Lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong các tác phẩm kinh điển và sự vận dụng của học thuyết đó ở nước ta hiện nay - pdf 12

Download Đề tài Lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong các tác phẩm kinh điển và sự vận dụng của học thuyết đó ở nước ta hiện nay miễn phí



 
TRANG MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
Chương 1 : Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và cơ sở lý luận, phương pháp luận của nó.
1.1.Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và nội dung cơ bản của nó.
1.2.Cơ sở lý luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Chương 2 : Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong các tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”, “ Phê phán cương lĩnh Gôta”, “ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà nước”.
2.1.Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
2.2. Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
2.3. Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
2.4. Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gôta”.
2.5. Nội dung học thuyết hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà nước”.
Chương 3 : Ýnghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong các tác phẩm kinh điển và sự vận dụng của học thuyết đó ở nước ta hiện nay.
3.1.Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
3.2. Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34144/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

yết hình thái kinh tế - hội Cộng sản Chủ nghĩa. Nhưng nó đã đóng góp một phần quan trọng trong lý luận chung của Mác và Ăngghen về xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp của giai cấp công nhân. Qua tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Ăngghen sẽ có thêm cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc hoàn thiện học thuyết Cộng sản Chủ nghĩa trong tương lai. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với những người giảng dạy nghiên cứu lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học, lý luận chính trị vô sản và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung.
Đối với nước ta hiện nay,việc nghiên cứu tác phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm hoàn thiện bước quá độ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản Chủ nghĩa. Đảng đưa ra các chính sách phải xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của nhân dân. Lãnh đạo đảng và nhà nước phải là những người ưu tú nhất,có cả tâm và tài, tự nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Kim chỉ nam cho mọi hành động là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng một nhà nước Việt Nam vững mạnh, công bằng và văn minh.
2.3. Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “ ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” (1851)
2.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Đến giữa thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra ở nhiều quốc gia châu Âu, quan hệ sản xuất Tư bản Chủ nghĩa vẫn còn khả năng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp. Nhưng vào năm 1847 – 1848 Chủ nghĩa Tư bản châu Âu lại bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong công nghiệp và thương nghiệp, cũng vào trong thời kỳ này, nạn mất mùa trong nông nghiệp càng làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ tình hình đó đã dẫn đến cao trào cách mạng trên khắp các lục địa. Nhưng từ năm 1850, kinh tế châu Âu lại lại bước nhanh vào thời kỳ phồn thịnh do đó các thế lực phản động lại có điều kiện giành được địa vị thống trị
Ở Pháp lúc bấy giờ tình hình xã hội tương đối phức tạp , mâu thuẫn giai cấp chằng chịt và rất khó giải quyết. Trong tình hình đó ngày 2 tháng chạp năm 1851 một sự kiện không bình thường diễn ra ở Pháp, đó là những phần tử theo Tổng thống Lui Bônapac đã làm cuộc đảo chính, giải tán Quốc hội, thiết lập chế độ độc tài, Lui Bônapac tự xưng là Hoàng đế. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự kiện này. Trong hoàn cảnh đó bằng khả năng thiên tài của mình mà Mác đã viết tác phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” nhằm giải thích đúng đắn sự kiện đã diễn ra và vạch ra bản chất xấu xa phản động của Lui Bônapac với một thái độ khinh miệt.
2.3.2. Nội dung về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”.
Tới tác phẩm này thì những nôi dung lý luận về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã có bước phát triển hơn so với tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” .
Tư tưởng chung của Mác trong tác phẩm là toàn bộ diễn biến của cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp đã tạo ra những điều kiện và hoàn cảnh để Lui Bônapac – một tên bịp bợm lại đóng vai anh hùng. Những cuộc đấu tranh ấy phản ánh những đối kháng giai cấp ở Pháp đã đạt tới giai đoạn mà mọi sự phát triển hơn nữa của cách mạng sẽ kéo theo sau nó việc thực hiện những nội dung và biện pháp Xã hội Chủ nghĩa.
“Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” luận giải rõ hơn các hình thức, thể chế chính trị xã hội trước khi hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời. Đó là sự lựa chọn nhà nước cộng hòa hay dân chủ của bọn tư sản, mục đích của chúng cũng chỉ là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp mình. Nhưng cuối cùng thì những hình thức nhà nước đó sớm muộn cũng sẽ bị tiêu tan và mất đi. Giai cấp tư sản hình thành các khối liên minh, tuy nhiên đồng thời giai cấp công nhân cũng có những khối liên minh của giai cấp mình “ Đối lập với khối liên minh tư sản đã hình thành khối liên minh giữa những người tiểu tư sản và công nhân, tức cái gọi là đảng dân chủ - xã hội” (3,182).
Trong hoàn cảnh nước Pháp lúc đó, với tình hình chính trị phức tạp. Các đảng phái, các tư tưởng khi bàn về các vấn đề kinh tế xã hội đều co kết luận cuối cùng là Chủ nghĩa Xã hội nhưng bản thân họ lại không biết được bản chất thực sự của Chủ nghĩa Xã hội là như thế nào. Họ cho rằng “ Làm một con đường sắt ở chỗ đã có sông đào rồi đó là Chủ nghĩa Xã hội. Dùng một cái gậy để tự bảo vệ khi người ta cầm gươm đâm chém mình, đó cũng là Chủ nghĩa Xã hội” ( 3,199). Tuy vậy, thông qua thực tiễn lịch sử lúc đó thì giai cấp tư sản đã dần hiểu ra những cái gọi là tự do công dân và thiết chế tiến bộ đều đe dọa tới sự thống trị của giai cấp tư sản. Vì vậy lẽ tự nhiên là sẽ có một hình thái mới thay thế cho hình thái xã hội đương thời, đó chính là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa “ Giai cấp tư sản đã nhìn thấy rất đúng rằng các bí quyết của Chủ nghĩa Xã hội là ở trong sự đe dọa và tấn công ấy, nó đánh giá ý nghĩa và xu hướng của Chủ nghĩa Xã hội đúng hơn cả chính ngay cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội tự đánh giá mình” ( 3,200). Vậy ở đây Mác đã nhận định rằng sự thay thế của Chủ nghĩa Cộng sản đối với tư bản là đúng quy luật lịch sử, là điều sớm muộn sẽ xảy ra. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức lý luận và những hoạt động thực tiễn của giai cấp sẽ đảm nhận vai trò quyết định trong tiến trình xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Sự khủng hoảng của nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa sẽ có tác động sâu sắc và to lớn tới sự tồn tại hay tàn lụi của chế độ chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm này có đề cập tới cuộc tổng khủng hoảng thương nghiệp ở Pháp. Nó đã khiến cho giai cấp tư sản Pháp hoảng loạn, lung lay. Bên cạnh đó là những tin đồn về chính biến, các cuộc đấu tranh chính trị, họ đã sợ tới mức phát điên và phải thét vào mặt của chế độ mình “ Một sự kết thúc khủng khiếp còn hơn là một sự khủng khiếp không bao giờ kết thúc” (3,249). Kết thúc của cách sản xuất Tư bản Chủ nghĩa sẽ là mở đầu cho cho sự xác lập cách sản xuất Cộng sản Chủ nghĩa, là cơ sở cho hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa hình thành và phát triển.
Chính sự khủng hoảng trong việc lựa chọn hình thức chính trị, chế độ chính trị khi mà giai cấp tư sản muốn xác lập sự thống trị của giai cấp mình. Nó chứng minh rằng sự thống trị của giai cấp tử sản sẽ là không bền vững , luôn biến động, bởi nó chỉ bảo vệ lợi ích của bọn tử bản – chiếm số ít trong xã hội. Đòi hỏi loài người phải xây dựng một hình thức, một chế độ mà nó có thể tồn tại vĩnh viễn, đem lại lợi ích cho toàn xã hội, đó chính là chế độ Cộng sản Chủ nghĩa.
Tư tưởng về xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status