Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại thủy sản - pdf 12

Download Đề tài Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại thủy sản miễn phí



Thuỷ sản Việt Nam là một mặt hàng có sức cạnh tranh cao do chi phí nhân công và nguyên vật liệu thấp hơn so với các nước phát triển. Do đó, xuất khẩu sẽ mang lại cho Công ty nhiều giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, thị trường nội địa vẫn là một thị trường rất tiềm năng do nhu cầu sử dụng thủy hải sản của người Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm thay thế cho những sản phẩm từ thịt, trứng, có nhiều cholesterol hơn.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31729/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n thời gian gần đây có những bước tiến rõ rệt, chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng giống thủy sản như cá tra chọn giống thế hệ thứ hai, có tốc độ sinh trưởng cao hơn các đàn cá hiện nuôi là 13%; nghiên cứu khép kín vòng đời tôm sú thành công, mở ra triển vọng chủ động nguồn tôm sú bố mẹ, giảm phụ thuộc vào tôm bố mẹ khai thác tự nhiên và nhập khẩu; ứng dụng công nghệ vi phẫu tuyến Androgenic tạo tôm càng xanh toàn đực có tốc độ sinh trưởng nhanh và kích cỡ tôm thương phẩm lớn hơn khi thu hoạch.
Đi cùng với đó là xây dựng các công nghệ nuôi thâm canh cá tra, tôm sú, tôm thẻ trong hệ thống đa ao, đa chu kỳ, hệ thống nuôi tôm ít thay nước, nuôi cá lồng bè, đặc biệt là phát triển hệ thống nuôi cá ở các vùng biển mở.
Một số nghiên cứu nâng cao chất lượng giống và công nghệ nuôi ở nước ta đã tiếp cận hay vượt trình độ trong khu vực. Chẳng hạn nuôi cá tra đạt năng suất 150- 400 tấn/ha, trung bình 200 tấn/ha, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới nuôi cá đạt năng suất như vậy trong hệ thống ao cỡ lớn; Việt Nam và Ấn Độ là hai nước đi đầu ứng dụng công nghệ tạo tôm càng xanh toàn đực ở quy mô sản xuất; Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất 20- 25 tấn/ha/vụ tương đương với các nước Trung Quốc, Thái Lan…
Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta cũng gặp một số trở ngại đó là nuôi nhỏ lẻ, hạ tầng thấp kém, sử dụng tiêu hao nhiều nguồn nước còn khá phổ biến. Nuôi thâm canh, ít sử dụng nước, vùng nuôi đạt tiêu chuẩnthực hành nông nghiệp tốt GAP (Good Agricultural Practices)còn ít, rủi ro dịch bệnh còn lớn và chi phí sản xuất còn cao đã hạn chế hiệu quả sản xuất. Việc lưu giống thuần, giống gốc là cơ sở quan trọng trong nâng cao và duy trì chất lượng giống thủy sản chưa đảm bảo về cơ sở hạ và kinh phí. Các nghiên cứu về thức ăn, vacxin hạn chế cả về trình độ và kết quả ứng dụng trong sản xuất.
2.2.4. Nhân tố VH- XH
Để có thể thành đạt tong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố văn hóa – xã hội.
Văn hóa là môi trường tổng hợp, bao gồm: kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức, phong tục và bất cứ khả năng thói quen nào được con người chấp nhận. Vì vậy , văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi mỗi cá nhân, hành vi người tiêu dùng.
Về sắc thái văn hóa, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống vừa lại chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hóa in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua. Ngành thủy sản Việt Nam cũng chịu tác động không ít, đặc biệt công ty cũng xuất khẩu ra nước ngoài nhiều mặt hàng thủy sản vì vậy sẽ chịu rất nhiều bởi các yếu tố tác động của văn hóa, xã hội trên các nước nhập khẩu như các nước EU, Nhật Bản, Mỹ...
2.2.5 Đánh giá cường độ cạnh tranh
Các rào cản gia nhập ngành thủy sản cũng tương đối lớn như: Đầu tư ban đầu với qui mô lớn, muốn đi vào ổn định sản xuất đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian dài. Chịu những áp lực lớn từ vụ kiện chống phá giá cá da trơn (năm 2003) và tôm nước ấm đông lạnh (năm 2004) của Mỹ áp dụng cho 6 nước nhập khẩu lớn vào Mỹ, trong đó có Việt Nam vì vậy với các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào ngành cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Các rào cản kỹ thuật hiện đại cũng như việc phải tham gia làm thành viên của các tổ chức nhằm bảo vệ thiên nhiên và hệ sinh thái trên biển, khai thác xử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trên biển… đã đặt ra cho ngành thuỷ sản nhiều trở ngại mới nếu như chúng ta không thực hiện đúng các qui định ở các thị trường và tham gia làm thành viên của các tổ chức bảo vệ đa dạng sinh học trên biển cũng đồng nghĩa với việc hàng thuỷ sản của Việt Nam không được bán ở các thị trường này. Vì vậy để gia nhập ngành không phải công ty nào cũng có thể vượt qua được rào cản này.
Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng: Đối với ngành thủy sản thì trên thị trường có rất nhiều các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực khác nhau như: Công ty cổ phần Vietfish, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn (SEANAMICO), Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung- Seaprodex Danang, Công ty Công nghiệp Thủy sản (Seameco),… Vì vậy khách hàng có rất nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm cùng loại có thương hiệu từ các nhà cung ứng khác nhau khi tiêu dùng. Nhất là những khách hàng khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ thì quyền lực thương lượng các nhà cung ứng là thấp hơn nhiều.
Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: trên thị trường thủy sản hiện nay có rất nhiều thị trường lớn không chỉ trong nước mà còn ra nước ngoài. Và trên thị trường cũng có rất nhiều các nhà cung ứng khác nhau. Vì việc tiêu dùng những sản phẩm này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Nên việc lựa chọn sử dụng sản phẩm được người tiêu dùng xem xét rất kỹ lưỡng. Vì thế mà khách hàng có quyền thương lượng cao hơn nhà cung ứng, đặc biệt là những khách hàng khó tính trên thị trường quốc tế.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam không chỉ đối mặt với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài cũng chịu nhiều áp lực từ các đối thủ tại nước nhập khẩu đó, và phải chịu nhiều rào cản về thuế quan hay các thông luật quốc tế. Có thể đánh giá cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là cao.
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng. Yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đối những sản phẩm này là rất cao. Vì vậy, khi các sản phẩm về thủy hải sản không đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì rất dễ dàng bị người tiêu dùng loại bỏ và tiêu dùng sản phẩm khác, như các sản phẩm từ gia xúc, gia cầm hay các loại rau quả có thể đảm bảo an toàn vệ sinh và cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con người.
Quyền lực của các bên liên quan khác như: nhà nước, các cổ đông, các hiệp hội thương mại… Đối với ngành thủy sản Việt Nam thì chịu sự tác động rất nhiều từ các chính sách điều tiết của nhà nước như luật thủy sản 2003, các luật chống bán phá giá các sản phẩm chế biến thủy hải sản ra nước ngoài… Ngoài ra còn các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế, trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với xã hội, giữ can bằng siinh thái. Đối với Incomfish là 1 công ty cổ phần thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn chịu sự giám sát của các cổ đông liên quan đến các vấn đề như: giá cổ phiếu hay lợi tức trên mỗi cổ phiếu mà họ nhận được.
Từ việc phân tích các yếu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status