Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI NÓI ĐÀU
1. Tính cấp t h i ế t của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 8 0 % dân số sống ở
nông thôn và gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp
của Việt Nam rất phong phú và có sản lượng lớn. So với nhiều nước trên thế
giới, Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất và xuất khẩu lúa, gạo, cà phê,
hạt điều, chè, cao su... Tuy nhiên một đặc tính của sản xuất nông nghiệp là có
tính thời vụ, tình trạng cung vượt quá cầu vào thời kự thu hoạch khiến cho giá
cả có the giảm mạnh trên thị trường tiêu thụ. Do đó các nhà sàn xuất nông
nghiệp phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro về biến động giá, khó chủ
động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Đe tránh
được rủi ro nêu trên có một cách đó là mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa.
Trên thế giới, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
đã hình thành và phát triển ờ những nước có nền kinh tế thị trường phát triển
từ những năm 40 của thế kỷ XIX. Cho tới nay, đã có hơn 40 Sờ giao dịch
hàng hóa được nối mạng giao dịch toàn cầu và các Sờ giao dịch này đã đóng
góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa được biết đến như một công cụ hữu hiệu trong việc
phòng ngừa rủi ro về biến động giá.
Tuy nhiên ờ Việt Nam, vẫn chưa có hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sờ giao dịch hàng hóa. Dường như cụm từ "mua bán hàng hóa qua Sờ giao
dịch hàng hóa" còn quá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Thậm chí ở Việt
Nam còn chưa có một Sờ giao dịch hàng hóa nào để tiến hành hoạt động mua
bán này. Việt Nam mới chỉ có cơ sờ pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sờ giao dịch hàng hóa là Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và Nghị
định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa. Việc hình thành và phát triển cách mua bán hàng hóa qua Sờ
giao dịch hàng hóa là tất yếu đối v ớ i một nước nông nghiệp phát triên như
V i ệ t Nam. Thông qua các giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa, người nông
dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể đảm bảo được l ợ i
nhuận của mình, hạn chế được r ủ i ro về biến động giá bỞng cách căn cứ vào
thông t in niêm yết trên Sờ giao dịch hàng hóa. Nếu thấy giá hàng hóa có xu
hướng giảm trong tương l a i, họ có thể bán nông sản trước k h i thu hoạch.
V ớ i mong muốn được tìm tòi và nghiên cứu về một vấn đề còn rất mớ i
này nhỞm đưa ra được giải pháp phát triển cho V i ệt Nam tui đã lựa chọn đề
tài: "Mua bán hàng hoa qua Sờ giao dịch hàng hoa: Kinh nghiệm một sô
nước và giải pháp phát triển cho Việt Nam " làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa đã được rất nhiều
nhà kinh tế trên thế g i ới nghiên cứu như Giáo sư Steven c. Blank - Đ ạ i học
Caliíbnia v ớ i cuốn "Thị trường tương lai và quyền chọn", Giáo sư Ross
Buckley v ớ i cuốn "Giới thiệu chung về giao dịch tương lai hàng hóa"...
Ở V i ệt Nam, cũng có một số nghiên cứu về mua bán hàng hóa qua Sờ
giao dịch hàng hóa như "mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa" của
ThS. Hà Thị Thanh Bình, "Thị trường giao sau" cùa TS. Nguyễn Văn Nam...
Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên, ít nhiều có đề cập đến mua bán
hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa, tuy nhiên chưa có một công trình nào đi
sâu, tập trung nghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa một cách có hệ thong.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục tiêu:
- Nghiên cứu và luận giải những cơ sở lý luận và k i nh nghiệm một số
nước về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nhỞm đưa ra các bài
học kinh nghiệm cho V i ệt Nam. - Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa
qua sờ giao dịch hàng hóa ờ Việt Nam từ đó tìm ra các giải pháp phát triển
cho Việt Nam.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu vấn đề cơ sở lý luận mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch
hàng hóa.
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước thực hiện mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa, từ đó rút ra bài hễc kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch
hàng hóa ở Việt Nam.
- Dự báo khả năng phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa ờ Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển mua bán hàng hóa
qua Sờ giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp: thu thập tư liệu, phân tích, tổng
hễp và so sánh, phương pháp diễn giải, quy nạp.
5. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm ba chương như sau:
Chương ì- Lý luận chung về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa
Chương li- Kinh nghiệm thực hiện mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa tại một số nước.
Chương HI - Thực trạng và giải pháp phát triển mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.


/file/d/1XYXAbV ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status