Tiểu luận Phân tích các điều kiện của việc nuôi con nuôi, những điểm bất cập còn tồn tại cần sửa đổi, hoàn thiện về điều kiện nuôi con nuôi - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích các điều kiện của việc nuôi con nuôi, những điểm bất cập còn tồn tại cần sửa đổi, hoàn thiện về điều kiện nuôi con nuôi



Các điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình phần nào thể hiện được những yêu cầu cần có của người nhận nuôi con nuôi, song các quy định này chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, cần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn. Những nội dung cần được sửa đổi, bổ sung về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi là:
- Độ tuổi của người nuôi: Cần quy định độ tuổi tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi kết hợp với quy định về khoảng cách tuổi giữa hai bên. Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; như vậy là chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi. Bởi quan hệ cha mẹ và con trong việc nuôi con nuôi không hẳn gắn với quy luật tự nhiên về mặt sinh học, mà nó được hình thành trên cơ sở ý chí, tình cảm của các bên. Người nhận nuôi phải đạt tới một độ tuổi tối thiểu nhất định thì mới có được kinh nghiệm, hiểu biết, điều kiện kinh tế phù hợp và quan trọng nhất là nhận thức rõ về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình. Do đó, cần quy định độ tuổi tối thiểu của người nuôi một cách rõ ràng, cụ thể hơn, và có thể quy định độ tuổi đó là từ 25 tuổi trở lên, kết hợp với khoảng cách tuổi tối thiểu giữa người nuôi và con nuôi là 20 tuổi.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39579/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BÀI TẬP NHÓM LẦN 1
A. MỞ ĐẦU
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, góp phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em mồ côi, bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi. Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã khẳng định: “ Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm”
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có những quy định về việc nuôi con nuôi và các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên có thể thấy, quy định về điều kiện nuôi con nuôi chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật, chưa rõ ràng, còn quá đơn giản, chưa phản ánh và phù hợp với bản chất của quan hệ cho – nhận con nuôi. Trong bài luận này, nhóm chúng tui sẽ phân tích các điều kiện của việc nuôi con nuôi và trao đổi một số ý kiền về việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định về điều kiện nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi đúng với bản chất của nó.
B. NỘI DUNG
Có thể nhận thấy, việc nuôi con nuôi chỉ thực sự cần thiết khi trẻ em không thể được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt của mình vì những lý do nhất định. Chỉ khi đó việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi mới phù hợp với quyền của trẻ em được sống trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc: “Trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp một sự cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em” ( Điều 9 Công ước quốc tế về quyền trẻ em). Các quy định về điều kiện của việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ nguyên tắc cơ bản này.
Khoản 1, Điều 67, Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”. Như vậy, việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng bảo đảm quyền lợi của người nuôi ( cha, mẹ nuôi ). Để việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể về các điều kiện về việc nuôi con nuôi hợp pháp.
I. Các điều kiện của việc nuôi con nuôi
1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình:
“Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;
3. Có tư cách đạo đức tốt;
4. Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
5. Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hay hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hay chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Để đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi làm tốt chức năng làm cha, làm mẹ của mình, người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ điều kiện liên quan đến năng lực hành vi, khoảng cách chênh lệch về độ tuổi, tư cách đạo đức và các điều kiện thực tế khác để được nhận nuôi con nuôi.
2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Điều 68, Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“1. Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.
Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh,
người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hay làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hay của cả hai người là vợ chồng”
Người chưa thành niên từ 15 tuổi trở xuống là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, quan hệ nuôi con nuôi sẽ bảo đảm cho người con được sự giám hộ của cha mẹ. Hơn nữa, trên thực tế những người trên 15 tuổi đã có thể tự lập kiếm sống nuôi bản thân và thông thường, người nhận con nuôi cũng mong muốn được bảo trợ cho những em nhỏ, tạo cho các em mái ấm gia đình. Như vậy, nếu nhận người đã thành niên hay người trên 15 tuổi thì mục đích của việc nhận con nuôi ít nhiều không còn nguyên giá trị.
Quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hay của cả hai người là vợ chồng nhằm bảo đảm cho người con nuôi về nơi ăn chốn ở, về sự hòa hợp và ổn định, thống nhất trong cách sống, cách chăm sóc giáo dục.
3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi
Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hay không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.
Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.”
Theo các quy định trên đây, việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ ( đối với người con chưa thành niên hay con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự ); trường hợp cha mẹ đẻ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay không xác định được cha, mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản.
Đối với người được nhận làm con nuôi là người trên 15 tuổi nếu là
thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hay làm con nuôi người già yếu cô đơn thì cần phân biệt:
+ Theo khoản 1 Điều 71 “Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hay không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ”.
+ Ngược lại, người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì không cần có sự đồng ý của cha, mẹ.
- Trường hợp của một bên cha, mẹ đẻ (của người được nhận làm con nuôi) đã chết hay bị mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia ( cha đẻ, mẹ đẻ còn sống và có năng lực hành vi dân sự).
+ Trường hợp cha, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đã ly hôn thì vẫn phải có sự đồ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status