Nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật nước ta đã quy định tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội. Do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã ghi nhận điều này vào các nguyên tắc cơ bản và Điều 16 quy định “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy nhiên trên thực tế, không phải khi nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt để. Trong bài luận này chúng ta sẽ cùng đi sâu phân tích ý nghĩa của nguyên tắc và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc.


B. NỘI DUNG
I. Lý luận về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
Sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán, trong đó có quy định: “Tòa án tư pháp sẽ độc lập với cơ quan hành chính, các quy định thẩm phán sẽ chỉ trong pháp luật và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào tư pháp. Mỗi thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án”. Mặt khác, Sắc lệnh số 13/SL còn quy định “Các phụ thẩm nhân dân có bổn phận lấy lý trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một các công bằng, không vì nể, vì sợ một thế lực nào, vì lợi ích riêng hay tư thù mà bênh vực hay làm hại ai”. Điều 69 Hiến pháp năm 1946 cũng quy định “Trong khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”. Hiến pháp năm 1959 ra đời nguyên tắc này chỉ được ghi nhận một cách rõ nét hơn: “Khi xét xử tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 100 Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960). Trên cơ sở hiến pháp năm 1980, luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981 và Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành. Nguyên tắc này được khẳng định cụ thể hơn: “ Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Hiến pháp năm 1992 ra đời, một lần nữa nguyên tắc này được khẳng định một cách rộng rãi hơn ( Điều 130 Hiến pháp 1992, Điều 5 luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992 và Điều 3 pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân…). Điều 16 BLTTHS năm 2003 cũng ghi nhận nguyên tắc này: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

S1qO3EQ4y5U2J0a
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status