Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 3
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 4
II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM 6
1. Thanh toán không dùng tiền mặt trước thời kỳ đổi mới. 6
2. Thanh toán không dùng tiền mặt thời kỳ đổi mới đến nay 6
III. CÁC QUY ĐỊNH TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 7
1. Qui định chung 8
2. Qui định đối với bên chi trả (bên mua) 8
3. Qui định đối với bên thụ hưởng. 9
4. Qui định đối với Ngân hàng 9
IV. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 9
1. Pháp luật 10
2. Khoa học và công nghệ 10
3. Tâm lý 10
V. NỘI DUNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 11
1. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền 11
2. Uỷ nhiệm thu 13
3. Hình thức séc thanh toán 14
4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 17
5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 18
VI. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG 20
1. cách thanh toán liên hàng 20
2. cách thanh toán bù trừ 21
3. Thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 22
CHƯƠNG II 23
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 23
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 23
1. Vài nét sơ lược về Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 23
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 24
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 35
1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 35
2. Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 39
3. Tình hình vận dụng các cách thanh toán giữa các Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 46
4. Những tồn tại và nguyên nhân trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 48
CHƯƠNG III 50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 50
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 50
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 51
1. Đào tạo cán bộ 52
2. Giải pháp về séc 52
3. Tiếp tục triển khai chủ trương mở và sử dụng tài khoản cá nhân. 53
4. Cải tiến các phương tiện thanh toán. 53
5. Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng. 55
6. Giải pháp về hiện đại hóa công nghệ thanh toán. 55
7. Công tác Marketing 56
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57
1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 57
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 58
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
MỤC LỤC 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới ngày 01/01/1995, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam không chỉ là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một kiểu Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ chủ yếu là huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và phát triển hoạt động như một Ngân hàng thương mại nhưng lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm là đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị trực thuộc khối xây lắp. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có trụ sở đặt tại 4B Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Cơ cấu tổ chức gồm 16 phòng ban trong đó có 8 phòng ban, 8 phòng kinh doanh trực tiếp, 2 phòng giao dịch và 3 chi nhánh huyện trực thuộc: Đông Anh, Thanh Trì , Cầu Giấy.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có 21 đầu mối, khoảng 320 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội (trang sau)
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
2.1 Những thuận lợi và khó khăn
* Những khó khăn:
Tuy là một trong những Ngân hàng ra đời từ rất sớm (cách đây đã 45 năm® nhưng mãi cho tới năm 1995 Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thanh toán. Trong quá trình chuyển đổi này Ngân hàng đã gặp những khó khăn nhất định.
Từ 01/01/1995 Ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ Ngân sách cấp trả về Tổng cục đầu tư và phát triển - Bộ tài chính hay nói cách khác là bộ phận cấp phát vốn Ngân sách tách khỏi hệ thống Ngân hàng đầu tư. Điều này đã gây ra một sự biến động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thêm vào đó Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội lại hoạt động trên địa bàn có nhiều Ngân hàng, điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Ngân hàng cũng thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trên địa bàn đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và chiến lược thu hút khách hàng.
Ban giám đốc
4B - Lê Thánh Tông
Phòng
Tín dụng 1
Phòng
Tín dụng 2
Phòng
Tín dụng 3
Phòng
Tín dụng 4
Phòng
KTĐN & TTQT
Phòng
Giao dịch 1
(Yết Kiêu)
Điểm giao dịch số 6 (Đồng Tâm)
Phòng
Giao dịch 2
Phương Mai
Điểm giao dịch số 10 (Tuệ Tĩnh)
Phòng
Nguồn vốn kinh doanh
Phòng
Tổ chức cán bộ
Phòng
Thẩm định KTKT&TVĐT
Phòng
Kiểm tra nội bộ
Phòng
Thông tin điện toán
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng
Ngân quỹ
Văn phòng
Chi nhánh Cầu Giấy
(Cầu Giấy)
Chi nhánh Đông Anh
(Đông Anh)
Chi nhánh Thanh Trì
(Giải Phóng)
* Những thuận lợi:
Mặc dù đã gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng với sự chỉ đạo linh hoạt sáng tạo kịp thời của Ban giám đốc và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Qua mấy năm chuyển sang hoạt động kinh doanh nghiệp vụ kinh tế đối ngoại bước đầu đem lại hiệu quả cao góp phần không nhỏ vào việc mở rộng đối tượng khách hàng. Sự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và sự vận dụng một cách linh hoạt có hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại trên thế giới giúp Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đứng vững và tiếp tục lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sự ra đời của Luật Ngân hàng tạo thuận lợi về môi trường pháp lý cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Trong năm 2001, 2002, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều khó khăn của sự suy giảm kinh tế thế giới và thiên tai lũ lụt trong nước, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã từng bước vững chắc hòa nhập cùng với cơ chế thị trường và là một trong những Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển, góp một phần đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện định hướng kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã triển khai đồng bộ các hoạt động kinh doanh nhằm đổi mới, mở rộng kinh doanh vừa phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung, vừa ổn định việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, Ngân hàng đã kịp thời áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình nhất là trong quá trình thanh toán với khách hàng thì giảm được thời gian luân chuyển vốn, chính xác…
2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội.
Năm 2002 cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, sự lớn mạnh của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại ở thủ đô nói riêng vả cả nước nói chung, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã từng bước hòa nhập vào xu thế chung của đất nước, tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Dựa trên nền tảng phát triển vững chắc của những năm trước cùng với sự chỉ đạo kịp thời linh hoạt và định hướng đúng đắn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Thành Uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố hfn và Ngân hàng Nhà nước cùng với truyền thống 45 năm, phát huy sức mạnh nội lực nên năm qua Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã có những bước tiến cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã giao cho và trở thành một trong những đơn vị đứng đầu hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và trên địa bàn Hà Nội.
Ngoài nhiệm vụ như các Ngân hàng thương mại thì Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội còn thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao cho hệ thống Ngân hàng Đầu tư là huy động vốn để cho vay trọng tâm trọng điểm cho đầu tư và phát triển theo kế hoạch Nhà nước.
Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội ngày càng kinh doanh có hiệu quả. Ta có thể thấy rõ kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội qua bảng (trang sau).
Qua bảng số liệu tập hợp về tình hình hoạt động kinh doanh, ta thấy như sau (Bảng 2.1)
* Về công tác huy động vốn:
Nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng, từ ngày Ngân hàng chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn Ngân sách cấp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status