Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Coalimex - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Coalimex



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TMQT VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH HÀNG XNK Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KTTT.
I. TMQT VÀ SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN CỦA TMQT TRONG NỀN KTQD
1. Khái niệm và sự tồn tại khách quan của TMQT
2. Tác dụng của TMQT đối với đất nước và doanh nghiệp
3. Đặc trưng của TMQT
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK Ở CÁC DOANH NGHIỆP.
A. Nghiên cứu tiếp cận thị trường:
1. Nghiên cứu môi trường.
2. Nghiên cứu nhu cầu.
3. Nghiên cứu về cạnh tranh
4. Nghiên cứu giá cả.
5. Xu hướng phát triển của thị trường
B. Tìm kiếm đối tác trong kinh doanh.
1. Công tác tạo nguồn hàng.
2. Tìm kiếm bạn hàng.
3. Lên phương án kinh doanh.
4. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng.
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng XK
6. Đánh giá hiệu quả của hợp đồng XK
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN TRONG NHỮNG NĂM 1991-1997
I. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.2. Chức năng nhiệm vụ
1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XK THAN
1. Đặc điểm của sản phẩm
2. Vị trí của than trên thị trường
3. Xây dựng nguồn hàng tốt nhất cho XK
4. chuẩn bị giao dịch ngoại thương
5. Đàm phấn và ký kết hợp đồng
6. Tổ chức thực hiện hợp đồng
7. Đánh giá kết quả hợp đồng
III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN TRONG NHỮNG NĂM 1994-1997
1. Thời kỳ 1991-1994
2. Thời kỳ 1995-1997
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
1.Kết quả đạt được
2.Tồn tại
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN.
I. NHỮNG DỰ BÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THEO NĂM NAY VÀ NĂM TỚI.
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XK THAN.
1. Chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá
2. Tiếp cận và mở rộng thị trường
3. Đẩy mạnh XK bằng cách giữ vững và nâng cao uy tín công ty
4. Lập quỹ thưởng phạt đối với hoạt động XK
5. Duy trì mối quan hệ với bạn hàng cũ và mở rộng các quan hệ với bạn hàng mới .
6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing
7. Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi
8. Hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c trạm kiểm định cơ sở.
- Kiểm tra cửa khẩu. Bước này do chi nhánh hay các trung tâm thuộc cơ quan trung ương tiến hành.
Thông thường chậm nhất 7 ngày trước khi bốc hàng lên tàu, chủ hàng xuất khẩu phải khai báo cho các cơ quan liên quan, sắp xếp hàng hoá thuận tiện và trung thực để kiểm tra.
Trong trường hợp bán CIF hay mua FOB phải thuê tàu hay uỷ thác thuê tàu :
+ Đối với hàng khối lượng ít không cồng kềnh thì thường thuê tàu chợ để chở gồm 4 bước sau :
Chủ hàng điện để đăng ký thuê tàu.
Hãng tàu xác nhận đồng ý.
Khi bốc hàng lên tàu lấy vận đơn (B/L).
Thanh toán cước phí.
+ Hàng có khối lượng lớn thì thuê tàu chuyến (như chở than, quặng, ngũ cốc ...) gồm 6 bước.
Người chủ hàng xuất khẩu phải nghiên cứu thị trường thuê tàu.
Chủ tàu phát giá cước.
Hai bên hoàn giá, (mặc cả).
Ký hợp đồng thuê tàu.
Sau khi tàu đến đúng thời gian thì bốc hàng lên tàu và lấy vận đơn.
Thanh toán tiền cước (tiền thưởng, bốc dỡ, nếu có )
5.4 Mua bảo hiểm :( Nếu bán CIF hay mua FOB)
Điều kiện mua bảo hiểm do người mua và bán yêu cầu hay khi nhập khẩu trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hàng hoá và tiền phí bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm cần cân nhắc nên mua loại bảo hiểm nào dựa trên các điểm sau :
- Tính chất hàng hoá .
- Tình trạng bao bì
- Vị trí xếp hàng lên tàu.
- Tình hình chính trị - xã hội.
Tuỳ theo kế hoạch chuyên chở hàng hoá mà mua loại bảo hiểm năm, bảo hiểm chuyến ,tiến hành trả tiền và lấy giấy bảo hiểm sao cho phù hợp.
5.5. Làm thủ tục hải quan.
Nhìn chung thủ tục xuất khẩu đều phải trải qua 3 bước sau :
- Làm thủ tục xuất khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan hải quan địa phương chủ hàng xuất khẩu làm giấy hải quan gồm :
+ Giấy phép xuất khẩu.
+ Bản sao hợp đồng hay L/C.
+ Hoá đơn để tính thuế.
+ Bảng kê chi tiết hàng hoá.
- Kiểm tra tại kho hàng, chủ hàng phải sắp xếp hàng hoá thuận tiện cho kiểm tra cung cấp công nhân và công cụ đóng mở hàng hoá. hải quan phải đối chiếu hàng hoá khai trên giấy tờ với thực tế.
- Quyết định xử lý của hải quan.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu cán bộ hải quan sẽ quyết định xử lý theo các vấn đề sau.
+ Cho hàng hoá đi, xác nhạn đã làm xong thủ tục hải quan.
+ Cho đi nhưng phải nộp thuế (nếu hàng thuộc diện nộp thuế).
+ Cho đi nhưng phải bổ xung giấy tờ, thủ tục
+ Không cho đi.
+ Giao nhận hàng hoá với tàu.
5.6. Giao hàng xuất khẩu :
Nắm vững chi tiết hàng hoá và nộp bản đăng ký hàng hoá chuyên chở gồm : tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, kích thước, bao bì, tên địa chỉ người nhập, trao bản đăng ký này cho hãng tàu (đại lý) để đổi lấy sơ đồ xếp.
- Theo dõi điều độ để hết ngày giờ đến lượt tàu mình.
- Xem xét và đưa hàng vào cảng.
- Bốc hàng hoá tàu với sự giám sát của hải quan và kiểm nghiệm.
- Đổi lấy lại vận đơn hoàn hảo.
6. Đánh giá hiệu quả hợp đồng xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rất quan trọng, nó là nhân tố quyết định nhất để doanh nghiệp tiếp tục tham gia vào hoạt động này, thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Nâng cao hiệu quả của hoạt động này còn là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện quy luật tiết kiệm. Như vậy đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi thực hiện một hợp đồng đòi hoỉ doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại hiệu quả của nó doanh nghiệp thấy được những mặt mạnh, mặt yếu qua đó rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Để đánh giá hiệu quả của một hợp đồng xuất khẩu trong phạm vi một doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu sau :
- Chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tăng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản suất kinh doanh. Nó là tiền đề quan trọng để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao mức sống người lao động. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì đất nước mới giàu có phát triển và ngược lại làm ăn kém sẽ dẫn đến thua lỗ và phá sản.
Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí và tính bằng công thức :
LN = TR - TC.
LNkt = TR - TCkt
LNtt = TR - TCtt.
Trong đó :
LN : lợi nhuận. LNkt : Lợi nhuận kinh tế.
TR : Doanh thu LNtt : Lợi nhuận tính toán.
TC : Chi phí TCkt : Chi phí kinh tế
TCtt : Chi phí tính toán.
- Hiệu quả kinh tế xuất khẩu
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng so sánh số ngoại tệ do xuất khẩu (Giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản suất hàng hoá xuất khẩu đó (Giá trị dân tộc của hàng hoá).
Trong đó :
Hx : Hiệu quả kinh tế của việc xuất khẩu.
Tx : Doanh thu (bằng ngoại tệ) từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ (giá quốc tế).
Cx : Tăng chi phí của việc sản suất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả vận tải đến cảng xuất đến các chi phí khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu.
Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước.
Chương II
Thực trạng hoạt động xuất khẩu than trong những năm 1994 - 1997
----
I. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Thực hiện chủ trương của Đảnông nghiệp và Nhà nước trong việc gắn sản suất với thị trường công tác xuất nhập khẩu than và nhập khẩu thiết bị toàn bộ của ngành than được chuyển giao từ Bộ ngoại thương sang Bộ Mỏ và Than (và là Bộ công nghiệp), do đó công ty xuất nhập than và cung ứng vật tư - tên giao dịch là Coalimex - đã được ra đời theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Mỏ và than số 65 MT - TCCB3 ngày 29/12/1981. Quyết định có hiệu lực và công ty Coalimex đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1982. Từ đó đến nay đã 15 năm.
Các đơn vị của công ty Coalimex bao gồm :
1. Xí nghiệp hoá chất mỏ :
Có nhiệm vụ sản suất và cung ứng vật liệu nổ cho các ngành công nghiệp khai thác công nghiệp.
2. Xí nghiệp xây dựng cơ bản :
Có nhiệm vụ xây lắp kho tàng phục vụ ngành.
3. Xí nghiệp vật tư 1 :
Có nhiệm vụ tiếp nhận bảo quản và cung ứng vật tư thiết bị nhập khẩu cho ngành than.
4. Xí nghiệp giao nhận vận chuyển.
Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng vật tư lẻ và thiết bị toàn bộ ở cảng về (hàng chủ yếu nhập từ Nga).
5. Chi nhánh Colimex thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ thay mặt cho công ty về việc tìm hiểu khách hàng và đón tiếp khách ở phía Nam.
6. Chi nhánh Colimex Quảng Ninh thực hiệm nhiệm vụ giao than xuất khẩu.
Về cơ cấu tổ chức của công ty Coalimex bao gồm :
- Ban giám đốc :
+ Gồm 1 giám đốc : chịu trách nhiệm chính về hoạt động xuất nhập của công ty.
+ 2 Phó giám đốc : có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Ban giám đốc
Phòng hành chính quản trị
Phòng kế hoạch kinh tế tài chính
Phòng tổ chức nhân sự thanh tra
Phòng xuất nhập khẩu
I
Phòng xuất nhập khẩu và hợp tác QT
Phòng xuất nhập khẩu IV
Phòng xuất nhập khẩu III
Phòng xuất nhập khẩu II
Phòng chuẩn bị dự án Đt và liên doanh
Phòng hợp tác lao động & đào tạo
Chi nhánh TP.HCM
Chi nhánh Quảng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status