Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cộng tác kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cộng tác kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay miễn phí



Từ năm 1999, công cụ dự trữ bắt buộc được áp dụng mở rộng thêm với
các đối tượng là ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín
dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0% đến 20%, và đặc biệt số tiền dự trữ bắt
buộc được tính bình quân trên số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong
kỳ duy trì. Theo đó, các tổ chức tín dụng có thể điều hành vốn linh hoạt hơn
trước đây, đồng thời ngân hàng Nhà nước có thể dự đoánđược nhu cầu dự
trữ của các tổ chức tín dụng, tăng khả năng kiểm soát của ngân hàng Nhà
nước


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33184/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ực thực
phẩm trong các năm 1994,1995 và 1998 sẽ làm cho chỉ số tiêu dùng thể hiện
đúng hơn xu hướng vận động của lạm phát.
2.1.2.2.2 Biện pháp kiểm soát lạm phát giai đoạn 1992-1999
- Đối với chính sách tiền tệ:
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và kiểm
soát lạm phát, Nhà nước cũng đã tiến hành cải tổ hệ thống ngân hàng theo
hướng gần giống với hệ thống ngân hàng hiện đại. Việc cải tổ hệ thống ngân
hàng lần này được đánh dấu bằng việc tách chức năng quản lý ngân quỹ của
nhà nước ra khỏi Ngân hàng Nhà nước, tức tách kho bạc ra ngoài hệ thống
- 29 -
ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về hoạt
động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, không trực tiếp tham gia
kinh doanh với dân chúng. Với hệ thống ngân hàng mới này, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam có điều kiện thuận lợi để sử dụng linh hoạt các công cụ
chính sách tiền tệ để kiểm soát cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế, và tăng
cường công tác quản lý đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, qua đó góp
phần kiểm soát được lạm phát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trướng kinh tế.
+ Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: được chính thức sử dụng từ năm
1992, ban đầu, tiền dự trữ bắt buộc được duy trì tại một tài khoản riêng và tỷ
lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, vai trò của công cụ dự trữ bắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh
toán và kiểm soát cung ứng tiền. Năm 1995 công cụ dự trữ bắt buộc đã được
đổi mới với một số quy định chủ yếu như tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi
thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%
áp dụng cho các loại tiền gửi dưới một năm, và trong cơ cấu tiền dự trữ bắt
buộc có 70% phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng phải
thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà
nước. Với cách thức quản lý dự trữ bắt buộc như vậy, Ngân hàng Nhà nước
có thể dự báo nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng thông qua theo dõi
mức dự trữ vượt. Tuy nhiên, việc khống chế theo ngày cùng với sự phát triển
của thị trường tiền tệ ở mức độ thấp khiến cho công cụ này trở nên cứng
nhắc, các tổ chức tín dụng luôn để dự trữ vượt, hạn chế khả năng sử dụng
vốn hiệu quả của mình.
Từ năm 1999, công cụ dự trữ bắt buộc được áp dụng mở rộng thêm với
các đối tượng là ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín
dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0% đến 20%, và đặc biệt số tiền dự trữ bắt
buộc được tính bình quân trên số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong
kỳ duy trì. Theo đó, các tổ chức tín dụng có thể điều hành vốn linh hoạt hơn
trước đây, đồng thời ngân hàng Nhà nước có thể đoán được nhu cầu dự
trữ của các tổ chức tín dụng, tăng khả năng kiểm soát của ngân hàng Nhà
nước.
+ Đối với lãi suất tín dụng: năm 1992, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện
một bước chuyển đổi quan trọng, chuyển từ chính sách lãi suất âm sang
chính sách lãi suất dương. Việc chuyển đổi này là bước khởi đầu, tạo cơ sở
cho việc theo đuổi mục tiêu tự do hoá lãi suất, tạo đòn bẩy cho các ngân
hàng thương mại chuyển hoạt động kinh doanh từ thua lỗ sang có lãi. Điều
này đã làm giảm bớt được các khoản chi bù lỗ tín dụng từ ngân sách Nhà
nước.
- 30 -
Năm 1996, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tự do hoá lãi suất tiền gửi
VND và quy định trần lãi suất cho vay. Việc chỉ khống chế lãi suất cho vay
tối đa, không quy định lãi suất tiền gửi nhằm hoàn thiện công cụ lãi suất tiến
tới mục tiêu tự do hoá lãi suất và phù hợp với sự phát triển của các công cụ
kiểm soát tiền tệ hiện có.
Từ những năm 1997, 1998 cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và
thế giới đã làm cho luồng vốn đầu tư nước ngoài bị giảm sút, tình hình này
buộc các tổ chức tín dụng phải nâng lãi suất tiền gửi để tăng nguồn vốn huy
động lên, đồng thời, lãi suất cho vay cũng được hạ dần xuống để phù hợp với
khả năng hấp thụ vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đa dạng hoá các loại hình ngân hàng thương mại nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng và khả năng kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng, qua
đó, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và thu hút được nhiều
nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế.
+ Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp
Nhà nước, theo đó hạn chế vay tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn
kém hiệu quả, chậm trả nợ vay đồng thời mở rộng dần các khoản cho vay
đối với các thành phần kinh tế khác. Kết quả là tỷ trọng các khoản dư nợ cho
vay đối với doanh nghiệp Nhà nước đã giảm dần, từ chỗ chiếm 90% tổng dư
nợ của các ngân hàng thương mại năm 1990 đã giảm xuống còn 48% vào
năm 1999, trong khi tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh tăng
lên từ 10% năm 1991 lên 52% vào năm 1999. Điều này đã góp phần làm
lành mạnh hoá hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả của việc cho
vay tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
- Đối với chính sách tài khoá:
Nhà nước đã thực hiện hàng loạt cải cách để lành mạnh hoá chi ngân
sách Nhà nước và đổi mới chính sách thuế cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường. Theo đó, các khoản chi tiêu ngân sách Nhà nước đã được phân định
thành hai loại là chi thường xuyên để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý
Nhà nước và chi đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, và được thực hiện
trên nguyên tắc tiết kiệm các khoản chi tiêu thường xuyên và gia tăng chi
tiêu cho đầu tư phát triển. Trong chi tiêu đầu tư, các khoản cấp phát đầu tư
xây dựng cơ bản cho các công trình phi sản xuất, công trình kinh doanh
không có hiệu quả được loại bỏ dần; các khoản cấp phát vốn lưu động trực
tiếp cho doanh nghiệp Nhà nước cũng giảm và chuyển sang hình thức cho
vay ưu đãi thông qua các quỹ hỗ trợ tài chính. Kiên quyết loại bỏ việc phát
hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, thay vào đó sử dụng hình thức tín
dụng Nhà nước để vay vốn trong và ngoài nước.
- 31 -
Đối với thu ngân sách, thực hiện những cải cách toàn diện hệ thống thu
thuế vào ngân sách Nhà nước, với trọng tâm là xoá bỏ hệ thống thu theo cơ
chế kế hoạch tập trung và thiết lập một hệ thống thu thuế mới hiệu quả hơn,
phù hợp với cơ chế thị trường đang hình thành ở nước ta. Yêu cầu cụ thể đặt
ra cho hệ thống thu thuế là phải đảm bảo thuế là nguồn thu cơ bản của ngân
sách Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội, kích thích các thành
phần kinh tế tăng cường cạnh tranh và đầu tư phát triển, có tính pháp luật
cao và trở thành công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Từ năm 1991 đến 1999, Quốc hội đã ban hành nhiều luật thuế nhằm hình
thành nên một hệ thống th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status