Đề tài Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước - pdf 13

Download Đề tài Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước miễn phí



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG 3
1, Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Đặc điểm 3
2, Bản chất pháp lý của Doanh nghiệp 4
2.1 Khái niệm và đặc điểm của bán doanh nghiệp 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Đặc điểm 4
2.2 Nguyên tắc bán 5
2.3 cách bán 7
3, Quy định của pháp luật về bán doanh nghiệp 9
3.1 Đối tượng và điều kiện áp dụng 9
3.1.1 Đối tượng áp dụng 9
3.1.2 Điều kiện áp dụng 10
3.2 Đối tượng tham gia mua bán 13
3.2.1 Bên bán 13
3.2.2 Bên mua 14
3.3 Trình tự thủ tục bán 16
3.4 Thủ tục pháp lý sau khi bán 17
C. KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38825/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

“giao phó” sứ mệnh đầu tàu trong quá trình xây dựng nền kinh tế tự chủ và ghánh vác những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu. Tuy nhiên thế mạnh và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước không được duy trì một cách bền vững. Cải cách doanh nghiệp nhà nước từ lâu là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Có rất nhiều biện pháp đổi mới cho hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Trong các biện pháp đổi mới đó thì chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước dưới hình thức bán doanh nghiệp là một giải pháp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 109/2008/NĐ-CP về giao, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có thể hiểu bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ hay bộ phận doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hay pháp nhân khác.
2.2 Đặc điểm
Thứ nhất, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là việc chuyển giao quyền sở hữu toàn bộ hay bộ phận doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước cho chủ sở hữu khác.
Thứ hai, đối tượng của bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là bộ phận hay toàn bộ doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Việc bán doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là bán tài sản của doanh nghiệp mà còn bán lợi thế kinh doanh. Nói cách khác, doanh nghiệp chính là “hàng hóa, tài sản” nên quan hệ mua bán doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung trong các quan hệ mua bán tài sản do Bộ luật dân sự điều chỉnh.
Thứ ba, giá trị trao đổi phải được tính bằng tiền trong quan hệ mua bán doanh nghiệp này. Đây là quan hệ trao đổi ngang giá, hình thức trao đổi là nhận thanh toán. Tức là, doanh nghiệp bán sẽ được thanh toán bằng tiền phần doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu.
Thứ tư, mục đích của việc bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là nhằm tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệp, giảm bớt chi phí và trách nhiệm kinh doanh của nhà nước. Bên cạnh đó, còn có thể thu hồi một khoản vốn nhà nước để sử dụng nó vào những mục tiêu khác có hiệu quả hơn.
Thứ năm, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi được bán cỏ thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào ý chí của chủ sở hữu mới bằng việc đăng kí kinh doanh lại đối với doanh nghiệp được bán.
Nguyên tắc bán
Trong quá trình mua bán doanh nghiệp nói chung hay mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nói riêng cần có những nguyên tắc để chỉ đạo, định hướng nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ cũng như đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư. Điều 5 Nghị định 109/2008/NĐ-CP ghi nhận những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: người mua doanh nghiệp không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng. Đây là quy định ràng buộc người mua phải thực hiện đúng bản chất, mục đích của hoạt động mua bán doanh nghiệp đó là dành quyền kiểm soát doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh bằng các giá trị sẵn có của doanh nghiệp đó, và cũng là quy định nhằm bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ hai: tài sản của doanh nghiệp khi bán được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá trị thực tế trên thị trường. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Khi bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là bán toàn tài sản đó và người mua đều có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh của mình. Chính vì vậy tất cả tài sản của doanh nghiệp phải được tính bằng giá trị để đảm bảo bên bán được hưởng đúng bằng phần mà mình bán tương ứng. Hiện nay giá cả thị trường luôn có những biến động lớn và để đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng thì đòi hỏi các tài sản của doanh nghiệp phải được tính theo giá thị trường tại thời điểm bán. Nguyên tắc trên đảm bảo tính khách quan trong quan hệ mua bán này với một bên chủ thể là Nhà nước.
Thứ ba, nguyên tắc về thứ tự ưu tiên trong lựa chọn cách bán doanh nghiệp. Thứ tự được sắp xếp như sau:
+ Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
+ Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
+ Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;
+ Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ.
Sở dĩ pháp luật quy định thứ tự sắp xếp như trên vì: việc bán thỏa thuận trực tiếp chỉ áp dụng khi nào không thể tổ chức được bán đấu giá, hơn nữa bán đấu giá thường được ưu tiên trước vì thông qua hình thức này có thể lựa chọn được người mua trả giá cao nhất. Bên cạnh đó, ưu tiên hình thức bán có kế thừa công nợ vì nó giúp Nhà nước giải quyết các nghĩa vụ về tài sản một cách nhanh gọn, thuận lợi, chuyển giao dứt điểm các nghĩa vụ này cho bên mua.
Thứ tư: nguyên tắc công bố công khai. Thông báo công khai việc hoàn thành bán doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến các cơ quan: Tài chính Doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triến doanh nghiệp.
Thứ năm: nguyên tắc về phương tiện thanh toán, cách thanh toán. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thanh toán trong việc mua doanh nghiệp thông qua tài khoản này.
Thứ sáu: các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bán doanh nghiệp được trừ vào vốn nhà nước hay nguồn thu từ bán doanh nghiệp, nếu không đủ thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ tài chính hướng dẫn nội dung và mức chí phí bán doanh nghiệp. Nguyên tắc này giúp chúng ta trong quá trình thực hiện bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ rút bớt các thủ tục hành chính rườm rà liên quan đến chi ngân sách riêng lẻ, không những thế còn tránh được trường hợp các khảon tiền trên không có dự án chi thì sẽ không có chi phí để thanh toán. Quy định sử dụng luôn nguồn vốn vừa được thu hồi hay từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Nguyên tắc trên ghi nhận thẩm quyền của Bộ tài chính phải có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.3 cách bán.
Theo quy định của Pháp luật hiện hành thì việc bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thực hiện theo hai cách sau:
Tổ chức bán doanh nghiệp theo cách đấu giá.
Điều kiện áp dụng cách này là phải có từ hai người đăng kí mua trở lên. Nếu đã thỏa mãn điều kiện này thì tùy theo tính chất của việc mua bán chúng tra có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
- Trường hợp đã giải quyết được một phần số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thì sẽ tiến hành đấu giá kế thừa toàn bộ số lao động còn lại.
- Trường hợp đã giải quyết hết số lao động hay đã phê duyệt phướng án giải quyết hết số lao động theo quy định của pháp luật lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status