Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh Vĩnh Phúc - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh Vĩnh Phúc



MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: Tổng quan tài liệu 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc 5
1.3. Yêu cầu về đất đai của cây lạc 6
1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây lạc 7
1.4.1 Vai trò và sự hấp thu đạm (N) 7
1.4.2. Vai trò và sự hấp thu lân (P) 7
1.4.3. Vai trò và sự hấp thu kali (K) 8
1.4.4. Vai trò và sự hấp thu canxi (Ca) của lạc 9
1.4.5. Vai trò và sự hấp thu Magiê (Mg) của lạc 10
1.4.6. Vai trò và sự hấp thu lưu huỳnh (S) của lạc 10
1.4.7. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với lạc 10
1.5. Những nghiên cứu về Silic 11
1.5.1. Giới thiệu chung về Silic 11
1.5.2. Tình hình sử dụng phân bón Silica 11
1.5.3. Những nghiên cứu về Silic ở nước ngoài 12
1.5.3.1. Silic với dinh dưỡng của con người 12
1.5.3.2. Silic trong đất 13
1.5.3.3. Silic trong nước 15
1.5.3.4. Vai trò của Silic đối với cây trồng 16
1.5.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón Silica ở Việt Nam 25
1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 26
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 26
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 28
1.6.3. Tình hình sản xuất lạc ở Vĩnh Phúc 32
Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện 34
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu 34
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.2.1. Công thức nghiên cứu 35
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
2.2.2.3. Các biện pháp kỹ thuật 36
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 37
2.2.3.1. Đối với cây lạc 37
2.2.3.2. Đất trồng 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu 40
3.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu sinh trưởngcủa cây lạc 42
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến chiều cao cây 42
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến số cành cấp 1/cây 43
3.3. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc45
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tổng số quả/cây 45
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến số quả chắc/cây 47
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến khối lượng 100 quả 49
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến khối lượng 100 hạt 51
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tỷ lệ hạt/quả 52
3.4. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến năng suất lạc 53
3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến mức độ nhiễm bệnh của lạc 56
3.5.1. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh ghỉ sắt 56
3.5.2. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm đen 58
3.5.3. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm nâu 58
3.6. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến chất lượng lạc 60
3.7. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu hoá học đất 61
3.8. Hiệu quả kinh tế của bón phân Silica 63
3.9. Hiệu lực tồn dư của phân Silica 64
3.9.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lạc65
3.9.1.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đến chiều cao cây 65
3.9.1.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới số cành cấp 1 66
3.9.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các yếu tố cấu thành năng suất lạc66
3.9.2.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới tổng số quả/cây 67
3.9.2.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới số quả chắc/cây 68
3.9.2.3. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100 quả 68
3.9.2.4. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100 hạt 69
3.9.2.5. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới tỷ lệ hạt/quả 69
3.9.3. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới năng suất lạc 70
3.9.4. Hiệu quả kinh tế tồn dư của phân Silica 71
Kết luận và đề nghị 73
1. Kết luận 73
2. Đề nghị 74
Tài liệu tham khảo 75
Phụ lục 77



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

nhờ thúc đẩy việc hấp thụ lân mạnh hơn dẫn
đến cấu trúc bộ rễ phát triển mạnh do đó việc hấp thụ nước, dinh dưỡng và
phân bón của cây trồng cũng tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Làm tăng chất lượng các loại nông sản như: Làm giảm ảnh hưởng của
nấm mốc, giảm hàm lượng các kim loại nặng trong các loại nông sản, kéo dài
khả năng tươi của hoa,...[16]
Đối với đất trồng
- Làm giảm độ chua của đất (tăng giá trị pH của đất).
- Tăng hàm lượng Si, Ca, Mg hữu hiệu trong đất.
- Khử hoạt tính của các kim loại nặng có trong đất.
- Làm tăng hiệu lực của phân lân trong đất chua thông qua khả năng
làm giảm sự rửa trôi của lân và đồng thời lại làm tăng lân dễ tiêu.
- Cải thiện sự hấp thu các chất vi lượng như: Bo, đồng, sắt, mangan,
kẽm và làm giảm sự hấp thu các kim loại độc tố như: nhôm và natri [16].
1.5.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón Silica ở Việt Nam
Năm 2005, được sự đồng ý của Cục Nông nghiệp, Vụ khoa học công
nghệ, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá – Viện Thổ
nhưỡng Nông hoá đã tiến hành khảo nghiệm phân bón Silica đối với cây lúa
trên 03 loại đất là: Đất phù sa, đất bạc màu, đất phèn, kết qủa khảo nghiệm đã
rút ra một số kết luận như sau:
Đối với sinh trƣởng và phát triển của lúa
- Bón phân Silic lúa sinh trưởng tốt, cây xanh và cứng cáp, lá vươn
thẳng, cây cao hơn, bông dài hơn, trọng lượng 1.000 hạt cao hơn, khi chín hạt
màu vàng sáng đẹp hơn so với đối chứng.
- Bón phân Silic làm giảm tỷ lệ lúa bị đổ: Trên nền không có phân
chuồng giảm tỷ lệ lúa đổ từ 15,6 – 46,7%; Trên nền có phân chuồng giảm từ
16,7 – 52,2%.
- Bón phân Silic làm giảm tỷ lệ bông bạc: Trên nền không bón phân
chuồng giảm tỷ lệ bông bạc 36,1 – 62,5%; Trên nền có phân chuồng giảm từ
38,7 – 62,5%.
- Bón phân Silic lúa ít bị nhiễm bệnh khô đầu lá hơn so với đối chứng [11].
Đối với năng suất lúa
- Trên đất phèn: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic
năng suất lúa tăng 6,9 – 7,9 tạ/ha, tương ứng 17,1 – 22,8%; Trên nền có phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,2 – 9,8 tạ/ha, tương ứng 15,9 –
22,9%.
- Trên đất phù sa: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic
năng suất lúa tăng 7,4 – 7,6 tạ/ha, tương ứng 14,0 – 15,6%; Trên nền có phân
chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,0 – 8,1 tạ/ha, tương ứng 12,0 –
15,2%.
- Trên bạc màu: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic
năng suất lúa tăng 7,5 – 9,0 tạ/ha, tương ứng 19,9 – 22,1%; Trên nền có phân
chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,4 – 7,8 tạ/ha, tương ứng 16,8 –
18,3% [11].
Về hiệu quả kinh tế
- Trên đất phèn, bón 1 tấn phân Silic thương phẩm làm tăng 345 – 490
kg thóc, tương đương 1.185.000 – 1.470.000đ.
- Trên đất bạc màu, bón 1 tấn phân Silic thương phẩm làm tăng 370 –
450 kg thóc, tương đương 1.110.000 – 1.350.000đ.
- Trên đất phù sa, bón 1 tấn phân Silic thương phẩm làm tăng 350 –
405 kg thóc, tương đương 1.050.000 – 1.215.000đ.
Sử dụng phân bón Silic có hiệu quả nhất trên đất phèn, sau đó là trên
đất bạc màu và cuối cùng là trên đất phù sa [11].
Đối với chất lƣợng gạo
Tuỳ theo từng loại đất và kết hợp có bón phân chuồng hay không bón
phân chuồng, sử dụng phân bón Silic bón lót có thể cải thiện tốt một số chỉ
tiêu chất lượng gạo như: Tăng tỷ lệ gạo nguyên, giảm tỷ lệ amylose, ổn định
nhiệt độ hoá hồ [11].
1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao.
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do
được gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử
dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp [5]. Nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
cầu sử dụng, tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước
đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng lớn (bảng 2.1)
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc trên thế giới
và một số nƣớc
Nước
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2006/07 2007/08 2008/09 2006/07 2007/08 2008/09 2006/07 2007/08 2008/09
Thế giới 20,27 20,83 20,99 1,51 1,55 1,59 30,53 32,24 33,29
Trung Quốc 3,80 3,80 3,90 3,35 3,43 3,49 12,74 13,02 13,60
Ấn Độ 5,91 6,40 6,30 0,91 1,03 1,02 5,39 6,60 6,40
Nigiêria 1,24 1,25 1,25 1,23 1,25 1,25 1,52 1,55 1,55
Inđônêxia 0,75 0,72 0,75 1,60 1,60 1,67 1,20 1,15 1,25
Mỹ 0,49 0,48 0,61 3,21 3,44 3,57 1,57 1,67 2,16
Xênêgan 0,59 0,65 0,65 0,77 0,65 0,72 0,46 0,42 0,47
Xuđăng 1,00 1,00 1,00 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85
Camơrun 0,31 0,31 0,31 0,76 0,77 0,77 0,24 0,24 0,24
Việt Nam 0,26 0,26 0,26 1,77 1,77 1,77 0,46 0,46 0,46
(Ghi chú: Niên vụ 2008/2009 tính đến tháng 9/2008)
Nguồn: World agricultural production - fas.usda.gov [22]
Về diện tích: Diện tích trồng lạc toàn thế giới dao động từ 20,27 –
20,99 triệu ha/năm. Trong đó, khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục
địa Á Phi (ở Châu Á 60% và châu Phi 30%). Các nước có diện tích trồng lạc
lớn là Ấn Độ với diện tích trồng từ 5,91 – 6,30 triệu ha/năm, Trung Quốc với
diện tích trồng từ 3,8 – 3,9 triệu ha/năm, Nigiêria có diện tích trồng từ 1,24 –
1,25 triệu ha/năm [22].
Về năng suất: Năng suất lạc trung bình của thế giới đạt từ 1,51 – 1,59
tấn/ha. Nước có năng suất lạc cao nhất là Mỹ năng suất trung bình đạt 3,21 –
3,57 tấn/ha, tiếp đến là Trung Quốc năng suất trung bình đạt 3,35 – 3,49
tấn/ha. Nhìn chung, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Một số nước
sản xuất lạc chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 13%,
Xênêgan, Trung Quốc năng suất hầu như không tăng. Tình trạng chênh lệch
năng suất giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Ixraen trong
20 năm vẫn luôn ổn định ở mức trên dưới 35tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt tới
65tạ/ha) thì nhiều nước ở châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5 – 6 tạ/ha [5].
Về sản lƣợng: Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất lạc
chính, gồm: Trung Quốc chiếm khoảng 18,58%, Ấn Độ 30,01%, Mỹ 2,90%,
Nigiêria 5,96%, Inđônêxia 3,57 %. Các nước sản xuất lạc còn lại chỉ chiếm
dưới 40% sản lượng lạc của toàn thế giới [22].
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất nên năng suất, sản lượng lúa không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu
cầu lương thực trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Do đã cơ bản giải
quyết được vấn đề lương thực nên các địa phương có điều kiện chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển những diện tích trồng lúa khó khăn, năng
suất thấp và bấp bênh sang trồng các loại cây rau, màu, cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, cây...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status