Tiểu luận Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế - pdf 13

Download Tiểu luận Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế miễn phí



Trước đây, quy định nội luật của phần lớn các nước công nhận nguyên tắc chế độ tài
sản giữa vợ và chồng không thể thay đổi. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây,
nguyên tắc này đã dần dần bị bãi bỏ. Điều này đã được phản ánh trong luật tư pháp
quốc tế. Người ta không còn phản đối một cách mạnh mẽ việc thay thế luật điều chỉnh
chế độ tài sản giữa vợ và chồng áp dụng từ khi tiến hành nghi thức kết hôn bằng luật
của một nước khác. Có hai trường hợp thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản
giữa vợ và chồng là: thay đổi theo ý chí của vợ và chồng thể hiện qua văn bản và thay
đổi đương nhiên.
Việc thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là một ý tưởng hay
do vậy chúng ta nên xem xét đến tầm quan trọng của nó. Công ước 78 là một cơ hội
để chúng ta suy ngẫm về điều này.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38123/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức
tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống
nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là
Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi
nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn
tham khảo.
I. QUY PHẠM XUNG DỘT VỀ CHẾ DỘ TAI SẢN GIỮA VỢ VA CHỒNG
Trong phần này sẽ đề cập đến 2 vấn đề : Vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng(A) và vấn đề xác định luật áp dụng (B).
A. KHÁI NIỆM "CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG" VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH QUAN
HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là những mối quan hệ đặc biệt về tài sản phát sinh từ
quan hệ hôn nhân: Hành vi kết hôn có hậu quả là khiến cho tài sản riêng của vợ và
chồng trở thành tài sản chung (tùy theo từng trường hợp cụ thể), khiến cho mỗi người
phải có trách nhiệm về những khoản nợ của người kia hay ít ra tài sản riêng của mỗi
người trở thành vật bảo lãnh cho các khoản nợ của người kia. Thông thường, những
khoản nợ của người vợ hay người chồng chỉ phát lộ ra khi người đó rơi vào tình trạng
phá sản hay mất khả năng trả nợ.
Kết hôn: trong thời gian gần đây, một số nước chấp nhận những hình thức chung sống
gần giống kết hôn dựa trên cơ sở "thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung". Đây là một
hình thức cho phép hai người khác giới hay cùng giới đăng ký sống chung với nhau.
Một số nước phương Tây còn tiến xa hơn trong việc mở rộng áp dụng “hôn nhân” cho
các hình thức chung sống này. Thoe đó, họ đưa vào khái niệm “hôn nhân” cả các
trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới. Chúng ta sẽ không phân tích hệ quả
pháp lý của hiện tượng này bởi nó không nằm trong chủ đề của bài viết.
Pháp luật của các nước đều ít nhiều chứa các quy định tối thiểu về quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng. Tập hợp các quy định tối thiểu này tạothành chế định "chế độ tài
sản cơ bản giữa vợ và chồng". Trong Tư pháp quốc tế, có một xu hướng rất rõ nét coi
chế định này là một chế định riêng, bao gồm các nghĩa vụ tài sản cơ bản của người
này đối với người kia. Tức là mỗi người phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu của
người kia và phải có trách nhiệm đối với những khoản nợ của gia đình do người kia
cam kết.
cần phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ cấp dưỡng giữa vợ
và chồng. Ranh giới phân biệt hai lĩnh vực này đôi khi không rõ ràng, nhất là trong
trường hợp xảy ra ly hôn. Khi đó, thẩm phán có thẩm quyền xác định, và nếu thấy cần
thiết sẽ giao tài sản của người này cho người kia hay giao tài sản chung của hai vợ
chồng cho một người với lý do để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (theo pháp luật của
Anh). Nếu trên thực tế hai vợ chồng đã sống ly thân và đưa đơn ra tòa xin ly hôn thì
nghĩa vụ cấp dưỡng không thuộc phạm vi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Thừa kế: Cũng cần phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ thừa kế
giữa vợ và chồng. Trong nhiều trường hợp, việc xác định một quy định liên quan đến
quyền của người vợ hay người chồng còn sống đối với tài sản của người kia thuộc
nhóm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hay nhóm quan hệ thừa kế không phải lúc nào
cũng hiển nhiên, dễ dàng.
Trợ cấp hưu trí: Các cơ quan nhà nước và không ít doanh nghiệp đã tạo cho nhân viên
của mình một chế độ về trợ cấp hưu trí. Chế độ này không chỉ liên quan đến bản thân
người lao động làm việc cho cơ quan hay doanh nghiệp đó. Trong trường hợp người lao
động chết đi, nó còn có liên quan đến vợ (hay chồng) và con chưa đến tuổi thành
niên của người lao động đó. Mặc dù trợ cấp hưu trí có giá trị kinh tế đáng kể, tuy
nhiên Tư pháp quốc tế xếp quan hệ này vào một chế định riêng, chứ không thuộc
nhóm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Tóm lại, trên đây tui đã xem xét đến vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề xác định luật áp dụng.
B. XÁC ĐỊNH LUẬT ÁP DỤNG
1. Yếu tố hệ thuộc để xác định luật áp dụng
Không thể phủ nhận rằng chế định tài sản giữa vợ và chồng liên quan chặt chẽ tới chế
định kết hôn. Quan hệ hôn nhân không chỉ là quan hệ riêng giữa vợ và chồng mà nó
còn liên quan đến người thứ ba.
Điều này được công nhận ngay cả ở những nước mà về nguyên tắc, việc kết hôn
không ảnh hưởng gì đến tài sản của hai người (luật của Anh, luật của các nước hồi
giáo).
Chúng ta không thể bỏ qua việc xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ
và chồng. Cả người vợ, người chồng và người thứ ba đều quan tâm đến việc quan hệ
pháp lý của họ do luật nào điều chỉnh. Do đó, nên xây dựng những quy định cụ thể và
rõ ràng và tránh tình trạng phụ thuộc vào các giải pháp tình thế mỗi khi nảy sinh vấn
đề.
Trước đây, ở nhiều nước, vấn đề này tương đối phức tạp vì người phụ nữ đã kết hôn bị
coi là người không có năng lực pháp luật. Nhìn chung, phong trào giải phóng phụ nữ
đã mang lại kết quả tốt đẹp vì quan niệm coi người phụ nữ đã kết hôn không có năng
lực pháp luật đã bị bãi bỏ. Ngày nay, chúng ta đã có ý thức về các quyền cơ bản của
con người trong đó có quyền bình đẳng giới.
Về luật áp dụng: cần xác định khuôn khổ pháp lý phù hợp áp dụng đối với quan
hệ giữa vợ và chồng. Cụ thể, cần lựa chọn giữa luật của nước mà hai người cùng
mang quốc tịch hay luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng.
Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch thì cần tìm ra một giải pháp thay thế, đó
là luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng.
Do các nước tham gia đàm phán không chấp nhận giải pháp về một quy phạm xung
đột duy nhất nên Công ước 78 là kết quả của một sự thỏa hiệp. Tính chất phức tạp
của vấn đề đã giải thích tại sao các bên tham gia không đạt được thành công.
Trước khi Công ước 78 có hiệu lực, trong tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, ý chí
của vợ và chồng đối với việc lựa chọn luật áp dụng đóng vai trò khá quan trọng. Ý chí
này thường được suy đoán. Trên cơ sở suy đoán, vợ và chồng đều mong muốn lựa
chọn áp dụng luật của nước nơi cư trú chung đầu tiên của hai vợ chồng.
Chính điều này đã giúp chúng ta làm rõ một quan niệm tương đối mới, đó là quyền tự
do ý chí của hai vợ chồng. Công ước 78 cho phép hai vợ chồng tự do lựa chọn luật
điều chỉnh chế độ tài sản giữa hai người, tuy nhiên quyền tự do lựa chọn này vẫn bị
hạn chế trong một phạm vi nhất định (Điều 3, Công ước 78).
Do việc suy đoán không đủ căn cứ để khẳng định việc lựa chọn luật áp dụng của hai
vợ chồng nên cần thể hiện sự lựa chọn trong một cách rõ ràng. Ít nhất, giữa hai
vợ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status