Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán tại công ty kiểm toán và tư vấn thuế A.tax - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán tại công ty kiểm toán và tư vấn thuế A.tax



MỤC LỤC
 
PHẦN I 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 1
1. Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán 1
1.1. Tổ chức 1
1.2. Tổ chức kiểm toán 1
1.3. Trình tự 1
1.4. Trình tự kiểm toán 1
2. Nội dung tổ chức công tác kiểm toán 1
2.1. Chuẩn bị kiểm toán 2
2.1.1. Lập kế hoạch 2
2.1.2. Quy trình kiểm toán 2
2.1.3. Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế phương án kiểm toán 3
2.1.4. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 3
2.1.5. Thu thập thông tin cơ sở 4
2.1.6. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 5
2.1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán 6
2.2. Thực hành kiểm toán 6
2.2.1. Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán 6
2.2.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát 7
2.2.3. Thực hiện thủ tục phân tich 7
2.2.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 8
2.2.5. Đánh giá mức trọng yếu 8
2.2.5. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 11
2.2.5.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết 11
2.2.5.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết 11
2.2.5.3. Lựa chọn khoản mục chính 12
2.2.5.4. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn 12
2.2.5.5. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết 13
2.2.6. Xử lý chênh lêch kiêm toán 13
2.3. Kết thúc kiểm toán 14
2.3.1. Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến 14
2.3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán 15
2.3.3. Các thủ tục kiểm toán 16
2.3.4. Xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp 18
2.3.5. Thu thập thư giải trình của ban giám đốc khách hàng 20
2.3.6. Tổng hợp kết quả kiểm toán 21
2.3.7. Lập báo cáo kiểm toán 21
PHẦN II 22
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY 22
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ A.TAX 22
1. Gới thiệu về công ty 22
2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH X 22
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 22
2.1.1. Tiềm hiểu chung về khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán. 22
2.1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán 22
2.1.3. Lập và thảo luận các điều khoản hợp đồng 23
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 23
2.2.1. Tìm hiểu chung về khách hàng 23
2.2.1.1. Tìm hoạt về hoạt động kinh doanh 23
2.2.1.2. Tìm hiểu về môi trường kiểm soát 24
2.2.1.3. Tìm hiểu tổ chức hoạch toán kế toán 24
2.2.2. Thực hiện phân tích tổng quát 24
2.2.3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể với khoản mục tiền 25
2.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 25
2.3.1. Kiểm toán tiền mặt 25
2.3.1.1. Kiểm kê hệ thống kiểm soát nội bộ 26
2.3.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích 26
2.3.1.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 26
2.3.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng 27
2.3.3. Kiểm toán tiền đang chuyển 28
2.4. Kết thúc quá trình kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 28
2.5. Công việc thực hiện sau kiểm toán 29
PHẦN III 31
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 31
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ các ước tính ban đầu đó cho các khoản mục
+ Ước tính ban đầu về mức trọng yếu: mức ước tính ban đầu về tính trọng yếu là giá trị tối đa mà kiểm toán viên tin rằng tại giá trị tối đa đó các báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng không ảnh hưởng đến các quyết định của những người sử dụng thông tin tài chính, hay nói cách khác là mức sai sót có thể chấp nhận được đối với báo cáo tài chính.
Ý nghĩa: việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp. Cụ thể, nếu kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu càng thấp thì độ chính xác của các số liệu trên các báo cáo tài chính càng cao và do đó số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.
- Yếu tố định lượng của tính trọng yếu : kiểm toán viên sử dụng các bảng hướng dẫn của công ty kiểm toán trong việc xác định ban đầu về tính trọng yếu. Trong đó, thu nhập thuần trước thuế, tài sản lưu động, tổng tài sản… thường được chọn làm chỉ tiêu làm gốc.
-Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Trong thực tế để đánh giá một sai sót có phải là trọng yếu hay không thì kiểm toán viên không chỉ đánh giá về mặt giá trị mà còn phải đánh giá về mặt bản chất của sai sót đó, trong đó có một số sai sót luôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô lớn hay nhỏ.
- Sau khi kiểm toán viên có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thì kiểm toán viên cần phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính, đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Mục đích của việc phân bổ này nhằm giúp kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất, mà vẫn đảm bảo được tổng hợp các sai sót trên báo cáo tài chính không vượt quá ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
- Do hầu hết các thủ tục kiểm toán thường tập trung vào các tài khoản trên bảng cân đối kế toán nên việc phân bổ các ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thường được tiến hành đối với bảng cân đối kế toán. Việc phân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể xảy ra là khai khống và khai thiếu.
- Cơ sở để tiến hành phân bổ: dựa vào bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. Trong thực tế khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục thường khó đoán trước, cho nên sự phân bổ ban đầu ước lượng về mức trọng yếu thường mang tính chủ quan đòi xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Đánh giá rủi ro
Trên cơ sở mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu thì kiểm toán viên cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên toàn bộ báo cáo tài chính cũng như trên từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp. Công việc này được gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán.
- Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường phải xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn, mức rủi ro này được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Mức độ mà theo đó người sử dụng thông tin tài chính bên ngoài tin tưởng báo cáo tài chính.
+ Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: được thực hiện dựa vào các yếu tố:
+ Báo cáo công việc kinh doanh của khách hàng
+ Tính liêm chính của ban giám đốc
+ Hợp đồng kiểm toán lần đầu hay hợp đồng kiểm toán đã ra
+ Các nghiệp vụ kt bất thường
+ Các ước tính kế toán
+ Quy mô của các số dư trên các tài khoản
- Đánh giá rủi ro kiểm soát : liên quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá trên toàn bộ báo cáo tài chính, cũng như đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính.
- Đánh giá rủi ro phát hiện: được xác định từ 3 loại rủi ro trên, xảy ra do các nhân tố :
+ Kiểm toán viên thực hiện các bước kiểm toán không thích hợp do kế hoạch kiểm toán chi tiết không được chú trọng hay do không áp dụng quy trình hợp lý cho từng phần hành.
+ Kiểm toán viên có phát hiện được các bằng chứng nhưng không nhận thức được các sai sót cũng như ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính.
+ Hoàn toàn không phát hiện được sự sai sót do có sự thông đồng.
2.2.5. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
2.2.5.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết
Bước này bao gồm những công việc chủ yếu như:
- Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật: mục tiêu này có thể:
+ Thu thập bằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu thuộc các mục tiêu kiểm toán.
+ Ước tính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với những cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài chính đang chứa đựng khả năng có sai phạm trọng yếu.
- Lựa chọn các khoản mục trong tổng thể: bao gồm cả xác định số lượng các khoản mục và chọn mẫu khoản mục để kiểm toán. Xác định mẫu chọn cụ thể phải căn cứ vào tình hình thực tế của khách thể kiểm toán và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Với loại hình nghiệp vụ, xác định mẫu chọn cần chú ý tới thời điểm chọn mẫu để bảo đảm tính thay mặt của mẫu chọn.
2.2.5.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết
Có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết với từng khoản mục trong tổng số hay với nhóm các khoản mục. Nếu áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết không phải với tất cả các khoản mục trong một tài khoản thì phải chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng kiểm toán thu được. Điều này có thể chấp nhận được vì những lý do sau:
- Trong kiểm toán cần thu nhận những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục chứ không phải là bằng chứng kiểm toán có tính kết luận.
- Có thể kết hợp bằng chứng kiểm toán từ nhiều nguồn.
- Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục là không kinh tế.
Khi không lựa chọn tất cả các khoản mục từ một tài khoản thì chúng ta có thể lựa chọn một số khoản mục dựa trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính chính hay chọn mẫu thay mặt hay kết hợp cả hai phương pháp.
2.2.5.3. Lựa chọn khoản mục chính
Các khoản mục chính là những khoản mục mà dựa trên đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên thấy chúng là khoản mục không phát sinh thông thường, không đoán trước được hay dễ có sai phạm. Để lựa chọn được những khoản mục chính cần đọc những chứng từ tài liệu.
2.2.5.4. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn
Trên cơ sở các khoản mục đã chọn, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra chi tiết. Có thể áp dụng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp đối với mỗi khoản mục lựa chọn để tiến hành kiể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status