Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. LỜI MỞ ĐẦU

Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Cuộc sống ngày càng phát triển, một khi nhu cầu về vật chất đã được đáp ứng, người ta càng mong muốn vun đắp cho cuộc sống tinh thần của mình. Đối với những gia đình hiếm muộn, hay vì lý do nào khác, họ có nhu cầu nuôi con nuôi. Vấn đề nuôi con nuôi ngày càng phức tạp, khi mà không chỉ giới hạn việc nhận con nuôi giữa những người Việt Nam với nhau, mà người nước ngoài cũng muốn nhận con nuôi người Việt Nam. Trước đây, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Luật hôn nhân và gia đình 2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP, Nghị định 69/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, các điều ước quốc tế về con nuôi có yếu tố nước ngoài điều chỉnh. Mới đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật nuôi con nuôi năm 2010, luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi như thế nào. Đó chính là vấn đề mà bài nghiên cứu này em đề cập đến.






B. NỘI DUNG

I. Khái quát vấn đề điều kiện nuôi con nuôi
1.1. Khái niệm, mục đích của việc nuôi con nuôi
Mục đích của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 : Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Tại luật Hôn nhân và gia đình năm 2010, về cơ bản mục đích này được quy định tại Điều 2 không có nhiều khác biệt nhưng đầy đủ hơn : Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Như vậy việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nuôi.
1.2. Điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp
1.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Đối với người nhận nuôi con nuôi, các điều kiện mà họ cần đáp ứng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được quy định tại Điều 69 bao gồm :
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hay hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hay chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp, vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện trên.
1.2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm nuôi con nuôi
* Theo luật Hôn nhân và gia đinh 2010 : Để có thể được nhận làm con nuôi, theo quy định tại Điều 68 luật Hôn nhân và gia đình 2000, người đó phải đáp ứng các điều kiện sau :
- Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.
Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hay làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
- Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hay của cả hai người là vợ chồng.
* Tuy nhiên, trong luật nuôi con nuôi 2010 mới được ban hành, những điều kiện này có sự thay đổi như sau :
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
• Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hay của cả hai người là vợ chồng.
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
1.2.3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi
Về điều kiện này, luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã có quy định tại Điều 71 như sau :
- Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hay không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.
- Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
1.2.4. Về hình thức
Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình 2000 có quy định : Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trong đó : Về thủ tục đăng ký và trình tự đăng ký việc nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 26,27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ.


HvhePL2OkgvJjn8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status