua:
Hình thức này được thực hiện giữa doanh nghiệp thuê mua thiết bị
và nhà cung cấp thiết bị cho thuê mua. Với tín dụng thuê mua, doanh
nghiệp không những nhận được máy móc thiết bị và các hướng dẫn kỹ
thuật cần thiết mà còn tránh được những tổn thất do mua máy móc
không đúng yêu cầu hay mua nhầm và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status