Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội miễn phí



Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
I. Bản chất của quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
1. Khái niệm về chất lượng
2. Khái niệm về quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
a. Khái niệm
b. Bản chất
3. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của TQM
a. Đặc điểm
b. Các nguyên tắc cơ bản của TQM
II. Các yêu cầu và lợi ích cơ bản của TQM
1. Các yêu cầu
2. Những lợi ích cơ bản của TQM đối với doanh nghiệp
III. Nội dung cơ bản của TQM
1. Sử dụng vòng tròn Demming (PDCA) để xây dựng chương trình quản lý chất lượng
a. Kaizen với sự mô tả bằng hệ thống và bằng Genba
b. Cách tiếp cận bằng hệ thống và bằng Genba
2.Thực thi quy tắc 5S – Sự khởi đầu của hệ thống
3. Nhóm quản lý chất lượng (QC) nền tảng của TQM
4. Xây dựng ngôi nhà chất lượng
5. Thực hiện nguyên tắc JIT- Đúng khớp thời gian
6. áp dụng kỹ thuật thống kê vào sản xuất đồng bộ
7. Tính toán chi phí chất lượng
IV. Các bước triền khai TQM trong doanh nghiệp
1. Am hiểu và cam kết chính sách
2. Chính sách chất lượng
3. Công tác tổ chức vì chất lượng và sự phân công trách nhiệm
4. Đo lường chất lượng và chi phí
5. Hoạch định chất lượng
6. Thiết kế chất lượng
7. Xây dựng hệ thống chất lượng
8. Kiểm soát quá trình bằng thống kê
9. Kiểm soát chất lượng
10. Nhóm chất lượng
11. Đào tạo
12. Thực thi TQM
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng ở công ty Dệt 19.5 Hà Nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1. Giới thiệu khái quát về công ty
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty
1. Cơ cấu sản xuất và đặc điểm về sản phẩm của công ty
2. Đặc điểm về vốn
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
4. Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị
5. Đặc điểm về lao động
6. Đặc điểm về bộ máy quản lý
7. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
III. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây
2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới
IV. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của công ty Dệt 19. 5 Hà Nội
1. thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty trong mấy năm gần đây
a. Sản phẩm vải
b. Sản phẩm sợi
2. Thực trạng về quản lý chất lượng của công ty
a. Mục tiêu phương hướng quản lý chất lượng
b. Chính sách chất lượng
c. Hệ thống quản lý chất lượng
d. Hệ thống tài liệu chất lượng
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19.5 Hà Nội
I. Khả năng áp dụng TQM ở công ty Dệt 19.5 Hà Nội
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty
1. Tổ chức đào tạo về chất lượng cho các cấp trong công ty
2. Xây dựng nhóm chất lượng (QC) trong công ty
3. Bước đầu triển khai và hoàn thiện công tác tính toán chi phí chất lượng
4. Nghiên cứu áp dụng các công cụ thống kê vào quản lý chất lượng của công ty
5. Thực thi quy tắc 5S tại các phân xưởng và toàn công ty
6. Xây dựng quá trình cải tiến liên tục
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32743/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

u thụ hàng năm của xí ngiệp từ 1. 8 triệu m vải lên 2. 7 triệu m vai. Xí nghiệp đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 520 người. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, hàng năm công ty phải dùng khoảng 600 tấn sợi.
Giai đoạn 3 (1983-1989):
Năm 1983 xí nghiệp đổi tên thành Nhà Máy Dệt 19. 5. thời kỳ này nhu cầu vải bạt lên cao tốc độ phát triển sản xuất cao, số lượng máy tăng lên 210 máy, cán bộ công nhân viên tăng lên 1250 người. đây là thời kỳ thịnh vượng của nhà máy trong thời kỳ bao cấp.
Giai đoạn 4 (1989- nay):
Đây là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Nhà máy thực hiện chế độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính và làm nghĩa vụ ngân sách với nhà nước.
Có thể nó đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy. Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ gỡ trước cơ chế thị trường, phải tự tìm đầu mối tiêu thụ, bảo đảm các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên dần dần nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới.
Nhu cầu vải bạt giảm chỉ còn 1 triệu m/năm, năm 1990 nhà máy tiến hành cải tiến bộ máy quản lý, cải tiến sản xuất đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, sản xuất ra nhiều mặt hàng mới. Trong thời kỳ này theo hiệp định ký kết giữa Liên xô và Việi Nam, phía Liên Xô sẽ cung đầu tư viện trợ đưa sang Việt Nam một thiết bị dây truyền công nghiệ của Leningrat chế tạo, sản lượng 1500 tấn/năm và Việt Nam sẽ sản xuất các loại quần áo xuân thu trang bị cho quân đội Liên Xô. Dự kiến toàn bộ dây truyền sẽ giao cho nhà máy Dệt 19. 5 lắp đặt ở tại mặt bằng Nhân Chính Thanh Xuân. Song thực tế khi máy móc chuyển tới Việt Nam bị chia làm hai phần, một phần giao cho nhà máy Dệt 19. 5, một phần giao cho Thành Phố Vinh để thành lập nhà máy Dệt Kim Hoàng Thị Loan. Quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành thì Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, máy móc chưa hoàn chỉnh khâu thừa ở Hà Nội thì lại thiếu ở Vinh và Ngược lại.
Để bắt kịp với thời cuộc, sau khi tham khảo các đơn vị đi trước, công ty quyết định vay 6 tỷ đồng đầu tư tiếp cho thiết bị dây truyền công nghệ đang dở dang để dây truyền dệt kim có thể hoạt động.
Song song với việc ổn định sản xuất, công ty lao vào tìm kiếm thị trường đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Thực hiện trả lương khoán từ phân xưởng đến người lao động, tinh giảm bộ máy quản lý và lực lượng công nhân (bằng nhiều biện pháp khuyến khích đãi ngộ), sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức lại sản xuất cho hợp lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng cao. Do đó công ty đã dần ổn định và tiếp tục phát triển, doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng dần lên, năm 1990 đạt 7. 41 tỷ đồng.
Để tiêu thụ vải bạt nhà máy bắt đầu tìm đến những xí nghiệp sản xuất giầy vải, xí nghiệp may xuất khẩu để thiết lập mối quan hệ bạn hàng. Nhà máy đã dần tạo được mối quan hệ bạn hàng và vải bạt đã bước đầu có thị trường, doanh thu năm 1991 đạt 6. 42 tỷ đồng, năm 1992 đạt 12,83 tỷ đồng. Nhà máy đã có những bạn hàng tiêu thụ lớn như công ty Dầy Hiệp Hưng, Dầy An Lạc.
Năm 1993 nhà máy đổi tên thành công ty Dệt 19. 5, đây là một thuận lợi để công ty mở rộng mối quan hệ đối ngoại trong nước và quốc tế.
Cũng trong năm 1993, với sản phẩm dệt thoi công ty đã đầu tư dây truyền máy se nặng mới và đưa vào hoạt động sản xuất ra loại vải bạt nặng, tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân.
Cán bộ công nhân viên của công ty lúc nay khoảng hơn 1000 người, nên rất khó khăn về công ăn việc làm. Công ty đã đầu tư liên doanh với Xigapo, góp 20% vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất và chuyển toàn bộ dây truyền dệt kim và hơn 50% cán bộ công nhân viên sang sản xuất tại liên doanh. Đây là một bước chuyển biến tích cực tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Năm 1998 công ty đầu tư thêm dây truyền kéo sợi, thêm thiết bị dệt Utat, doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng.
Cùng với quá trình ổn định mở rộng mặt hàng kinh doanh, công ty đã sắp xếp lại bộ máy quản lý, tinh giảm biên chế, tăng tỷ lệ lao động trực tiếp công ty đã dần từng bước ổn định và đứng vững trên thị trường. Thánh 6/2000 công ty đã được nhận chứng chỉ quốc tế ISO 9002 do tổ chức QMS cấp. Đây là một nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay công ty đang trên đà phát triển tốt và cố khả năng mở rộng thêm nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của công ty.
1. Cơ cấu sản xuất và và đặc điểm sản phẩm của công ty.
Hiện nay công ty có ba bộ phận sản xuất chính phân xưởng dệt A, phân xưởng dệt B và phân xưởng sợi. Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm hàng đặc chủng: Vải bạt các loại cho ngành giầy, sản xuất trang thiết bị bảo hộ lao động, các loại vải lọc công nghiệp dùng trong sản xấu thuỷ tinh, sành sứ lọc bia, lọc đường. . . và các loại vải phục vụ cho quốc phòng.
Đặc điểm của sản phẩm của công ty là là phục vụ cho ngành công nghiệp, làm nguyên liệu đầu vào. Do đó khách hàng thường tiêu thụ với khối lượng lớn, sản phẩm phải đạt chất lượng cao và có độ tin cậy lâu dài.
Một số loại vải chủ yếu mà công đang sản xuất trong mấy năm gần đây như sau:
Bảng 1: Bảng sản lượng vải của công ty
Loại vải
Khối lượng vải sản xuất (m)
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Vải bạt 2,3
1. 300. 000
1. 300. 000
1. 400. 000
Vải bạt 8
600. 000
620. 000
450. 000
Vải bạt 10
350. 000
370. 000
650. 000
Tổng cộng
2. 250. 000
2. 300. 000
2. 500. 000
Hàng năm công ty sản xuất khoảng 250 tấn sợi, lượng sợi này chủ yếu cung cấp cho nhu cầu dệt vải của công ty nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu. Lượng sợi còn lại công ty phải mua ngoài để phục vụ sản xuất. Hiện nay công ty đang đầu tư xây dựng thêm dây truyền kéo sợi hoàn chỉnh để sản xuất sợi. Dự kiến cuối năm nay dây truyền này sẽ đi vào hoạt động và cung cấp sợi cho nhu cầu dệt vải của công ty.
2. Đặt điểm về vốn.
Là một doanh nghiệp nhà nước cho nên nguồn vốn của công ty chủ yếu là do ngân sách cấp. Ngoài ra còn có nguồn vốn tự có do tiết kiệm trong chi tiêu và sử dụng hợp lý kết quả kinh doanh cũng chiếm một phần đáng kể. Nhưng nguồn vốn do ngân sách cấp thì hạn chế, công ty phải huy động thêm vốn vay ở bên ngoài. Hiện nay tốc độ phát triển của sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng của vốn cho nên công ty vẫn hoạt động trong tình trạng thiếu vốn. Sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất nên thời gian khách hàng nợ đọng vốn dài và khối lượng lớn là không thể tránh khỏi.
Hiện nay vốn chủ sở hữu của công ty khoảng 24 tỷ đồng trong đó:
Vốn lưu động: 5,2 tỷ.
Vốn cố định : 18. 8 tỷ.
Do đặc điểm là đơn vị sản xuất cho nên vốn cố định chiếm một tỷ lệ lớn, đó là một cơ cấu hợp lý. Nhưng với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status