Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa



MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1 Sức sản xuất của các dòng lợn lai hybrid 5
1.1.2 Hoạt động tiêu hoá của lợn con 8
1.1.3 Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa 12
1.1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn lai thương phẩm giai đoạn sau cai sữa12
1.1.3.2 Các loại nguyên liệu thức ăn chính dùng trong sản xuất
thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa18
1.1.4 Tổng quan về enzyme 22
1.1.4.1 Cấu tạo hoá học của enzyme 22
1.1.4.2 Tính đặc hiệu của enzyme 23
1.1.4.3 Cơ chế tác động của enzyme 25
1.1.4.4 Các yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng enzyme 25
1.1.4.5. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của lợn con 29
1.1.4.6. Enzyme vi sinh vật 32
1.1.5. Vấn đề sản xuất và sử dụng enzyme trong chăn nuôi 35
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới 37
1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và sử dụng enzym cho lợn 37
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 41
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU44
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 44
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 44
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Nội dung nghiên cứu 44
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1 Phương pháp tiến hành 45
2.3.1.1 Thí nghiệm thử mức tiêu hoá protein và tinh bột được
tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt45
2.3.1.2 Phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của khẩu phần với
mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase
đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng
của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa49
2.3.2 Phương pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và
trong phân lợn53
2.3.2.1 Phương pháp xác định vật chất khô 53
2.3.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng nitơ 54
2.3.2.3 Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn 54
2.3.2.4 Phương pháp xác định hàm lượng lipit 54
2.3.2.5 Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số 54
2.3.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột 55
2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 55
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme bổ sung đến khả
năng tiêu hoá của protein và tinh bột của lợn con giai đoạn sau
cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau56
3.1.1 Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con trong quá trình thí nghiệm56
3.1.2 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của lợn con thí nghiệm57
3.1.3 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá protein toàn phần của lợn con thí nghiệm59
3.1.4 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá tinh bột toàn phần của
lợn con giai đoạn sau cai sữa62
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme
protease và amilase vào thức ăn có mức protein khác nhau
đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa65
3.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 65
3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 69
3.2.3 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 71
3.2.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 73
3.2.5 Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 73
3.2.6 Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 75
3.2.7 Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng 76
3.2.8 Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng 78
3.2.9 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2.Tồn tại 83
3. Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
I. Tiếng Việt 84
II. Tiếng Anh 87
PHỤ LỤC CÁC ẢNH THÍ NGHIỆM 91



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

tỉ lệ tiêu hóa chuẩn
không phụ thuộc lượng protein ăn vào. Lượng nitơ thải qua phân và qua nước
tiểu tăng lên khi lượng protein ăn vào tăng tuy vậy tổng nitơ đào thải tăng chủ
yếu là do tăng lượng nitơ đào thải qua nước tiểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Hồ Trung Thông và Đặng Văn Hồng (2008) [30] tiến hành nghiên cứu
bổ sung chế phẩm enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần
đến tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng của lợn F1 (Landrace x Yorkshire). Kết
quả nghiên cứu cho thấy, đối với lợn F1 có khối lượng bình quân 43,2 kg/con
các chỉ tiêu như tỷ lệ tiêu hoá protein tổng số, chất hữu cơ tổng số, năng
lượng và photpho tổng số không có sự thay đổi khi bổ sung thêm enzyme
protease, amylase và phytase. Như vậy việc bổ sung các men tiêu hoá này vào
khẩu phần cơ sở được thiết lập trên ngô, cám gạo, bột sắn, khô đậu nành và
bột cá đã không cải thiện được tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến của protein tổng số,
chất hữu cơ, năng lượng và photpho tổng số của lợn giai đoạn sinh trưởng.
Đỗ Văn Quang và cộng sự (2004)[23] tiến hành nghiên cứu xác định ảnh
hưởng của khẩu phần ăn có mức prôtêin thô thấp, được cân đối axit amin và
bổ sung men sinh học hay hỗn hợp axit hữu cơ đến năng suất thịt và hiệu quả
sử dụng Nitơ thức ăn. Đề tài được tiến hành với 2 thí nghiệm: thí nghiệm nuôi
dưỡng được thực hiện trên 60 lợn thịt giống TLD, với 5 mức protein (%)
tương ứng với lô 1: 17,5/15; lô 2: 15,5/13; lô 3: 13,5/12; lô 4: 15,5/13 + 0,2%
men sinh học và lô 5: 15,5/13 + 0,2% hỗn hợp axit hữu cơ cho 2 giai đoạn 20
- 50 và 50 - 90 kg tương ứng. Tỉ lệ lysine/năng lượng cho tất cả các lô thí
nghiệm là 0,65g lysine/Mj.DE, 13,5Mj.DE/kg thức ăn; cho giai đoạn 20 - 50
kg và 0,55 lysine/Mj.DE; 12,5 Mj.DE/kg cho giai đoạn 50 - 90kg. Thí nghiệm
thử mức tiêu hoá được tiến hành trên 8 lợn đực thiến giống YLD, với 2 lô,
mức prôtêin thô cho lô 1 và 2 tương ứng là 15 và 13%. Kết quả cho thấy, việc
bổ sung men sinh học và hỗn hợp axit vào khẩu phần ăn cho lợn thịt có tỷ lệ
protein thô 15,55% ở giai đoạn 20 - 50 kg đã cải thiện được chỉ số tiêu tốn
thức ăn 8,6 - 9,87% và khả năng tăng trọng từ 14,32 - 16,84%. Các tác giả
cũng đã cho biết ở giai đoạn từ 50 - 90 kg, các chỉ tiêu về tăng trọng, thu nhận
thức ăn giữa tất cả các lô đều không có sự sai khác đáng kể. Điều này cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
thấy đối với lợn nuôi ở giai đoạn 50 - 90 kg, do bộ máy tiêu hoá đã phát triển
đến mức thuần thục nên việc bổ sung thêm men sinh học hay axit hữu cơ vào
khẩu phần không mang lại kết quả rõ rệt và nuôi lợn thịt với thức ăn có tỷ lệ
prôtêin quá cao cũng không mang lại năng suất cao hơn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Liên Xô từ năm 1934 đã tổ chức sản xuất enzyme với quy mô nhỏ, đến
năm 1952 quy mô sản xuất được phát triển rộng hơn và từ đó đến nay sản
xuất enzyme trở thành một ngành công nghiệp lớn, sử dụng enzyme vào chăn
nuôi được bắt đầu trong khoảng 30 năm gần đây. Công nghệ sản xuất những
chế phẩm enzyme dùng trong chăn nuôi là do Viện nghiên cứu khoa học “kỹ
thuật sinh học” toàn liên bang đề ra (Tossenberger và cs, 1995) [53].
Theo Sand và cs (2001)[48] khi nghiên cứu ảnh hưởng của mức bổ sung
600 UI phytase/kg thức ăn cho lợn con có khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm
là 9,2 kg/con cho thấy, việc bổ sung phytase vào khẩu phần được thiết lập chủ
yếu dựa trên bột ngô bình thường và cải thiện tỷ lệ tiêu hoá photpho đối với
ngô có hàm lượng photpho tiêu hoá cao.
Officer (2000)[46] thấy khi kết thúc 23 thí nghiệm nghiên cứu về bổ
sung enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần ăn cho lợn
được tiến hành từ 1978 đến 1993 thì thấy có 4 thí nghiệm cải thiện được tốc
độ sinh trưởng của lợn con.
Theo Scheuemann (1993)[49] bổ sung probiotic trong thức ăn của lợn
con sẽ cải thiện được tỷ lệ tiêu hoá protein 5 - 6%.
Các hỗn hợp gồm các men cellulase, hemi-cellulase, protease, bổ sung
vào thức ăn nhằm tăng tỷ lệ tiêu hoá của các phức hợp carbohydrate và protein.
Chúng được sử dụng phổ biến hơn ở Châu Âu vì ở đó dùng nhiều loại nguyên
liệu khác với Bắc Mỹ, nơi khẩu phần chủ yếu dựa trên ngô, lúa miến và đậu
tương. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng enzyme mang lại hiệu quả (Wenk,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
1992)[56]. Một số vùng sử dụng lúa mạch hay mạch đen, β-glucocanase và
pentosanase đôi khi được dùng để phá mạch của β- glucanvà phentosan (hỗn
hợp carbohydrate ngăn cản sự tiêu hoácủa các chất dinh dưỡng khác) có trong
hạt ngũ cốc (Newman và ctv, 1980;[45] Li và ctv1995;[44]) song việc cải thiện
năng suất không xảy ra (Thacker, 1993;[51] Thacker và Baas,1996[52]). Bổ
sung men amylase và protease vào thức ăn cho lợn con để tăng cường tiêu hoá
dinh dưỡng đã cho các kết quả khác nhau (Lewis và ctv, 1995; [43]
Cunningham và Brisson, 1957a, a;[40] combs và ctv, 1960;[38]). Gần đây, có
một số thông tin về sử dụng enzyme (Wenk và Boessinger, 1993;[57] Van
Hartingsveldt và ctv, 1995;[55]) cho thấy một loại men gần đây được quan tâm
nhiều là phytase. Men này phân giải nhóm ortho- phosphate từ xit ptytic
(phytate), là dạng chủ yếucủa phốt pho trong hạt cốc và banh dầu. Bổ sung
phytase làm tăng đáng kể việc sử dụng phốt pho khó tiêu ở lợn (Simons và ctv,
1990[50];Jongbloed và ctv, 1992[42]; Cromwell và ctv, 1995[39]) và giảm
việc thải phốt pho ra môi trường.
Campbell và Taverner (1988)[37] sử dụng 43 lợn đực thiến để nghiên
cứu về nhu cầu của protein và các axit amin ở giai đoạn từ 8 - 20 kg. Các tác
giả đã sử dụng 7 khẩu phần ăn có cùng mức năng lượng (15,9 MJ năng lượng
tiêu hoá/1 kg thức ăn) và các mức protein từ 119 - 232 g/kg (8,70 - 17,30 gam
lysine /kg thức ăn). Áp dụng chế độ ăn tự do cho tất cả các loại lợn thí
nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo sự tăng lên của tỷ lệ protein trong
khẩu phần (từ 119 g - 232 g/kg), lượng thức ăn ăn vào không thay dổi (0,93 -
0,97 kg/con/ngày), nhưng sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ 419 g/ngày đến
618 g/ngày. Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn giảm dần từ 2,28 - 1,51 kg thức ăn/ 1 kg
tăng khối lượng. Tỷ lệ protein/ 1 kg thịt cũng tăng dần từ 150 g/kg đến 162 g/kg.
Tỷ lệ chất béo giảm dần từ 218 g/kg xuống 133 g/kg, trong khi đó tỷ lệ nước
tăng dần từ 616 g/kg đến 690 g/kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Các tác giả Saldana và CTV (1993)[47] nghiên cứu về nhu cầu của
threonine tiêu hoá cho lợn con sau cai sữa từ 6 - 16 kg thể trọng và lợn vỗ béo
từ 58 - 96 kg thể trọng. Tỷ lệ threonine tiêu hoá trong khẩu phần từ 0,60 -
0,76% đối với lợn con sau cai sữa và 0,30 - 0,50% đối với lợn vỗ béo. Khẩu
phần cơ sở của lợn con sau cai sữa có 17,6% protein tổng số và 1,25% lysine.
Khẩu phần cơ sở cho lợn vỗ béo có 9,70% protein tổng số và 0,75% lysine.
Kết quả thí nghiệm cho thấy đối với lợn vỗ béo, các chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt
đối và hệ số chuyển hóa thức ăn sẽ đạt tối ưu khi tỷ lệ threonine tiêu hoá trong
khẩu phần đạt 0,28%. Đối với lợn ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status