Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đường bộ vùng miền núi phía Bắc giai đoạn 2001- 2010 - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đường bộ vùng miền núi phía Bắc giai đoạn 2001- 2010



Miền núi phía Bắc là vùng nghèo khó nên nhu cầu mong muốn của nhân dân rất lớn. Họ mong ước có một nền kinh tế khá hơn để họ có được nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại tốt hơn. Điều đầu tiên mà họ mong muốn là có các con đường giao thông thuận tiện hơn để họ có thể đi lại, giao lưu buôn bán trong vùng và ra cả ngoài vùng để góp phần giảm bớt sự khó khăn của nhân dân. Điều đó có nghĩa là, xuất phát từ sự mong muốn của mọi người dân trong vùng có thể huy động sự đầu tư công sức và tiền của của nhân dân miền núi phía Bắc.
Với lực lượng lao động không lớn lại phân tán, trong khi yêu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng rất lớn, nên những năm qua đã có chủ trương huy động sức dân tham gia xây dựng các công trình công ích. Các tỉnh trong khu vực đã huy động được một số lượng lớn ngày công lao động của nhân dân làm đường ở huyện và ở xã. Đây là một trong những vùng đã huy động được lớn nhất số ngày công lao động công ích so với số dân hiện có. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp nhiều vật tư xây dựng làm lợi cho các địa phương ở vùng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắc Cạn, hiện đang xây dựng dự án khả thi mở đường 2 làn xe đoạn Bờ Đậu đến cửa khẩu Tà Lùng.
- Quốc lộ 6: Hà Nội- thị xã Lai Châu với tổng chiều dài là 500km, đi từ Hà Nội qua Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Trong những năm qua với hình thức kết hợp nhiều nguồn vốn đã tiến hành sửa chữa và nâng cấp được nhiều đoạn như thị xã Hà Đông, đoạn Ba La- Hoà Bình. Hiện đang xây dựng dự án đầu tư tuyến Hà Nội- Điện Biên và Chính phủ đang kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài để thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng tuyến đường này.
- Quốc lộ 32: Hà Nội- Lai Châu, tổng chiều dài 389km, đi từ Hà Nội qua Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu hiện đang được nâng cấp các đoạn Sơn Tây- Trung Hà, Trung Hà- Cổ Tiết, Cổ Tiết- Thanh Sơn với quy mô đường cấp III.
- Quốc lộ 70: Đoan Hùng- Bản Phiệt, dài 190km, đi từ Phú Thọ qua Yên Bái, Lào Cai, hàng năm được đảm bảo duy tu bảo dưỡng thường xuyên và được khai thác tốt.
Thực hiện chủ trương phát triển các tuyến trục ngang Đông- Tây gồm có các tuyến như (Xem Phụ lục 2):
- Hệ thống quốc lộ vành đai biên giới gồm các tuyến 4A, 4B, 34, 4C, 4D và đường 12 chạy song song với các tuyến biên giới phía Bắc và Tây Bắc (Việt Trung, Việt Lào) với tổng chiều dài 1.049km. Đây là tuyến đường có vị trí quan trọng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng các tỉnh biên giới nên những năm qua được ngành Giao thông vận tải đặc biệt quan tâm đầu tư nâng cấp, hầu như toàn bộ cầu trên các tuyến được xây dựng vĩnh cửu, 70% chiều dài được nhựa hoá, hiện nay giao thông đã thông suốt từ Quảng Ninh đi Lai Châu.
- Hệ thống quốc lộ vành đai chiến lược II với tuyến đường trục chính 279 chạy qua 10 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu với tổng chiều dài 623km. Hiện trạng nhiều đoạn đường đang xuống cấp gây khó khăn cho vận tải đi lại, nay đang tiến hành lập dự án khả thi toàn tuyến để chuẩn bị đầu tư trong các năm tới.
- Hệ thống quốc lộ vành đai chiến lược III với trục chính là quốc lộ 37 chạy qua 6 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La tổng chiều dài 393km, đây là tuyến quan trọng phục vụ giao thông đi lại các tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện đi lại trên tuyến đường này tương đối thuận lợi, 50% chiều dài đường đã được nhựa hoá, các công trình vượt sông đều được xây dựng kiên cố vĩnh cửu.
Đường giao thông do địa phương quản lý, trong 10 năm qua được nâng cấp, cải tạo, mở rộng và làm mới tăng khá nhanh. Một số tuyến quan trọng từ các trung tâm tỉnh lỵ về các huyện, các cửa khẩu, các vùng kinh tế đã được nhựa hoá hay bê tông hoá. Nhiều tỉnh đã hoàn thành việc kiên cố hoá đường ô tô về huyện. Riêng đường về xã cho đến nay vẫn là vấn đề nan giải đối với các tỉnh trong vùng, từ năm 2000 trở đi tiếp tục đầu tư mở mới 1.930km tới các trung tâm xã và cụm xã của 161 xã chưa có đường. Để giải quyết vấn đề này ngành đã có đề án vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn cho tất cả 14 tỉnh trong vùng, trong đó ưu tiên đầu tư đường giao thông đến các trung tâm xã hiện còn chưa có đường ô tô, hệ thống cầu, cống ở các huyện miền núi để đảm bảo đi lại thông suốt trong năm. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) Chính phủ hỗ trợ ngân sách để phát triển mạng lưới giao thông từ trung tâm xã về các thôn của toàn bộ các xã khu vực III; các tỉnh cần nghiên cứu, đề xuất chính sách để thực hiện việc xã hội hoá đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, thực hiện phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”, “Nhà nước và nhân dân cùng góp sức”.
* Tình hình phát triển dịch vụ vận tải trên mạng lưới đường bộ của vùng:
ở miền núi phía Bắc, việc tổ chức và khai thác vận tải đường bộ do 3 lực lượng chính đảm nhiệm: Lực lượng vận tải quốc doanh trung ương và địa phương, lực lượng vận tải hợp tác xã và lực lượng vận tải tư nhân.
Hiện nay, lực lượng vận tải ô tô do các đơn vị quốc doanh đang giữ vai trò chủ đạo trên toàn tuyến, vận tải tư nhân đang có xu hướng phát triển ngày càng nhanh. Khối lượng vận tải hàng hoá và hành khách của vùng rất nhỏ bé so với cả nước.
Biểu 4: Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ của vùng
(Đơn vị: 1000 tấn)
1996
1997
1998
1999
Cả nước
59.628,8
67.999,4
73.252,0
84.780,7
Miền núi phía Bắc
8.037,3
8.979,5
9.487
10.682,4
(% so với cả nước)
(13,5%)
(13,2%)
(12,95%)
(12,6%)
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Qua các năm khối lượng hàng hoá vận chuyển của vùng miền núi phía Bắc đều tăng lên nhưng do khối lượng hàng hoá vận chuyển chung của cả nước cũng tăng lên tương đối. Do vậy, tỷ lệ khối lượng hàng hoá vận chuyển của vùng qua các năm so với cả nước lại có chiều hướng giảm xuống, năm 1996 chiếm 13,5% thì đến năm 1999 chỉ còn chiếm 12,6% so với cả nước.
Biểu 5: Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường bộ của vùng
(Đơn vị: triệu tấn km)
1996
1997
1998
1999
Cả nước
2.856,9
3.518,0
3.972,2
4.225,2
Miền núi phía Bắc
294,4
372,8
435,6
485,9
(% so với cả nước)
(10,3%)
(10,6%)
(11%)
(11,5%)
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Qua biểu 5 cho thấy, khối lượng hàng hoá luân chuyển đều tăng về số lượng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng so với khối lượng hàng hoá luân chuyển của cả nước hàng năm có tăng nhưng không đáng kể.
Các nguyên nhân trên là do nền kinh tế của cả nước nói chung ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng lớn, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Do đó, mặc dù khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của miền núi phía Bắc tăng, nhưng vẫn còn rất thấp so với mức trung bình của cả nước.
Biểu 6: Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ của vùng
(Đơn vị: triệu lượt người)
1996
1997
1998
1999
Cả nước
478,8
547,6
584,3
680,7
Miền núi phía Bắc
9,6
12,0
22,8
38,8
(% so với cả nước)
(2,0%)
(2,2%)
(3,9%)
(5,7%)
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Nhờ sự phát triển kinh tế của đất nước ngày một khá hơn do đó nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch… của hành khách trong và ngoài nước tăng lên đáng kể. Ngày nay nhu cầu đi lại của con người đa dạng hơn, đường sắt và đường hàng không chiếm tỷ lệ rất lớn so với các cách vận tải khác, nhưng đường bộ vẫn có vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên xét về tỷ trọng khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ của vùng so với cả nước còn quá nhỏ bé, từ năm 1996 chiếm 2,0% đến năm 1999 chiếm tới 5,7% còn nằm dưới xa so với mức trung bình chung của cả nước.
Biểu 7: Khối lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ của vùng
(Đơn vị: Triệu lượt người km)
1996
1997
1998
1999
Cả nước
14.156,6
14.971,6
15.814,5
16.653,2
Miền núi phía Bắc
1.158,6
1.320,4
1.410,0
1.540,4
(% so với cả nước)
(8,18%)
(8,82%)
(8,92%)
(9,25%)
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Biểu 7 cũng cho thấy khối lượng hành...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status