Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế - pdf 13

Download Tiểu luận miễn phí

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ 1
I. Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế. 1
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế 1
2. cách giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay 2
III. Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế 2
1. Nội dung biện pháp đàm phán trực tiếp 2
2. Ưu điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp 3
3. Nhược điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp 3
4. Thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp vào giải quyết tranh chấp quốc tế
4
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 5
Hiến chương Liên hợp quốc đã liệt kê rất nhiều những biện pháp hòa bình để tạo cơ hội cho chủ thể liên quan sự tự lưa chọn trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Tuy vậy, việc áp dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế trong thực tiễn lại không hề đơn giản. Tranh chấp quốc tế là vấn đề phức tạp, do đó, các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế cần được xem xét, nghiên cứu, đánh giá thường xuyên để từ đó khắc phục những nhược điểm phát huy ưu điểm của từng biện pháp, bảo đảm sự phù hợp đối với thực tiễn các tranh chấp đang diễn ra.
Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của luật quốc tế, như đặc trưng về chủ thể, về đối tượng điều chỉnh nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế cũng có những điểm rất khác biệt so với luật quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế suy cho đến cùng, đều do chính các chủ thể quyết định.
Chính việc thỏa thuận lựa chọn các cách thích hợp để giải quyết vấn đề tranh chấp là một trong những cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Từ quá trình học tập nghiên cứu lí luận, cùng với việc tìm hiểu về thực tiễn về các cơ quan tài phán quốc tế trong quá tình giải quyết tranh chấp. Nhận thấy đây là một vấn đề quốc tế lớn nhưng vẫn còn rất mới mẻ. Vì thế, tui đã quyết định lựa chọn đề tài về “Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế” để hoàn thành bài luận cuối kì môn luật công pháp quốc tế của mình.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
Căn cứ vào thực tiễn của pháp luật quốc tế hiện nay. Ta có thể hiểu một cách chung nhất về tranh chấp quốc tế như sau: “Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược nhau hay mâu thuẫn với nhau, và có những yêu cầu,hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hay sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lí hay quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau”.
2. cách giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay
Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định rất nhiều biện pháp hòa bình, tạo ra điều kiện cho các chủ thể luật quốc tế lựa chọn trong giải quyết tranh chấp quốc tế. xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế: Chủ thể, đối tượng điều chỉnh… vì thế mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế cũng có những đặc điểm rất khác biệt so với luật quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế là do các chủ thể luật quốc tế quyết định
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế từ trước tới nay thường vẫn áp dụng các cách giải quyết tranh chấp cơ bản sau.
+ Giải quyết trực tiếp tranh chấp
+ Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba;
+ Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu vực.
+ Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế.
II. Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Nội dung biện pháp đàm phán trực tiếp
cách giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế, đàm phán luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các biện pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng.
Đàm phán trực tiếp thường được xác định là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghi hay các cuộc gặp song phương. Ví dụ như hội nghị song phương giữa Ấn Độ và Pakistan về lãnh thổ Casmia; giữa Malaysia và Singapore về đảo có đèn biển ( sau đó Tòa án công lý quốc tế đã quyết định hòn đảo thuộc về Singapore). Hội nghị đa phương đàm phán 6 bên về khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên ( gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên).
Đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. đàm phán có thể được tiến hành bởi thay mặt chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, từ cấp cao nhất là Nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ cho đến cấp chuyên viên.
Đàm phán trực tiếp có mối liên hệ mật thiết với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Trong nhiều trường hợp đàm phán chỉ là giai đoạn khởi đầu cho một cách giải quyết tranh chấp khác. Ví dụ như khi hai bên tranh chấp giải quyết bằng đàm phán nhưng không thành công và quyết định tiếp tục giải quyết bằng cách thông qua bên thứ ba. hay đàm phán là hệ quả của việc áp dụng các cách giải quyết tranh chấp khác. Ví dụ khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp chọn cách giải quyết thông qua Ủy ban hòa giải, nhưng trong quá trình nghiên cứu tài liệu về các bên tranh chấp Ủy ban hòa giải yêu cầu các bên tranh chấp ngồi lại đàm phán trao đổi quan điểm với nhau trước khi đưa tranh chấp đến bên thứ ba.

6160440iTq6SVd3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status