Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
I. Tổng quan về kiểm toán 2
1. Khái niệm và bản chất của kiểm toán 2
2. Sự cần thiết và vai trò của kiểm toán 3
3. các loại kiểm toán. 3
3.1. phân loại theo chủ thể kiểm toán. 4
3.2. phân loại theo mục đích và chức năng. 4
3.3. Phân loại theo kế hoạch kiểm toán. 5
4. Chức năng kiểm toán. 5
5. Kiểm toán viên. 5
5.1. Tiêu chuẩn kiểm toán viên. 5
5.2. Trách nhiệm, quyền hạn của kiểm toán viên. 7
6. Các khái niệm sử dụng trong kiểm toán. 8
6.1. Gian lận và sai sót. 8
6.2. Trọng yếu và rủi ro. 9
6.3. Bằng chứng kiểm toán. 9
6.4. Doanh nghiệp hoạt động liên tục. 10
6.5. Hồ sơ kiểm toán. 11
7. Phương pháp kiểm toán. 11
7.1. Phương pháp kiểm toán cơ bản . 11
7.2. Phương pháp tuân thủ. 12
8. Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán. 13
9. Quy trình kiểm toán. 13
9.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 14
9.2. Thực hiện kiểm toán. 15
9.3. Kết thúc kiểm toán. 15
II. Những vấn đề cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ. 18
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ. 18
1.1. Khái niệm. 18
1.2. Các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ. 18
2. Kiểm toán nội bộ. 20
2.1. Khái niệm. 20
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ. 20
3. Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng. 27
3.1. Khái niệm: 27
3.2. Kiểm toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong ngân hàng. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 30
1. Đặc điểm 30
2. Mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức. 31
2.1 Mô hình tổ chức 31
2.2. Cơ cấu tổ chức 31
3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong những năm ngần đây. 34
3.1 Nguồn vốn 34
3.2. Hoạt động tín dụng. 36
3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế. 38
3.4. Hoạt động thanh toán . 41
II. Quy định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về kiểm toán nội bộ 41
1. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra kiểm toán 41
1.1. Nhiệm vụ chung của bộ phận kiểm tra,kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 41
1.2. Nhiệm vụ cụ thể của từng cấp trong bộ kiểm tra, Kiểm toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 42
2. Tính độc lập. 43
3. Quyền của Kiểm toán viên : 44
III. Thực trạng hoạt động Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 44
1. Kết quả hoạt động của bộ phận Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ và những mặt đã đạt được 44
2. Những mặt hạn chế và tồn tại 47
2.1. Trình độ của cán bộ 47
2.2. Tính độc lập 48
2.3. Kiểm toán chưa toàn diện. 49
2.4 .Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo 50
2.5. Công tác lập kế hoạch. 50
2.6. Kỹ thuật Kiểm toán 51
2.7. Báo cáo Kiểm toán . 51
2.8. Kiểm toán chưa hoạt động với chức năng tư vấn. 52
2.9. Việc tiếp thu chỉnh sửa kiến nghị 52
2.10. Các tài liệu về Kiểm toán nội bộ 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 54
I. Giải pháp từ phía Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước 54
1. Giải pháp từ phía nhà nước 54
2. Đối với Ngân hàng nhà nước. 56
II. Giải pháp từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 56
1. Về văn bản hướng dẫn. 56
2. Ban lãnh đạo Ngân hàng cần quy định hệ thống các hạn mức và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro. 57
III. Giải pháp từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 58
1. Củng cố bộ phận kiểm toán. 58
2. Công tác đào tạo và khuyến khích phát triển. 59
3. Tính độc lập của kiểm toán viên. 60
4. Mối quan hệ của các phòng nghiệp vụ đối với bộ phận kiểm toán nội bộ: 60
5. cần thay đổi kế hoạch kiểm toán: 60
6. Cần thay đổi phương pháp, quy trình kiểm toán cũng như kỹ thuật kiểm toán 61
7. Về báo cáo kiểm toán. 62
8. Việc tiếp thu chỉnh sửa 62
MỤC LỤC 64
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được lãnh đạo phê chuẩn. Phải liên tục kiểm tra lại và tiếp tục phát triển việc lập kế hoạch kiểm toán, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán.
- Tiến hành kiểm toán: Đây là giai đoạn mà kiểm toán viên thực hiện những thử nghiệm để kiểm tra thu thập những bằng chứng kiểm toán, và tập hợp trong hồ sơ kiểm toán.bằng chứng được thu thập cũng phải đầy đủ và thích hợp để hữu ích cho việc giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu kinh doạnh. Để thực hiện một cuộc kiểm toán nghiêm túc, cần chuẩn bị chu đáo.
Công tác chuẩn bị bao gồm:
+ Xác định mục tiêu kiểm toán.
+ Xác định phương pháp kiểm toán ( ví dụ kiểm toán cơ chế, kiểm toán trường hợp cụ thể, kiểm toán nội dung, kiểm toán hình thức, kiểm toán toàn diện, kiểm toán xác suất, kiểm toán có sử dụng điện toán).
+ Xác định thời gian kiểm toán, cử Kiểm toán viên.
+ Yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết.
+ Công bố tiến hành kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán bao gồm:
+ Ghi nhận hiện trạng về tổ chức trong lĩnh vực công tác cần kiểm toán; có đưa ra nhận định chính xác về quy trình hoạt động ( phân tích thực trang).
+ Đánh giá về chế độ chứng từ.
+ So sánh thực trạng với mục tiêu đề ra, để trên cơ sở đó đánh giá tất cả các giao dịch quan trọng.
+ Ghi chép các bước kiểm toán và các dữ liệu thành tài liệu công tác.
+ Đưa ra các khuyến nghị, biện pháp tăng cường hiệu quả quá trình hoạt động hay khắc phục thiếu sót.
+ Lập báo cáo, đưa ra ý kiến phê bình cả về nội dung lẫn hình thức trong báo cáo.
+ Thảo luận, bàn bạc kết quả và thống nhất ý kiến với bộ phận được kiểm toán.
- Lập báo cáo: sau mỗi cuộc kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ phải lập ngay một báo cáo bằng văn bản và trình cho các thành viên ban giám đốc có thẩm quyền biết; các sai phạm và kiến nghị nêu trong báo cáo phải được thành viên ban giám đốc phụ trách mảng hoạt động bị kiểm toán xem và cho ý kiến. Tuy nhiên, đối với các sai phạm nghiêm trọng thì phải lập ngay một báo cáo bằng văn bản và trình cho tất cả các thành viên ban giám đốc biết. Ngoài ra còn phải định kỳ trình cho tất cả các thành viên ban giám đốc một bản tóm tắt các nội dung kiểm toán và kết quả kiểm toán quan trọng, trong đó cần nêu rõ những sai phạm và thiếu sót nghiêm trọng.
Báo cáo kiểm toán nội bộ trước hết phải trình bày về nội dung kiểm toán và các kết luận kiểm toán, đặc biệt nêu rõ các sai phạm nghiêm trọng. Trong đó phải đánh giá về kết quả kiểm toán, nếu cần thiết thì phải đưa ra kiến nghị để sửa đổi cho phù hợp. Các dạng báo cáo là:
- Báo cáo được lập dưới dạng văn bản. báo cáo ngắn gọn, rõ ràng và tập trung vào nội dung cơ bản. kiểm toán viên nội bộ phải thảo luận với các nhà quản lý về các kết luận và đề xuất ở một mức độ phù hợp trước khi phát hành báo cáo chính thức. Nội dung báo cáo cần:
+ Báo cáo phải trình bày về mục đích, phạm vi và kết luận của cuộc kiểm toán.
+ Đưa ra những chứng cứ có sức thuyết phục, đưa ra những đánh giá về lĩnh vực được kiểm toán: khi phát hiện có những điểm yếu kém, báo cáo cần chỉ ra những khả năng khắc phục.
+ Báo cáo có thể bao gồm những đề xuất về những cải tiến có thể thực hiện, ghi nhận các kết quả được thoả mãn, và các công việc cần tiếp tục tiến hành.
+ Báo cáo có thể nêu lên quan điểm của bộ phận bị kiểm toán về kết quả kiểm toán và các đề xuất.
+ Gửi tới Ban lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận được kiểm toán cũng như những bộ phận liên quan khác.
- Báo cáo bằng miệng: đối với những thiếu sót nghiêm trọng trong lĩnh vực được kiểm toán, cần tạm thời thông báo bằng miệng cho thành viên Ban Giám đốc phụ trách kiểm toán nội bộ.
- Báo cáo định kỳ : sau từng quý, kiểm toán nội bộ cần lập một bản tổng kết tất cả các báo cáo kiểm toán đã công bố của mình. Trong các báo cáo này phải nêu lên những thiếu sót nghiêm trọng cũng như ý kiến trả lời của bộ phận được kiểm toán. đồng thời thông qua bản tổng kết phải thấy rõ được tình hình triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán đã đề xuất.
Khi kết thúc một năm kinh doanh, bộ phận kiểm toán nội bộ phải lập một báo cáo tổng hợp về mọi hoạt động kiểm toán mà họ tiến hành trong năm kinh doanh đó và trình cho tất cả các thành viên ban giám đốc. Báo cáo tổng hợp phải cho thấy các mục tiêu đề ra trong kế hoạch kiểm toán có thực hiện được hay không và thực hiện được ở mức độ nào. Trong báo cáo phải nêu ra các sai phạm nghiêm trọng được phát hiện, các biện pháp kiến nghị thi hành để sửa chữa các sai phạm đó và việc thực thi các biên pháp này.
Giai đoạn theo dõi:
Đối với mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ cần theo dõi việc thi hành các biện pháp xử lý, qua đó đảm bảo chắc chắn rằng các bộ phận chức năng, trong khuôn khổ trách nhiệm kiểm tra của mình, thực sự có khắc phục yếu kém, có triển khai các biện pháp đã thống nhất.
3. Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.
3.1. Khái niệm:
Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng là việc thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận và đánh giá tính thích hợp, tính hiệu quả của hệ thống kế toán, hệ thống các cơ chế, quy chế quy định, biện pháp và các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũng như chất lượng thực thi những trách nhiệm được giao.
3.2. Kiểm toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong ngân hàng.
3.2.1. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng đồng thời nó cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy khi tiến hành kiểm toán phải quan tâm đến các vấn đề chủ yếu:
+Kiểm toán tư cách pháp lý, khả năng tài chính của khách hàng.
+Kiểm toán cơ cấu tín dụng và đưa ra nhận định về rủi ro
+Kiểm toán tài sản đảm bảo tín dụng về tính pháp lý, về giá trị, khả năng phát mại.
+kiểm toán quy trình xét duyệt, hồ sơ tín dụng, hồ sơ thẩm định, giám sát tín dụng...
3.2.2. Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là toàn bộ các giai đoạn từ giao dịch kinh doanh đến tất toán, hạch toán và giám sát kinh doanh.
- Kiểm toán sự phân tách chức năng cả về khía cạnh tổ chức lẫn chức năng của bộ phận chia dịch với các bộ phận khác trong kinh doanh ngoại hối, vì do đặc điểm của kinh doanh ngoại hối việc phân tách chức năng như đã trình bày trên là cách thức tổ chức để có thể kiểm soát rủi ro trong kinh doanh.
- Kiểm toán tính phù hợp với thị trường của các giao dịch đã thực hiện.
- Kiểm toán quy trình luân chuyển chứng từ, chuyển giao các dữ kiện giao dịch giữa các bộ phận F.O và B.O, quy trình gửi và nhận các xác nhận với đối tác giao dịch.
- Kiểm toán việc đưa các dữ liệu vào hệ thống hạch toán.
- Kiểm toán quản lý điều tiết rủi ro trong kinh doanh để đảm bảo rằng cách thức quản lý rủi ro cũng như chi phí phòng ngừa rủi ro mà ngân hàng đã chi ra là thoả đáng, đặc biệt lưu ý đến hệ thống hạn mức kinh doanh, giới hạn lỗ trong kinh doanh.
3.2.3. Kiểm toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nhà nước.
- Kiểm toán xem mọi khoản tiền có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status