Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện đã là thành viên chính thức của WTO - pdf 12

Download Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện đã là thành viên chính thức của WTO miễn phí



MỤC LỤC
Phần Mở Đầu 1
Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong Lĩnh Vực Dệt May Khi Gia Nhập WTO. 3
1. Những cam kết và lộ trình thực hiện. 3
1.1. Mức và lộ trình giảm thuế. 3
1.2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm quy định của WTO. 4
1.3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành: Ta cam kết đầy đủ cả ba Hiệp định là ITA, dệt may, thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. 4
1.4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007. 5
1.5. Về vấn đề hạn ngạch: 6
1.6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt may. 6
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam. 8
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. 8
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. 11
3. Những tác động đến lĩnh vực dệt may. 14
3.1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO. 14
3.2. Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO. 18
Chương III. Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Dệt May Trong Điều Kiện Đã Là Thành Viên Chính Thức Của WTO. 23
1. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2010. 23
1.1. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. 23
1.2. Phát triển công nghiệp thời trang. 23
2. Giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam. 23
2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước. 23
2.2. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp dệt may. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32794/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ơn về ngành dệt may, chúng ta có thể tham khảo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may một số năm trước đây.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may
( triệu USD )
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Xuất khẩu
1881.9
1975.9
2732.0
3609.1
4385.6
4850.0
5917.0
Thiết bị, phụ tùng
---
242.6
325.1
402.3
---
---
---
Bông
90.4
15.4
111.6
105.4
190.2
---
---
Xơ dệt
89.1
1119.1
119.0
158.7
---
---
---
Sợi dệt
273.3
228.4
272.6
317.5
338.8
---
---
Vải các loại
761.3
880.2
1523.1
1805.4
1926.7
---
---
Phụ liệu may
971.4
1036.2
1069.2
1264.9
2252.7*
---
---
* Tính cả phụ liệu cho giày dép.
Nguồn: Niên giám thống kê.
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặt, ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước trên thế giới trong việc xuất khẩu hàng dệt may, đồng thời chế độ hạn ngạch áp dụng với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ được bãi bỏ.
Tính đến hết tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến, xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006. Như vậy, đến cuối năm 2007 mặt hàng dệt may sẽ vượt dầu thô, lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4-4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%. Tiếp theo là EU, đạt khoảng 1,45 - 1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%. Thị trường Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12%.
Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 53.4% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, trong tháng 8/ 2007, xuất khẩu sang Mỹ đạt 466 triệu USD, tăng 4,87% so với tháng 7/07 và tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thời điểm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ bứt phá mạnh trong năm ngoái và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm 2006 và 8 tháng của năm 2007. Dự đoán, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Mỹ sẽ đạt 4,3 tỉ USD, tăng gần 26,5% so với năm 2006, có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong các tháng cuối năm 2007.
Thị trường EU, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng 6%, đạt hơn 608 triệu USD. Đức là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng dệt may nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đức chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là Vương quốc Anh, tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 105 triệu USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước thành viên trong khối EU tăng trưởng khá. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia… giảm và kim ngạch xuất khẩu tăng sang các nước như Anh, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ba lan… Mức độ sụt giảm ở từng nước là khá thấp, riêng chỉ có xuất sang Italia là giảm mạnh nhất, giảm tới 42% đạt 25 triệu USD. Đây là điểm khá thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Thị trường Nhật Bản, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 64,8 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Nhật Bản đạt 588,7 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006.
Thành công của dệt may Việt Nam trong năm 2007 vừa qua không chỉ dừng lại ở việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào ba thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản, mà còn mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ… đặc biệt phải kể đến là Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đầu năm 2007, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chính thức dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ vậy, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu năm 2007 đến nay liên tục đạt mức tăng trưởng rất cao. Theo số liệu thống kê, tháng 10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 811,54%, đạt 2,37 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 tháng năm 2007 đạt 31,73 triệu USD, tăng 584,94% so với cùng kỳ năm 2006. Điều này khẳng định hàng dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 1 trong 10 thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta, sau Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Hàn Quốc, Nga, Mêhicô và Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
3. Những tác động đến lĩnh vực dệt may.
3.1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, Ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi từ việc bài bỏ hạn ngạch và giảm thuể nhập khẩu vào một số thị trường, từ đó có cơ hội mở rộng thị trường.
Khi Việt nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Khi đó các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng của mình mà không còn lo ngại về hạn ngạch ở bất kỳ thị trường nào. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may cũng có cơ hội thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Ngoài các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các doanh nghiệp còn có cơ hội thâm nhập vào một số thị trường khác như: Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ… Cụ thể là xuất khẩu sang Đài Loan tăng 13% , sang Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… đều có mức tăng trưởng từ 20% - 50%. Riêng xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 5 lần năm ngoái.
Thứ hai, Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
Khi vào WTO, Việt Nam cam kết thực hiện áp dụng và giám sát hệ thống luật của mình theo những nguyên tắc quốc tế: minh bạch, hợp lý, công bằng và đồng bộ. Bên cạnh đó chúng ta cũng tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Hiện nay, hiệp hội Dệt may Việt Nam đã và đang xây dựng một số chương trình trọng điểm cho ngành dệt may đến năm 2010. Cụ thể:
- Tập trung đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp để đủ sức cung ứng cho nhu cầu dệt;
- Phát triển bông xơ sợi nội địa;
- Đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015;
- Chương trình nâng cao chất lượng ngành dệt, nhộm; xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư.
Thời gian vừa qua cũng đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam, tuy nhiên chủ yếu là đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong sản xuất sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài cũng như đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, giảm chi ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status