Đề tài Đạo đức người luật sư trong thời kì mới - pdf 13

Download Đề tài Đạo đức người luật sư trong thời kì mới miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1.Tính cấp thiết của đề tài 2
2.Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4
5.Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những kết quả nghiên cứu 4
7. Cơ cấu của báo cáo 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHÁI NIÊM LIÊN QUAN VỀ
NGHỀ LUẬT SƯ TRONG ĐỀ TÀI 6
1.Nghề luật sư 6
1.1. Khái niêm 6
1.2.Vai trò luật sư 9
2. Đạo đức nghề luật sư 10
2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp nói chung 10
2.2. Đạo đức nghề luật sư 12
2.3.Tiêu chí đánh giá cơ bản 13
CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY 14
1. Sự phát triển của nghề luật sư trong thời kì hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 14
1.1.Đối với kinh tế 14
1.2.Về chính trị 17
1.3.Về xã hội 21
2. Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới 21
2.1.Thanh danh 21
2.2.Sứ mệnh 22
2.3.Kĩ năng hành nghề 24
2.4. Chuẩn mực ứng xử 26
2.4.1. Quan hệ của luật sư với khách hàng 26
2.4.2. Quan hệ của luật sư với cơ quan nhà nước 28
2.4.3. Quan hệ với đồng nghiệp 29
2.4.4. Quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng 31
3. Kết quả việc xây dựng đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam 32
3.1.Bộ quy tắc chuẩn về đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam. 32
3.2. So sánh việc xây dựng đạo đức nghề luật sư với một nước có nghề luật phát triển_ nước Anh. 34
CHƯƠNG III: BIỂU HIỆN ĐI XUỐNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LUẬT SƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ . .36
1. Những biểu hiện đi xuống của đạo đức luật sư 36
1.1. Luật sư với nạn chạy án. 36
1.2. Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước 39
1.3.Luật sư vi phạm chuản mực ứng xử 41
2. Một số giải pháp đề cao đạo đức nghề nghiệp 42
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38820/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ước đang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng (đặc biệt là nạn đói năm 1945 đã làm hai triệu đồng bào ta chết đói). Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên theo đó là các mối quan hệ ngoại thương với các nước và các tổ chức trên Thế giới như: gia nhập ASEAN (1995), bình thường hóa quan hệ Việt – Mĩ(1995), tham gia AFTA, APEC và đặc biệt là vào năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới WTO.
1.2.Về chính trị
Việt Nam đã trải qua 2 cuộc chiến tranh lớn với Pháp và Mĩ, tưởng rằng nền kinh tế của Việt Nam khó có thể phụ hồi. Tuy nhiên, nhờ vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì nền kinh tế của nước ta đã phát triển một cách vượt bậc. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các kế hoạch 5 năm để phát triển kinh tế của đất nước trong khi đất nước đang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng (đặc biệt là nạn đói năm 1945 đã làm hai triệu đồng bào ta chết đói). Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên theo đó là các mối quan hệ ngoại thương với các nước và các tổ chức trên Thế giới như: gia nhập ASEAN (1995), bình thường hóa quan hệ Việt – Mĩ(1995), tham gia AFTA, APEC và đặc biệt là vào năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới WTO.
Luật sư Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập năm 1945. Nhưng, nghề luật sư chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy được coi là một nghề nhưng cho đến trước năm 2001, luật sư vẫn chỉ được coi là "nghề tay trái", việc "làm thêm" của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật, chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như các nghề nghiệp khác.Vì thế, sau 14 năm Pháp lệnh luật sư đi vào cuộc sống, cả nước mới có chưa đầy 2000 luật sư. Phần lớn trong số ít luật sư này lại là các cán bộ về hưu, các công chức kiêm nhiệm... Luật sư trẻ chuyên nghiệp chỉ tính được trên đầu ngón tay!Cái vòng luẩn quẩn của sự không chuyên nghiệp đã khiến cho luật sư Việt Nam chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống thực thi pháp luật và đời sống kinh doanh, thương mại.
Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời mang theo một sứ mệnh lịch sử là chuyên nghiệp hoá luật sư Việt Nam, nâng tầm nghề này để xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội dân chủ, văn minh. Hai thay đổi cơ bản so với hệ thống pháp luật về luật sư trước đó là: Hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp và không chấp nhận sư kiêm nhiệm trong hoạt động luật sư. Bên cạnh đó, một số những thay đổi pháp ly khác cũng có tác động tích cực đến con đường chuyên nghiệp hoá nghề này như:không chấp nhận trình độ "tương đương đại học luật", mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho luật sư.. Sau 5 năm thực thi Pháp lệnh 2001, diện mạo luật sư Việt Nam đã thay đổi hẳn. Hơn 1100 tổ chức hành nghề luât sư Việt Nam đã đi vào hoạt động, tạo thành một mạng lưới quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật. Hình thành một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp hơn 4100 luật sư. Đặc biệt, vai trò của luật sư trong hệ thống thực thi pháp luật và hệ thống thương mại đã được khẳng định. Luật sư - hai từ này đã tạo được một vị trí khá quan trọng trong hệ thống phân vai của xã hội Việt Nam đương đại.
Tuy nhiên, Pháp lệnh luật sư cũng còn để lại một khoảng trống khiến cho con đường chuyên nghiệp hoá của luật sư Việt Nam vẫn gặp những "cú sóc" bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn "hai luật chơi" trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư. Bên cạnh đó, việc phận biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó. Luật luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam. Những thay đổi ấy là:
Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư.
Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có.
Ngoài việc ra luật, thông tư, quyết định về ngành luật, nhà nước còn ra rất nhiều nghị quyết về các vấn đề: kinh tế, chính trị, xã hội...để phát triển đất nước.
Về kinh tế: Nghị quyết số 51/2010/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 48). Điểm 6 mục II của Nghị quyết số 48 đã đặt ra định hướng: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế”, trong đó nhấn mạnh “ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trương rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện cam kết với ASEAN; tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006; tiến tới Cộng đồng kinh tế Châu Á vào năm 2020. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra các nghị quyết số 08-NQ/TW ( Nghị quyết số 16) đã đặt ra yêu cầu rà soát hệ thống pháp luật.
Về xã hội: Luật trợ giúp pháp lí được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007.Nghị quyết số 7/2007/NĐ/CP ra ngày 12/1/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lí.Bộ tư pháp đã ban hành thông tư số 7/2008/TT-BTP ban hành ngày 21/8/2008 hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lí trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và chương trình xóa đói giảm cùng kiệt giai đoạn 2006-2010.
Ngày 19/10/2010 tại Hà Nội, dự thảo chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do bộ tư pháp soạn thảo. Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Chiến lược phát triển nghề luật sư giai đoạn 2020, Vụ phó Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Bốn cho biết, có 4 quan điểm được ban soạn thảo đặt ra g
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status