Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang



MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ3
1- Khái lược lịch sửphát triển và bản chất của ĐTTTNN 3
1.1- Lịch sửphát triển của ĐTTTNN
1.2- Bản chất của ĐTTTNN và nguồn vốn ĐTTTNN
2- Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTTTNN 10
3- Các hình thức ĐTTTNN và tình hình cụthểtại Việt Nam 11
4- Những tác động của ĐTTTNN đến tăng trưởng kinh tế 14
5- Kinh nghiệm thu hút ĐTTTNN của các nước trên thếgiới và một sốtỉnh của Việt Nam 15
5.1- Kinh nghiệm thu hút và sửdụng vốn ĐTTTNN một sốnước châu Á. 16
5.1.1- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của bốn con rồng châu Á: Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Hongkong (NICs).
5.1.2- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của một sốnước thuộc khối Asean và Trung Quốc.
5.2- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của một sốtỉnh trong nước Việt Nam 17
5.3- Tham khảo ý kiến một sốdoanh nghiệp ĐTTTNN vềmôi trường đầu tưcủa Tiền Giang 18
5.4- Đúc kết bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang sau khi nghiên cứu kinh
nghiệm thu hút ĐTTTNN của các nước, một sốtỉnh của Việt Nam và tham khảo ý
kiến của các DN ĐTNN tại Tiền Giang 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
TIỀN GIANG 20
1- Thực trạng vềmôi trường đầu tưcủa Tiền Giang 20
1.1- Môi trường tựnhiên 20
1.2- Vềmôi trường an ninh chính trị 21
1.3- Vềmôi trường vật chất 21
1.4- Vềmôi trường lao động 22
1.5- Vềmôi trường pháp lý 23
1.5.1- Vềthủtục hành chính
1.5.2- Vềchính sách thu hút vốn đầu tưcủa tỉnh
1.5.3- So sánh chính sách ưu đãi của Tiền Giang so với các tỉnh
2- Thực trạng vềhuy động vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 31
2.1- Tốc độtăng trưởng vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang 31
2.2- Tình hình phân bổvốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài theo ngành tại tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 1993-2003 34
2.3- Tình hình phân bổvốn ĐTNN theo vùng tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 35
2.4- Các hình thức đầu tư 37
2.5- Đặc điểm các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang 40
2.6- Hiệu quảsửdụng vốn ĐTTTNN ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 42
2.6.1- Hiệu quảsửdụng vốn doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài 43
Thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tếxã hội tỉnh Tiền Giang
2.6.2- Những hạn chế ởkhu vực có vốn ĐTNN tại Tiền Giang 51
3- Những vướng mắc và nguyên nhân làm hạn chếthu hút vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CƠBẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯTRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TIỀN GIANG 54
1- Quy hoạch các dựán ĐTTTNN 54
1.1- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý
1.1- Thực hiện quy hoạch phát triển ngành kết hợp với quy hoạch phát triển vùng.
2- Thực hiện tốt chính sách “4 sẵn sàng” 56
3- Cải thiện môi trường đầu tư 58
3.1- Đảm bảo ổn định an ninh trật tự địa phương, đặc biệt ổn định an ninh trật
tựtại các khu, cụm công nghiệp.58
3.2- Đầu tưphát triển hạtầng kinh tếxã hội 59
3.3- Tạo điều kiện cho việc phát triển và nâng cao hiệu quảhoạt động của khu
công nghiệp tập trung 60
3.4- Đầu tưhạtầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp 61
3.5- Tiếp tục thực hiện cải cách thủtục hành chính 63
4- Tuyên truyền quảng bá, giới thiệu vềtiềm năng thếmạnh và những chính sách
thu hút đầu tưcủa tỉnh.63
4.1- Tuyên truyền quảng bá trên Website của tỉnh 63
4.2- Thực hiện phương châm “lấy nhà đầu tưcũgiới thiệu quảng bá, kêu gọi
nhà đầu tưmới”. 63
4.3- Định kỳ6 tháng lãnh đạo tỉnh cùng Ban quản lý các khu công nghiệp tổ
chức các cuộc họp với các nhà đầu tưnước ngoài.64
4.4- Họp mặt hàng năm đối với các Việt kiều. 64
5- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của khu vực có vốn ĐTTTNN. 64
5.1- Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộlàm công tác quản lý vốn ĐTTTNN65
5.2- Đào tạo đội ngũcông nhân kỹthuật có trình độchuyên môn cao và lực
lượng lao động lành nghề65
6-Các giải pháp hỗtrợ 66
6.1- Xây dựng và phát triển thịtrường vốn 66
6.2- Kiến nghị đối với các cấp quản lý 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

kinh
doanh, được rút kinh nghiệm do bất đồng quan điểm trong quá trình tham gia
điều hành của 2 bên. Hình thức này thường được áp dụng cho các liên doanh
hình thành sau năm 2000.
- Hình thức Hợp đồng liên doanh, liên kết; hình thức đầu tư BT, BOT,
BT: Tiền Giang chưa có các hình thức đầu tư trên đối với doanh nghiệp có
vốn ĐTNN.
Trong giai đoạn 1993-2003 tỉnh Tiền Giang thu hút vốn đầu tư nước
ngoài chủ yếu sử dụng 02 hình thức đầu tư: liên doanh và 100% vốn nước
ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trong giai đoạn
1993-1998 chủ yếu theo hình thức liên doanh phía Tiền Giang có tham gia
góp vốn, giai đoạn 1998-2003 đa số là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
một số doanh nghiệp liên doanh nhưng đối tác trong nước là TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh khác.
Các hình thức đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn
1993-2003 cụ thể như sau: (xem bảng 2.5)
Bảng 2.5- Hình thức đầu tư của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang.
STT Tên doanh nghiệp FDI Hình thức đầu tư Đối tác NN
1 Cty LD BGI(Foster'sTG) Liên doanh Pháp, Australia
2 Cty XXCBLT Tam Long Liên doanh Malaysia
3 Cty LD Việt Nguyên Liên doanh Hongkong
4 Cty LD Gạo sấy Liên doanh Singapore
5 Xí nghiệp chế biến Tiên Ky Liên doanh Ucraina
6 Cty LD Việt Thắng Liên doanh Đài Loan
7 Cty TNHH Đài Liên Liên doanh Đài Loan
8 Cty TNHH BADAVINA 100% vốn NN Hàn Quốc
9 Chi nhánh Cty TNHH 100% vốn NN Thái Lan
CP Việt Nam (THAILAN)
10 Cty TNHH Nam of London 100% vốn NN Anh Quốc
11 Cty MSA Nhà Bè Liên doanh Hàn Quốc
12 Cty LD Giặt tẩy NBN Nhà Bè Liên doanh Hongkong
13 Cty SANYA 100% vốn NN Trung Quốc
( Phụ lục 4: Giới thiệu tổng quát các liên doanh nước ngoài giai đoạn
1993-2003)
Trong 13 doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài giai đoạn 1993-2003
được phân theo hình thức đầu tư như sau:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 4 DN chiếm tỷ trọng 30,76%.
40
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
- Doanh nghiệp liên doanh: 9 doanh nghiệp bao gồm:
+ Liên doanh có vốn góp của tỉnh TG: 04 DN chiếm tỷ trọng 30,76%.
+ Liên doanh có vốn góp các tỉnh khác: 04 DN chiếm tỷ trọng 30,76%.
+ Liên doanh có vốn góp của các DN nước ngoài: 01 DN chiếm tỷ trọng
7,69% (công ty TNHH Forter’s).
Các Liên doanh có vốn của tỉnh Tiền Giang thành lập trong những năm
đầu của thập niên 90 đều giải thể trước thời hạn, ngay cả liên doanh Bia
Foster’s Tiền Giang có 2 đối tác là Tập đoàn của Pháp và Australia vẫn có báo
cáo kết quả sản xuất kinh doanh lỗ từ lúc thành lập năm 1997 cho đến nay.
Vấn đề này có nhiều nguyên nhân nhưng có thể xác định nguyên nhân
chính là sự chuyển giá của các MNC. Các MNC tính giá tài sản đưa vào liên
doanh quá cao, không phù hợp với thực tế làm cho giá thành caodo chi phí
khấu hao cao và kết quả là lỗ.
* Các quốc gia đầu tư vào Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 như sau:
- Pháp 01DN
- Australia 01DN
- Malaysia 01DN
- Ucraina 01DN
- Singapore 01DN
- Hàn Quốc 03DN
- Anh Quốc 01DN
- Trung Quốc 01DN
- Thái Lan 01DN
- Hồng Kông 02DN
Qua số liệu tổng hợp về các doanh nghiệp ĐTNN tại Tiền Giang giai
đoạn 1993-2003 cho thấy, Tiền Giang chưa thu hút được các tập đoàn kinh tế
lớn, mạnh trên thế giới và các quốc gia có kỹ thuật công nghệ cao như, Nhật,
Mỹ, các nước thuộc khối EU nhằm mang tính chất đón đầu công nghệ tiến
trên thế giới. Trong các đối tác đầu tư vào Tiền Giang giai đoạn này có nổi bậc
nhất là tập đoàn Bia đá quốc tế của Pháp nhưng chỉ dạng tập đoàn trung bình
trên thế giới; tập đoàn Hasrast của Malaysia, tập đoàn thức ăn gia súc CP của
Thái lan là có danh tiếng nhưng chỉ trong phạm vi Đông Nam Á. Do đó, trong
thời gian tới tỉnh Tiền Giang cần có chính sách thu hút đầu tư đối với các tập
đoàn kinh tế lớn, mạnh có trình độ công nghệ kỹ thuật cao.
41
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
2.5- Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003
tại Tiền Giang.
Qua phân tích các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN hoạt động tại Tiền
Giang có nhận định đặc điểm các doanh nghiệp này như sau:
1- Các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang đa số là doanh
nghiệp vừa và nhỏ (trừ liên doanh BGI Tiền Giang) vốn pháp định khoảng 1-
3 triệu đô la Mỹ, thậm chí có doanh nghiệp chỉ khoảng 80.000 USD nên mức
độ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường có nhiều hạn chế.
2- Máy móc thiết bị đầu tư tại các Liên doanh nước ngoài đa số là máy
cũ ( liên doanh Bia BGI, Liên doanh Tam Long, Liên doanh Gạo sấy) đã qua
sử dụng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và khả năng cạnh
tranh, nhất là cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập và các sản phẩm của doanh
nghiệp thành phố Hồ chí Minh. Trong số liên doanh nước ngoài tại Tiền
Giang có đến 3/12 là máy cũ đã qua sử dụng.
3- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đa số thuộc ngành công nghiệp nhẹ,
trong giai đoạn 1993-2003 tổng số liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang là 13
DN thì có đến 11 DN trong ngành công nghiệp nhẹ (nhất là chế biến lương
thực có 4 DN). Điều này do lợi thế của tỉnh Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp
tập trung là cây lúa và cây ăn quả để cung cấp nguyên liệu cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung phần đông tọa lạc tại khu
công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An hay khu vực thành phố Mỹ
Tho, chỉ có 1-2 doanh nghiệp tại các huyện, thường các doanh nghiệp đóng tại
các huyện có qui mô nhỏ.
5- Đối tác nước ngoài của các liên doanh không phải là các tập đoàn lớn
mạnh, có tên tuổi trên thế giới (trừ tập đoàn BGI là tập đoàn về nước giải khát
có tiếng trên thế giới nhưng chỉ ở mức độ trung bình).
6- Một đặc điểm cần chú ý là đa số các doanh nghiệp đầu tư tại Tiền
Giang đều bị lỗ, đặc biệt các doanh nghiệp ĐTNN hình thành trước năm 2000
đều lỗ kéo dài và không có biện pháp khắc phục dẫn đến tình trạng phải giải
thể trước thời hạn. Có doanh nghiệp như Liên doanh Bia BGI phải bán toàn bộ
cổ phần bên Tiền Giang cho đối tác nước ngoài. Trong số các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 chỉ có Liên doanh Việt
Nguyên lãi năm 1997 và BADAVINA có lãi năm 2002, 2003.
7- Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong giai đoạn thập niên 90 đa số
là các liên doanh giữa đối tác là các Công ty nước ngoài hay cá nhân người
nước ngoài với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Tiền Giang; giai đoạn 1998 –
2003 đa số là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, hay liên doanh nhưng
đối tác trong nước không phải là Tiền Giang.
42
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
8- Đa số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang hoạt động
trong phạm vi số vốn đăng ký ban đầu, chỉ một vài doanh nghiệp điều chỉnh
tăng vốn (Vốn pháp định, vốn đầu tư), điều này nói lên tính ổn định và phát
triển của doanh nghiệp chưa vững chắc.
9- Số nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
không lớn, ngoại trừ Liên doanh Bia BGI.
10- Triển khai thực hiện dự
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status