Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Mục đích và nhiệm vụ
1. Mục đích
2. Nhiệm vụ
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học
1.1. Khái quát chung về hoạt động tự học
1.1.1. Một số quan điểm về tự học
1.1.2. Một số khái niệm về tự học
1.1.2.1. Khái niệm tự học
1.1.2.2. Các hình thức tự học
1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học của sinh viên trong trường Đại học
1.2. Vai trò của tự học đối với sinh viên và đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học
1.2.1. Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ảnh hưởng đến quá trình tự học
12.2. Tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sinh viên
1.2.3. Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học
Chương 2. Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học
2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình tự học các môn khoa học
xã hội và nhân văn của sinh viên
2.1.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về việc tự học các môn
khoa học xã hội và nhân văn
2.1.2. Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
2.1.3. Thực trạng về kết quả tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
2.2. Một số hạn chế của việc tự học các môn khoa học xã hội và
nhân văn
2.3. Nguyên nhân của thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học
3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn
3.2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
3.3. Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học
3.3.1. Nhận thức về vai trò tích cực của sinh viên trong việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn
3.3.2. Một số kỹ năng phục vụ hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn
3.4. Đảm bảo tốt cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên
KẾT LUẬN
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39534/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i có khả năng tự học. Tự học là nói đến nội lực của người học, chất lượng của học tùy thuộc chủ yếu vào nội lực, đòi hỏi ý chí của bản thân sinh viên.
Hiện nay, việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo và phương pháp dạy học trong giáo dục Đại học và Cao đẳng là một trong những yêu cầu cần thiết. Một trong những đòi hỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường Đại học là giúp cho sinh viên có khả năng tự hoc, tự nghiên cứu. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định: “đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là sinh viên Đại học”.
Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường Đại học. Khi một học sinh trở thành một sinh viên Đại học, họ bắt đầu làm quen với cách học tập hoàn toàn mới. Ở phổ thông trung học, học sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức được cô giáo truyền giảng ở trên lớp và giáo viên liên tục kiểm tra, đánh giá học sinh và có giao bài tập cụ thể. Song ở đại hoc thì khác hẳn, tự học là phương pháp, cách thức cơ bản của mỗi sinh viên phải quán triệt. Bởi vì, phương hướng chủ yếu của trường Cao đẳng, Đại học trong giai đoạn này là nhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làm cho sinh viên tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu. Sinh viên đại học, học phương pháp là chủ yếu. Giờ đây, thầy cô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập, và các giờ lên lớp chỉ cung cấp được những kiến thức cơ bản nhất, những tài liệu cơ bản, còn việc học tập của sinh viên là sắp xếp trình tự, thời gian để nghiên cứu nắm tài liệu cơ sở và cả tài liệu tham khảo mở rộng. Thêm vào đó, không còn sự kiểm tra sát sao của giáo viên, kết quả học tập dồn hết vào kỳ thi hết học phần, hết môn. Kết quả này phụ thuộc vào bản thân sinh viên là chủ yếu. Công tác tự học của sinh viên ngày càng tăng lên, ngày càng đòi hỏi nhiều cố gắng nỗ lực vì chỉ có việc tự học mới trang bị cho mình kiến thức mới nhất, khoa học nhất và thu được nhiều kinh nghiệm cho thực tiễn hoạt động và đạt kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng tự học còn góp phần nâng cao thành tích, hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc hiểu và tiếp thu tri thức mới. Tự học với sự nỗ lực và tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của vấn đề. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp phải nhiều vấn đề mới và việc đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tố nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù điều kiện ngoại cảnh có thuận lợi đến mấy (giáo viên giỏi, tài liệu hay và đầy đủ…).
Tự học được tổ chức tốt không những cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới mà còn giúp họ rất nhiều trong công việc sau này. Họ có năng lực hoạt động thực tiễn hay không? Chất lượng công tác như thế nào? Phụ thuộc lớn vào chất lượng tự học. Xã hội ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại thì cần có những con người toàn diện. Do đó, sinh viên cần trang bị cho mình những tri thức toàn diện. muốn có tri thức toàn diện con đường tốt nhất là tự học.
Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong cuộc sống giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống của mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, khát khao vươn tới đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão ước mơ. Do đó, mỗi sinh viên hãy xây dựng cho mình một thói quen, một phương pháp để nâng cao chất lượng tự học một cách tốt nhất.
Như vậy, có thể khái quát rằng: tự học là một hình thức học nhằm giúp cho người học lĩnh hội, củng cố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Trong quá trình tự học, người học tự xử lý kiến thức đã lĩnh hội, tìm tòi, khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vu học tập, từng bước biến tri thức của người dạy thành kiến thức của bản thân. Từ đó, giúp cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành niềm tin khoa học, sự hứng thú, say mê học tập.
Kết quả học tập và rèn luyện, năng lực hoạt động thực tiễn của sinh viên có được thông qua kết quả tác động tổng hợp của các hoạt động gồm: giáo dục-đào tạo trong nhà trường, tự học tập, tự tu dưỡng bản thân của sinh viên…Trong các hoạt động đó, hình thức tự học, tự tu dưỡng đặc biệt là chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn có vị trí rất quan trọng, là nhân tố trực tiếp góp phần tạo nên kết quả về chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại học.
1.2.3. Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn
Các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học bao gồm: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lý học, giáo dục học,…nghiên cứu sự vận động, biến đổi và phát triển của tự nhiên, xã hội và con người, vì vậy việc tự học các môn khoa học xã học này là nền tảng cho các môn khoa học khác và tạo một thế giới quan, cách nhìn nhận vấn đề của bản thân một cách khách quan hơn.
Về đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn xét một cách tổng thể, nó mang tính phổ biến bởi lẽ khoa học xã hội và nhân văn là khoa học nghiên cứu về xã hội, con người và cộng đồng người. Từ trước đến nay, làm bất cứ việc gì cũng đòi hỏi đến những hiểu biết về xã hội, con người và cộng đồng người cho nên kiến thức khoa học xã hội và nhân văn hiện hữu khắp mọi nơi và cần …
Nghiên cứu các môn khoa học xã hội và nhân văn liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng văn hóa của dân tộc cho nên đây là một lĩnh vực quan trọng. Chúng ta đều biết rằng những sai lầm về kinh tế, kĩ thuật để lại hậu quả lớn nhưng có thể khắc phục được nhưng những sai lầm về chính tri – xã hội thì để lại hậu quả nặng nề và khó thể khắc phục và nếu có thì rất lâu. Vì vây, sinh viên trong trường Đại học kể cả khối kinh tế - kĩ thuật và khối xã hội – nhân văn phải nhận thức được tầm quan trọng của của các môn học khoa học xã hội và nhân văn, từ đó có phương pháp học tập, nghiên cứu, củng cố vững chắc kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn làm điều kiện cho công tác sau này đạt hiệu quả cao.
Trong thực tiễn, bất cứ công việc nào, bất cứ ngành nghề nào cũng nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status