Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LẠC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7
I: Xuất khẩu 7
1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 7
1.2 Các hình thức xuất khẩu 7
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 7
1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 8
2. Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu 9
2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác 9
2.2 Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu 10
2.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 11
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 15
II. Vai trò xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 16
1. Tiềm năng và ưu thế của trồng và sản xuất lạc tại Việt Nam 16
2. Vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 18
III. Những quy định, cam kết, ràng buộc liên quan tới xuất khẩu nông sản của WTO. 19
IV. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 32
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LẠC NHÂN CỦA CÔNG TY VILEXIM 38
I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM 38
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VILEXIM 38
2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 39
2.1 Chức năng của công ty 39
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty 40
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lạc nhân tại công ty 44
1. Năng lực xuất khẩu 44
2. Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước 46
3. Đối thủ cạnh tranh trong nước 46
III. Tình hình hoạt động của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 47
1. Thực trạng xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 47
2. Đánh giá tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 54
2.1 Thành công trong hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM 55
2.2 Nguyên nhân của thành công 55
2.3 Hạn chế của xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 56
2.4 Nguyên nhân của các hạn chế 56
CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LẠC NHÂN TẠI CÔNG TY VILEXIM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 58
I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu lạc nhân của Công ty trong thời gian tới 58
II. Những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 59
1. Cơ hội 59
2. Thách thức 60
III. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 61
1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 61
1.1 Các giải pháp về thị trường 61
1.2 Các giải pháp về thu mua 63
2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 69
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chế và cấm xuất khẩu
1. Khi một Thành viên đưa và áp dụng bất kỳ một biện pháp hạn chế và cấm xuất khẩu thực phẩm phù hợp với khoản 2(a), Điều XI của GATT 1994, Thành viên đó phải tuân thủ các quy định sau đây:
(a) Thành viên áp dụng cấm hay hạn chế xuất khẩu cần quan tâm đầy đủ đến tác động của các biện pháp cấm hay hạn chế đó đến an ninh lương thực của các Thành viên nhập khẩu.
(b) Trước khi một Thành viên áp dụng một biện pháp cấm hay hạn chế xuất khẩu, phải có thông báo trước càng sớm càng tốt bằng văn bản cho Uỷ ban Nông nghiệp về bản chất và khoảng thời gian áp dụng biện pháp đó, và tham vấn, khi được đề nghị, với bất kỳ một Thành viên nào có lợi ích đáng kể với tư cách là nước nhập khẩu về bất kỳ vấn đề nào liên quan tới các biện pháp đó. Ngay khi yêu cầu, Thành viên áp dụng biện pháp cấm hay hạn chế xuất khẩu sẽ cung cấp, cho Thành viên nhập khẩu đó các thông tin cần thiết.
2. Các quy định tại Điều này không áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển, trừ khi biện pháp đó do một Thành viên đang phát triển là nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm chủ yếu có liên quan.
Hiệp định về nông nghiệp quy định rằng các thành viên của WTO phải giảm dần lượng hàng hoá xuất khẩu được trợ cấp. Tuy vậy, một số nước nhập khẩu vẫn đang bị lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu giá rẻ và được trợ cấp của các nước công nghiệp chủ chốt. Trong số đó có một vài nước thuộc nhóm cùng kiệt nhất thế giới. Tuy giá cả tăng, nhờ cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, có thể có tác động tốt tới ngành sản xuất nông nghiệp của họ nhưng các nước này có thể vẫn cần được giúp đỡ tạm thời để có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết giúp họ thanh toán hàng hoá nhập khẩu đắt đỏ và nếu được thì tiến tới xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của mình.
+ Các mục tiêu cụ thể đối với nông nghiệp :
Tại vòng đàm phán Uruguay, các nước đã thoả thuận được về mức độ giảm trợ cấp và bảo hộ đối với sản phẩm nông nghiệp như sau (Hiệp định về nông nghiệp chỉ nêu các con số cụ thể về giảm trợ cấp xuất khẩu):
Bảng số 3 : Mức độ giảm trợ cấp và bảo hộ đối với sản phẩm nông nghiệp của
WTO
Danh mục phải cắt giảm
Các nước phát triển 6 năm (1995-2000)
Các nước đang phát triển 10 năm (1995-2004)
Thuế quan
Mức giảm trung bình đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp
-36%
-24%
Mức giảm tối thiểu đối với mỗi sản phẩm
-15%
-10%
Hỗ trợ trong nước
Giảm tổng mức hỗ trợ đối với toàn bộ lĩnh vực (giai đoạn được tính làm cơ sở: 1986-1990)
-20%
-13%
Xuất khẩu
Giá trị trợ cấp
-36%
-24%
Khối lượng được trợ cấp (giai đoạn được tính làm cơ sở: 1986-1990)
-21%
-14%
Nguồn: Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
Nước ta đang trong quá trình đàm phán nước rút để gia nhập WTO. Qua 9 phiên đàm phán, bên cạnh các phiên đa phương, nước ta đã kết thúc đàm phán song phương với 6 đối tác quan trọng. Đây là bước tiến lớn của ta. Như chúng ta đã biết, đàm phán thương mại hàng nông sản trong WTO là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Chúng ta đàm phán vừa phải dựa theo các quy tắc hiện hành của WTO vừa phải theo xu thế của vòng đàm phán mới (vòng Doha) mà nông nghiệp là một nội dung đàm phán rất khó khăn và phức tạp. Theo Hiệp định Nông nghiệp, mỗi nước gia nhập đều phải đàm phán theo cả ba nội dung: Mở cửa thị trường (cam kết thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế); hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.
Về các chính sách hỗ trợ trong nước, do trình độ phát triển kinh tế của nước ta thấp, khả năng tài chính hạn hẹp nên đa số chính sách hỗ trợ trong nước của Chính phủ cho nông nghiệp nằm trong nhóm chính sách “Hộp xanh” và “Chương trình phát triển” không phải cam kết cắt giảm. Các chính sách thuộc nhóm “hộp đỏ” của nước ta còn nằm dưới mức tối thiểu cho phép, nên cũng không phải cam kết cắt giảm. Như vậy, không cần thiết phải thay đổi nhiều, thậm chí còn có thể tăng hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua nhóm chính sách này trong tương lai khi nước ta gia nhập WTO. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thay đổi quy trình xây dựng các chính sách này để tăng thêm tính minh bạch và công bằng cho mọi đối tượng được hưởng lợi, nhất là cho người nông dân trực tiếp sản xuất và nông dân ở các vùng khó khăn.
Về trợ cấp xuất khẩu, do khủng hoảng tài chính tại các nước châu Á (Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc…) và Nga từ những năm 1998 - 1999, nước ta đã có một số hình thức trợ cấp để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo đầu ra cho nông sản. Tuy mức độ trợ cấp xuất khẩu của nước ta rất nhỏ, không có tác động xấu đến thương mại quốc tế, nhưng do đây là vấn đề có sự đấu tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển đòi các nước phát triển xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu nên hầu hết các nước yêu cầu Việt Nam cam kết không trợ cấp xuất khẩu nông sản ngay khi gia nhập WTO. Tại Phiên 9, ta đã tuyên bố bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và thực hiện đầy đủ hiệp định SPS ngay khi gia nhập. Cam kết này được các nước đánh giá cao và tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho quá trình đàm phán.
Đàm phán mở cửa thị trường bao gồm cam kết thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế. Hiện nay, do công nghiệp chế biến chậm phát triển, tỷ lệ nông sản qua chế biến của nhiều ngành còn thấp nên chính sách thuế của nước ta đang được xây dựng theo tinh thần bảo hộ cao cho nông sản chế biến, bảo hộ thấp cho nông sản thô, nhất là những mặt hàng xuất khẩu hay là nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến. Thực hiện Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2001 - 2005, hàng rào phi thuế đối với hàng nông sản đã có sự chuyển đổi theo hướng phù hợp hơn với WTO: Giảm tối đa giấy phép nhập khẩu; áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng. Nhìn chung trong quá trình đàm phán, những mặt hàng nông sản chế biến có thuế suất cao đang bị các nước yêu cầu giảm nhiều hơn so với các mặt hàng khác.
Trong quá trình đàm phán, đều có sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ trên tinh thần cân đối chung tổng thể cả nước, có cân nhắn đến khả năng cạnh tranh và yếu tố xã hội của các ngành, nhất là nông nghiệp. Chiến lược phát triển của Ngành nông nghiệp trong 10 năm tới là hướng mạnh ra xuất khẩu. Tuy còn nhiều khó khăn do trình độ phát triển của ngành nông nghiệp còn thấp, nhưng việc gia nhập WTO sẽ là cơ hội tốt để thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt 7 tỷ USD vào năm 2010.
IV. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO
Cho dù có đến gần 30.000 trang văn bản, bao gồm rất nhiều văn bản pháp lý quy định nhiều lĩnh vực kinh tế - thương mại khác nhau như: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, viễn thông, các biện pháp kiểm dịch động - thực vật, sở hữu trí tuệ... song thực chất, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng và chuyển tải các nguyên tắc cơ bản của WTO, hay nói cách khác, WTO h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status