Đề tài Những vấn đề đặt ra đối với luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO - pdf 13

Download Đề tài Những vấn đề đặt ra đối với luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO miễn phí



Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả. Ngoài ra mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong năm 2006, thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành chính 10.891.780.000 đồng. Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành các quy định sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu huỷ và loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền 224.900.000 đồng. Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàng các phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey vi phạm pháp luật về bản quyền.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38557/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ứng với khu vực và địa phương thuộc một quốc gia hay lãnh thổ xuyên biên giới quốc tế được bảo hộ nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Cho đến đầu năm 2006, đã có 5 chỉ dẫn địa lí được bảo hộ tại Việt Nam.
Các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lí được xử lí theo quy định tại phần V của Luật SHTT 2005 về bảo vệ quyền SHTT. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thảm quyền chấm dứt việc sử dụng bất hợp pháp chỉ dẫn địa lí và yêu cầu người sử dụng bất hợp pháp bồi thường thiệt hại (các điểm (b) và (c) của Điều 198.1 Luật SHTT 2005). Tuy nhiên, người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí sẽ không có độc qyền đối với chỉ dẫn địa lí đó cũng như không được trao quyền sử dụng cho những người khác.
Điều 129.3 của Luật SHTT 2005 quy định về bảo hộ bổ sung đối với rượu vang và rượu mạnh. Theo Điều 129.3 này, việc sử dụng chỉ dẫn địa lí được bảo hộ cho rượu vang hay rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lí đó, kể cả khi đã chỉ ra xuất xứ thật của hàng hoá hay chỉ dẫn được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa hay phiên âm hay kèm theo các từ như “ loại “,“kiểu”,“dạng”,“phỏng theo”, hay từ tương tự như vậy đều bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí được bảo hộ. Hành vi xâm phạm có thể bị xử lí theo các thủ tục dân sự, hành chính hay hình sự. Các quy định này phù hợp với các yêu cầu của Điều 23.1 Hiệp định TRIPS.
6. Các yêu cầu đối với thông tin bí mật, bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm
Bí mật kinh doanh bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm được bảo hộ theo các quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 về quyền sở hữu công nghiệp trong đó có các điều 4.4,6.3(c) và phần III Luật sở hữu trí tuệ 2005. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà không phải đăng kí. Chủ sở hữu kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại (các Điều 121,123 đến 125,127 và 198 của Luật sở hữu trí tuệ 2005).
IV. Bảo hộ giống cây trồng
Theo Điều 157.1 Luật SHTT 2005 quy định tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức cá nhân chọn, tạo hay phát hiện và phát triển giống cây trồng hay đầu tư cho công tác chọn tạo hay phát hiện và phát triển giống cây trồng hay được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Các quy định về nội dung của Luật SHTT 2005 về bảo hộ giống cây trồng được lấy từ UPOV. Các điều kiện bảo hộ được áp dụng cho giống cây trồng tai Điều 158 đến 162 Luật SHTT 2005 hoàn toàn tương thích với các điều kiện bảo hộ quy định tại các Điều 5 đến 9 của UPOV bao gồm tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định.
Quy định về tên giống tại Điều 163.2 “ tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khái niệm dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hay loài tương tự”. Quy định này cũng tương thích với các quy định tại Điều 20 UPOV về quy định về thời hạn bảo hộ quyền của người tạo giống là 25 năm đối với thân gỗ và thân nhỏ và 20 năm đối với giống cây trồng khác kể từ ngày các quyền được xác lập.
CHƯƠNG II: THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I.CÁC THỦ TỤC VÀ CHẾ TÀI DÂN SỰ
Toà án nhân dân (Toà dân sự) cấp huyện và cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử các tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Toà án Nhân dân có quyền xét xử các vụ việc liên quan tới lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp, các tranh chấp liên quan đến giá chuyển giao hay tiền đền bù, khiếu kiện về quyền đăng ký và về quyền tác giả, và các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hay hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Khi đưa ra yêu cầu hay khởi kiện trước toà,nguyên đơn, hay người thay mặt hợp pháp của họ phải cung cấp chứng cứ về quyền sở hữu trí tuệ của mình cũng như chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền (Điều 203 của Luật SHTT năm 2005). Bị đơn có quyền bác bỏ chứng cứ và lý lẽ của nguyên đơn trước Toà. Theo yêu cầu của bất kỳ bên nào hay một cách chủ động, Toà án có quyền yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ hay tài liệu và chủ động thu thập chứng cứ nếu cần thiết (các Điều 85 & 94 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004). Cá nhân và tổ chức được yêu cầu cung cấp chứng cứ được 15 ngày để xuất trình chứng cứ. Các bên liên quan có quyền khiếu nại việc thu thập chứng cứ của Toà với Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu toà án thẩm tra và thu thập chứng cứ theo yêu cầu của các bên liên quan. Viện kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc xét xử và các quyết định của Toà dân sự và bảo đảm việc giải quyết kịp thời và đúng pháp luật Việt Nam (Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Tất cả các quyết định của toà được cung cấp cho các bên liên quan và Viện kiểm sát nhân dân bằng văn bản trong vòng 10 ngày (Điều 241 Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Quy định chi tiết về chứng cứ cần thiết được đưa vào điều 203 của Luật SHTT 2005. Theo điều 203, các tài liệu phải nộp để chứng minh quyền sở hữu trí tuệ có thể bao gồm: bản sao hợp pháp Văn bằng bảo hộ, bản trích lục Đăng bạ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả, hay giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan, đối với những quyền đã được đăng kí. Đối với những quyền chưa được đăng kí, bất kì tài liệu nào chứng minh sự tồn tại quyền tác giả, các quyền liên quan hay nhãn hiệu nổi tiếng… có thể được chấp nhận. Nguyên đơn không phải nộp cho toà án bản cam kết về quyền sở hữu. Hiện cũng có các quy định về thủ tục hoà giải đối với các tranh chấp về tiền bản quyền, tiền đền bù, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu.
Toà án có thể buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, thừa nhận các quyền hợp pháp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xác lập quyền, và buộc bồi thường thiệt hại. Tiền bồi thường dược xác định trên cơ sở “thiệt hại vật chất thực tế” hay lợi nhuận thu được một cách bất hợp pháp của bên xâm phạm, và “thiệt hại về tinh thần”. Việc tính “thiệt hại vật chất thực tế” phải tính đến cả tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn hay giảm thiểu thiệt hại, và giảm sút về thu nhập (Điều 307.2 của Bộ luật Dân sự 2005). “Thiệt hại về tinh thần” bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín của nạn nhân (Điều 204.1(b) của Luật SHTT 2005). Luật SHTT 2005 đã có quy định chi tiết về cách tính thiệt hại (Điều 204), bồi thường cho người nắm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status