Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU . . . i
DANH MỤC HÌNH VẼ . . . ii
DANH MỤC VIẾT TẮT . . . iii
LỜI MỞ ĐẦU. . . .5
CHƯƠNG 1 Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng
khoán Việt Nam. . . . .7
1.1. Sự cần thiết khách quan thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường
chứng khoán. . . .7
1.1.1. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam. .7
1.1.2. Sự cần thiết khách quan thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị
trường chứng khoán. . . . . 11
1.2. Vài nét về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. . . . . 14
1.2.1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài và các hình thức đầu tư vào thị
trường chứng khoán Việt Nam. . . . 14
1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. . . 16
1.2.3. Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam từnăm 1990 đến nay. . . . . 17
1.2.4. Một vài tác động tiêu cực của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. . 18
1.3. Những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. . . . 22
1.3.1. Bối cảnh chính trị, hệ thống pháp luật. . . 23
1.3.2. Tiềm năng thị trường, trung gian tài chính. . . 24
1.3.3. Chất lượng thông tin. . . . 24
1.3.4. Biện pháp kiểm soát dòng vốn. . . 24
1.3.5. Chính sách tỷ giá hối đoái. . . . 25
1.3.6. Lạm phát- lãi suất. . . . 25
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới về tác động của nhân tố thị trường tới lượng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán. . . 26
1.4.1. Các bài nghiên cứu dùng nhân tố chất lượng thông tin để đánh giá tác
động. . . . . 26
1.4.2. Các bài nghiên cứu dùng nhân tố kiểm soát vốn làm trung tâm. . 28
1.4.3. Các bài nghiên cứu với nhân tố chính là Tỷ giá hối đoái và Lạm phát. . 30
Kết luận chương 1 . . . . 31
CHƯƠNG 2 Tác động của các nhân tố thị trường trong việc thu hút vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán. . . 32
2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị tường chứng khoán
Việt Nam. . . . . 32
2.1.1. Giai đoạn từ 1991-1997. . . . 32
2.1.2. Giai đoạn từ 1997-2000. . . . 33
2.1.3. Giai đoạn từ 2000-2007. . . . 34
2.1.4. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay . . 44
2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và mức độ đầu tư của nhà
đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. . . 48
2.2.1. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng
khoán với tăng trưởng kinh tế vĩ mô Việt Nam. . 49
2.2.2. Kiểm định tác động của các nhân tố thị trường: Tỷ giá hối đoái, Lãi suất,
Chỉ số giá tiêu dùng đến lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. . . . . 53
Kết luận chương 2 . . . . 63
CHƯƠNG 3 Một vài kiến nghị hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm
phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. . . . . 65
3.1. Bài học thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp của các nước. 65
3.1.1. Bài học từ Ấn Độ. . . . 65
3.1.2. Bài học từ Trung Quốc. . . . 69
3.2. Tiềm năng phát triển và những khó khăn thách thức của dòng vốn FPI trên thị
trường chứng khoán trong thời gian gần đây. . . 71
3.2.1. Tiềm năng phát triển của dòng vốn FPI trên thị trường chứng khoán. . 71
3.2.2. Những khó khăn còn tồn tại trên thị trường chứng khoán. . 73
3.3. Một số kiến nghị về chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. . . 74
3.3.1. Một số đề xuất cho 3 nhân tố mục tiêu. . . 74
3.3.2. Những giải pháp bổ trợ khác. . . . 77
Kết luận chương 3 . . . . 81


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31781/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

y trình phân tích hồi quy các chuỗi thời
gian là tính dừng. Một chuỗi dừng có các đặc điểm sau đây:
- Thể hiện xu hướng trở lại trạng thái trung bình theo một cách trong đó dữ liệu
dao động xung quanh một giá trị trung bình cố định trong dài hạn.
- Có một giá trị phương sai xác định không thay đổi theo thời gian.
- Có một giản đồ tự tương quan với các hệ số tự tương quan sẽ giảm dần khi độ
trễ tăng lên.
Như vậy nếu một chuỗi thời gian không dừng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu
hành vi của nó trong khoảng thời gian đang được xem xét. Kết quả là chúng ta không
khái quát hóa được cho các giai đoạn thời gian khác, vì vậy các chuỗi sẽ không có giá
trị thực tiễn. Do tầm quan trọng của tính dừng nên trước khi chạy mô hình hồi quy
49
chúng tui tiến hành xem xét tính dừng của các chuỗi số liệu bằng kiểm định Dicky-
Fuller, sau đó điều chỉnh cho chuỗi dữ liệu dừng rồi mới hồi quy.
2.2.1. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường
chứng khoán với tăng trưởng kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Chúng tui tiến hành kiểm định thực tiễn mối quan hệ giữa vốn FPI với tăng
trưởng kinh tế vĩ mô nhằm so sánh với những nhận định lý thuyết đã nêu trong chương
1. Các số liệu trong giai đoạn từ năm 2002- 2010 sẽ được dùng để kiểm chứng mối
quan hệ này.
Mô hình hồi quy gồm có 3 biến:
- Tổng sản phẩm quốc nội-GDP (biến phụ thuộc).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài-FDI (biến độc lập).
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK -FPI (biến độc lập).
Tất cả số liệu đều được lấy theo quý từ Q1/2002 đến Q4/2010 tổng cộng gồm
36 quan sát, và hai biến FDI, FPI được coi như là thay mặt nguồn vốn ĐTNN vào Việt
Nam. Số liệu GDP và FDI lấy từ số liệu năm theo thống kê của WorldBank và được
hiệu chỉnh lại theo quý. Dùng số liệu vốn ngoại ròng trên sàn giao dịch chứng khoán
TPHCM thay thế cho FPI của toàn thị trường (do bị hạn chế về số liệu chính xác của
FPI toàn thị trường). Để giảm các sai lệch và độ nhiễu cho mô hình ta lấy log cho các
biến.
Sau khi kiểm định tính dừng ta thấy các biến trong mô hình không dừng cho
đến khi được điều chỉnh theo sai phân và độ trễ. Bên cạnh đó, chúng tui cũng kiểm tra
mối quan hệ của các biến bằng Regression (phần mềm SPSS) để có được mô hình phù
hợp nhất. Kết quả điều chỉnh chuỗi dữ liệu để thỏa mãn tính dừng và lý giải việc sử
dụng mô hình phi tuyến bậc hai để thể hiện mối quan hệ giữa các biến được trình bày
50
cụ thể trong phụ lục 2. Kết thúc các quá trình trên, lúc này chúng tui thu được phương
trình hồi quy có dạng như sau:
MGDP= β0+ β1*MFDI^2+ β2*MFPI^3+ Ui
Kết quả hồi quy
Kết quả thu được từ hồi quy bằng phần mềm Eview:
Dependent Variable: MGDP
Method: Least Squares
Date: 04/11/11 Time: 02:06
Sample (adjusted): 2002Q3 2010Q4
Included observations: 34 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 23.24779 0.111805 207.9322 0.0000
MFDI^2 1.010747 1.926006 0.524789 0.6035
MFPI^3 3.73E-05 2.16E-05 1.729637 0.0936
R-squared 0.113675 Mean dependent var 23.42818
Adjusted R-squared 0.056492 S.D. dependent var 0.343272
S.E. of regression 0.333435 Akaike info criterion 0.725361
Sum squared resid 3.446550 Schwarz criterion 0.860040
Log likelihood -9.331132 F-statistic 1.987937
Durbin-Watson stat 0.151388 Prob(F-statistic) 0.154061
Từ kết quả hồi quy, ta có mô hình
51
MGDP= 23.24779+ 1.010747*MFDI^2+0.0000373*MFPI^3
Rõ ràng ta thấy hệ số β1 =1.010747> 0, thể hiện khi MFDI thay đổi thì MGDP
có xu hướng biến động theo (cụ thể khi MFDI tăng thì MGDP giảm trong giai đoạn
đầu nhưng sau đó tăng dần). Với giá trị xác suất p=0.6035>0.1 (xét ở mức ý nghĩa
10%), β1 là một hệ số ước lượng không có ý nghĩa thống kê.
Hệ số β2 = 0.0000373> 0, cho thấy khi MFPI thay đổi thì MGDP chỉ có những
biến đổi nhỏ. Tuy nhiên, hệ số của biến MFPI giá trị xác suất của hệ số này là 0.0936
nhỏ hơn so với 10% nên β2 là một ước lượng có ý nghĩa thống kê.
Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (xem phụ lục 2).
Kết quả ước lượng bên trên cho thấy FPI và FDI đều có tác động tích cực đến
GDP tuy nhiên hệ số của FDI không có ý nghĩa thống kê (ở mức 10%), còn hệ số hồi
quy của FPI thì quá nhỏ. Vì sao lại như vậy ? Chẳng lẻ nguồn vốn FDI thực tế không
có tác động ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế vĩ mô Việt Nam. Lý giải cho vấn đề
này, chúng ta cần biết được rằng nguồn vốn ĐTNN chảy vào một nước cần kể đến cả
số lượng và chất lượng. Thu hút được nhiều lượng vốn FDI thôi chưa đủ mà nền kinh
tế còn phải hấp thụ được lượng vốn đó. Qua nhiều nghiên cứu về khả năng hấp thụ vốn
ĐTNN, chúng ta sẽ nhận ra rằng lượng vốn này chỉ được hấp thụ tốt tại các vùng Đồng
Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đông Bắc Bộ..các vùng kinh tế trọng điểm. Đối với
các khu vực khác trong nước, nguồn vốn FDI gần như không tạo được hiệu quả gì
ngoài những lời tuyên truyền rầm rộ, các dự án chỉ có trên giấy tờ hay thực hiện
không đến đâu. Vì thế, chỉ số ICOR của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn
cao hơn khá nhiều.Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86
lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của
Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-
1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong
thời kỳ 1981-1995), cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-
52
1995). Bên cạnh đó FDI cũng cần một thời gian khá dài mới thể hiện những lợi ích
mang lại cho nền kinh tế mà thời kỳ quan sát chúng tui chọn là tương đối ngắn (chỉ
trong 8 năm).
Cùng ở trong tình trạng tương tự như vốn FDI, hệ số hồi quy của FPI tuy có ý
nghĩa nhưng lại ảnh hưởng không đáng kể đến GDP (β2 = 0.0000373 ). Mặc dù, FPI
vào TTCK sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp lượng vốn lớn để thực hiện các dự án
đầu tư của mình. Nhưng vốn FPI vào nhiều có đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế cao
hay không ? Câu trả lời là chưa chắc, bởi điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng sử
dụng vốn của doanh nghiệp, tác động phản hồi của dòng vốn với các nhân tố khác như
lạm phát, tỷ giá… Thực tế, mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: đầu vào (số lượng vốn đầu tư, số lượng lao động và yếu tố năng suất
các nhân tố tổng hợp ) và đầu ra (tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản, xuất khẩu ròng).
Phân tích từng nhân tố, chúng tui thấy kinh tế Việt Nam đang kỳ vọng rất nhiều vào
đầu tư nhưng lượng vốn ấy lại chưa hiệu quả. Những năm gần đây, tốc độ tăng GDP
của Việt Nam rất cao tuy nhiên điều này là do quy mô GDP của Viêt Nam thấp, tăng
trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào số lượng lao động và tích lũy tài sản. Thêm vào đó,
nhiều người dân thành thị bắt đầu hình thành thói quen tiêu dùng, nhu cầu của người
dân cả nước ngày càng tăng kích thích sản xuất phát triển.
Qua kết quả hồi quy và những hiểu biết về thị trường, chúng tui cho rằng lượng
vốn FPI không đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status