Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp in Hậu Cần - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp in Hậu Cần



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1.Nguồn vốn của doanh nghiệp. 2
1.1.1.Khái niệm nguồn vốn. 2
1.1.2.Đặc trưng của vốn. 3
1.1.3.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. 4
1.1.4.Phân loại nguồn vốn. 5
1.1.4.1.Căn cứ theo nguồn hình thành. 5
1.1.4.2.Căn cứ theo quá trình chu chuyển. 12
1.2.Hiệu quả sử dụng vốn 16
1.2.1.Khái niêm hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn 16
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn 17
1.2.2.1.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định – TSCĐ 17
1.2.2.2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động – TSLĐ 19
1.2.2.3.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 21
1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 22
1.2.3.1.Chu kỳ sản xuất 22
1.2.3.2.Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất 23
1.2.3.3.Đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp 23
1.2.3.4.Tác động của thị trường 23
1.2.3.5.Trình độ nhân sự 24
1.2.3.6.Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn 24
1.2.4.Nguyên tắc cơ bản của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 24
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP IN HẬU CẦN 28
2.1.Khái quát về Xí nghiệp in Hậu Cần 28
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp in Hậu Cần 28
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp in Hậu Cần 29
2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in Hậu Cần 31
2.1.3.1.Khái quát về sản phẩm của đơn vị 31
2.1.3.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 32
2.1.3.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất 33
2.2.Thực trạng sử dụng vốn tại Xí nghiệp in Hậu cần 34
2.2.1.Tình hình tổ chức nguồn vốn của Xí nghiệp in Hậu cần 34
2.2.2.Kết cấu vốn của Xí nghiệp in Hậu Cần 35
2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp in Hậu Cần 36
2.2.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp 36
2.2.3.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp 37
2.2.3.3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp 39
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 41
2.3.2.1.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định 41
2.3.2.2.Hạn chế trong quản lý sử dụng vốn lưu động 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 43
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP IN HẬU CẦN 43
3.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp in Hậu Cần 43
3.1.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 43
3.1.1.1.Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định 43
3.1.1.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 44
3.1.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 45
3.1.2.1.Quản lý tiền mặt tốt hơn 45
3.1.2.2.Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất 45
3.1.2.3.Thực hiện công tác dự toán ngân quỹ 46
3.1.2.4.Xí nghiệp cần tổ chức nguyên vật liệu sản xuất một cách hợp lý 46
3.2.Kiến nghị 47
3.2.1.Kiến nghị với Nhà nước 47
3.2.2.Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên 47
KẾT LUẬN 49
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cấu tạo bởi 2 phần là TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông.
-TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính, vật liệu phu, nhiên liệu… và tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí đợi phân bổ.
-Tài sản lưu thông của doanh nghiệp gồm sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ(hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Trong quá trình sản xuất, khác với TSCĐ, TSLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm và vì vậy giá trị của nó cũng được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này đã quyết định tới sự vận động của vốn lưu động-hình thái giá trị của TSLĐ. Đặc điểm vận động của vốn lưu động có thể được tóm tắt như sau:
-Khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượng lao động trong khâu dự trữ sản xuất. Giai đoạn này vốn đã thay đổi hình thái từ vốn tiền tệ sang vật tư.
-Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn sản xuất: qua công nghệ sản xuất, các vật tư dự trữ được chế tạo thành bán thành phẩm và thành phẩm.
-Kết thúc vòng tuần hoàn, sản phẩm sau khi được tiêu thụ, hình thái hàng hoá hiện vật lại được chuyển sang vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu.
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn lưu động không phải diễn ra một cách tuần tự như mô hình lý thuyết nêu trên mà các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau. Trong khi một bộ phận của vốn lưu động được chuyển hoá thành vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thì một bộ phận khác của vốn lại chuyển từ sản phẩm, thành phẩm sang vốn tiền tệ. Cứ như vậy các chu kỳ sản xuất được tiếp tục lặp lại, vốn lưu động được liên tục tuần hoàn và chu chuyển. Do cách vận động có tính chất chu kỳ, lặp đi lặp lại như trên, nên loại vốn này được gọi là vốn lưu động. Điều này có thể phân biệt với vốn cố định cả về cách vận động và độ dài thời gian của một chu kỳ chu chuyển.
1.2.Hiệu quả sử dụng vốn
1.2.1.Khái niêm hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn
_Hiệu quả: là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được khi bỏ ra chi phí đó. Nếu chi phí bỏ ra càng ít mà kết quả thu được càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa là hiệu quả càng cao và ngược lại.
_Hiệu quả sử dụng vốn:
Đó là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh thường người ta đánh giá trên hai góc độ:
+Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+Hiệu quả xã hội của một quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện mức độ tham gia của doanh nghiệp vào các chương trình kinh tế xã hội. Thông qua các hoạt động kinh doanh của mình thực hiện các chính sách: phúc lợi, tạo việc làm cho người lao động, môi trường, công bằng xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chính để đánh giá trình độ điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả xã hội vì doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Đạt được hiệu quả xã hội cũng có vai trò đảm bảo và hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, nhà kinh doanh chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Có đạt được hiệu quả kinh tế mới đảm bảo cho hiệu quả xã hội.
Nguồn vốn là nguồn lực kinh tế lớn nhất của doanh nghiệp nên có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu bắt buộc nếu muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Thông qua đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn cao là sử dụng, khai thác vốn để đảm bảo sinh lời lãi cao, đạt được mục đích tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng nhiều phương pháp khác nhau. Để lượng hoá hiệu quả sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu và khả năng hoạt động và khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn. Nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ, đo chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Kết quả thu được mà càng cao so với chi phí bỏ ra thì có nghĩa là hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần dảm bảo các điều kiện sau:
_Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi, bị chết.
_Phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả và hợp lý nhất
_Quản lý vốn chặt chẽ để vốn không bị thất thoát hay sử dụng sai mục đích.
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngoài việc xem xét chung còn được đề cập tới từng bộ phận vốn: vốn cố định – TSCĐ, vốn lưu động – TSLĐ
1.2.2.1.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định – TSCĐ
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá TSCĐ; về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích sau đây:
Thuộc các chỉ tiêu tổng hợp có:
_Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vốn cố định bq trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Số vốn cố định ĐK+Số vốn cố định CK
Trong đó:
2
Số vốn cố định bq trong kỳ =
Số vốn cố định bq trong kỳ
_Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu hay doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định =
LN trước thuế (hay LN sau thuế)
Số vốn cố định bq trong kỳ
_Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status