Thực trạng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Đà Nẵng - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài
1.1. Khi một ñứa trẻ sinh ra ñời, nó không biết và cũng không thể chọn lựa cho mình
một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn hay một cơ thể khuyết tật, một tinh
thần còi cọc, vì thế bên cạnh những cháu bé bình thường và phát triển tốt, còn có một
tỷ lệ không nhỏ các cháu có những khiếm khuyết về thể chất hay về tâm lý, và những
cháu bé này cần có những sự can thiệp và hỗ trợ càng sớm càng tốt ñể giúp cho các em
có ñược những cơ hội tốt nhất trong việc phát triển và hội nhập xã hội. Tại Việt Nam
cũng như trên thế giới tỷ lệ trẻ khuyết tật chiếm một số lượng không nhỏ (khoảng 10%
tổng số trẻ em ñược sinh ra). Vì thế công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật, ñã
và ñang là vấn ñề quan tâm chung của toàn xã hội và là nỗi niềm canh cánh của nhiều
người có lương tâm và trách nhiệm cũng như nỗi lo âu lớn nhất của gia ñình, bố mẹ
các em.
Có hai tình trạng khuyết tật của trẻ là khuyết tật về thể chất và khuyết tật về tâm
lý. Trong số những trẻ khuyết tật về tâm lý thì trẻ có hội chứng tự kỷ là một trong
những ñối tượng gặp nhiều khó khăn nhất. Theo báo cáo của bệnh viện nhi Trung
ương Hà Nội và các bệnh viện nhi ñồng I & II tại thành phố Hồ Chí Minh; các Trung
tâm tư vấn, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, thì số trẻ ñến khám, ñược chẩn ñoán bị
tự kỷ và ñiều trị ngày càng nhiều và gia tăng rõ rệt, nhất là trong những năm gần ñây.
Rối loạn Tự kỷ ñã ñược Bs Leo Kaner (người Mỹ gốc Áo) mô tả từ năm 1943.
Tới năm 1944 Asperger, Bác sỹ nhi khoa người Áo giới thiệu một nhóm trẻ có các
khiếm khuyết giống như Bs Kanner ñã mô tả nhưng mức ñộ nhẹ hơn, khả năng nói tốt
hơn trẻ tự kỷ, hội chứng ñó ñược lấy tên của ông ñể ñặt - hội chứng Asperger. Cũng từ
ñó có nhiều nhóm Bs nghiên cứu ñể tìm nguyên nhân cũng như phương pháp ñiều trị
nhưng kết quả còn rất hạn chế, tiếp theo ñó với các nghiên cứu về phương pháp can
thiệp về giáo dục lại ñạt ñược những kết quả cao hơn của y tế. Hai người ñi tiên phong
trong lĩnh vực can thiệp là: Jean – Marc Itart (1774 – 1836) và Maria Montessori
(1870 – 1952).
1.2. Trong xu thế hiện nay thì Giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng
tại cộng ñồng ñang là hướng ñi chủ ñạo với những cách làm cụ thể ñạt hiệu quả cao,
phù hợp với nền kinh tế xã hội với mọi vùng dân cư Việt Nam. Nói ñến giáo dục cộng
ñồng, trước hết là hoạt ñộng giáo dục trẻ khuyết tật tại gia ñình. Hoạt ñộng này giúp
trẻ khuyết tật vẫn ñược cùng sống, cùng ăn, ở, và sinh hoạt vui chơi với gia ñình. Vì
dù như thế nào ñi nữa thì môi trường gia ñình vẫn là nơi có nhiều thời gian và ñiều
kiện tiếp xúc, giáo dục ñối với trẻ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng
lớn ñến toàn bộ hoạt ñộng học tập, vui chơi, lao ñộng của trẻ trong nhà trường, ngoài
xã hội sau này. Đặc biệt giai ñoạn phát triển của trẻ từ 0 ñến 36 tháng tuổi là giai ñoạn
phát triển rất nhanh, là tiền ñề cho sự phát triển sau này của trẻ, là cơ sở ñể trẻ hoà
nhập xã hôi. Vì vậy môi trường gia ñình ñóng vai trò quan trọng trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
Hiện nay trên ñịa bàn thành phố Đà Nẵng, vẫn chưa có một cuộc khảo sát nào có
quy mô trên toàn thành phố về những trẻ em có rối loạn tự kỷ. Nhưng số trẻ ñến khám
và ñiều trị rối loạn tự kỷ tại Bệnh viện tâm thần, Trung tâm phục hồi chức năng - bệnh
viện ña khoa Đà Nẵng và một số trung tâm, trường chuyên biệt có xu hướng ngày càng
tăng. Thành phố cũng chưa có một trung tâm nào chuyên trách về vấn ñề trẻ tự kỷ.
Đây là một thiệt thòi lớn ñối với trẻ và gia ñình trẻ tự kỷ. Vì vậy, nhiều gia ñình ñã
phải rất vất vả ñể ñưa con ra Hà Nội hay vào Sài Gòn ñể chẩn ñoán và chữa trị rồi sau
một thời gian lại phải quay về Đà Nẵng mà trẻ vẫn chưa có ñược những biến chuyển
tích cực. Điều quan trọng nhất là trẻ chưa ñược cha mẹ chăm sóc giáo dục ñúng cách.
Do cha mẹ chưa ñược trang bị kiến thức và kĩ năng trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ.
Vì những lý do trên, chúng tui chọn ñề tài “Thực trạng chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự
kỷ tại gia ñình ở thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục ñích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia ñình và ñề xuất
các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại
gia ñình.
3. Khách thể và ñối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia ñình
3.2. Đối tượng: Nhận thức - kĩ năng của các phụ huynh và những ñiều kiện cơ sở vật
chất trong công tác CSGD
4. Giả thuyết khoa học
Hầu hết các bậc cha mẹ ñều có sự quan tâm trong việc CSGD trẻ tự kỷ. Tuy
nhiên ñại ña số phụ huynh thường chỉ biết chăm sóc - giáo dục một cách tự phát,
không có chương trình can thiệp riêng cho từng trẻ với mức ñộ nặng/nhẹ khác nhau.
Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu có những biện pháp hướng
dẫn và hỗ trợ phù hợp, gia ñình sẽ ñược nâng cao kiến thức và kĩ năng chăm sóc, giáo
dục trẻ, tạo cho trẻ cơ hội thuận lợi ñể phát huy khả năng giao tiếp ứng xử và các kỹ năng
cá nhân ñể có thể hoà nhập công ñồng.
5. Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và hệ thống một số vấn ñề lí luận về chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ tại gia
ñình.
- Nghiên cứu thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia ñình ở thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng CSGD tại gia ñình
5.2. Phạm vi
Do ñiều kiện khách quan và chủ quan, chúng tui giới hạn phạm vi nghiên cứu như
sau:
Nội dung nghiên cứu: Những vấn ñề thực tế về chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia
ñình, các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ
Địa bàn khảo sát: 5 quận huyện thuộc thành phố Đà Nẵng
Đối tượng khảo sát: 30 cha mẹ có con tự kỷ (từ 0 ñến 6 tuổi)
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu, thu thập, xử lý, khái quát hoá những thông tin, những nghiên cứu
thuộc các vấn ñề có liên quan ñến ñề tài của các tác giả Việt Nam và nước ngoài. Làm
sáng tỏ các thuật ngữ có liên quan ñến ñề tài. Xây dựng cơ sở khoa học về mặt lý luận
cho ñề tài. Phân tích, lý giải về mặt khoa học cũng như tính hợp lý của những luận
ñiểm mà ñề tài ñưa ra.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp ñiều tra Anket
Trên cơ sở xây dựng phiếu câu hỏi có trọng tâm, phù hợp với ñối tượng là phụ
huynh trẻ tự kỷ. Qua ñó, chúng tui tiến hành ñiều tra thực trạng kiến thức - kỹ năng
chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia ñình của các bậc phụ huynh trên ñịa bàn TP Đà
Nẵng. Đây là phương pháp chính ñược sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực tiễn

A09yB3iwbyw76e2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status