Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vì sao nói sự phát triển của hình t hái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
A. LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để có được những thành tựu ấy chúng ta đã trải qua nhiều thời kì đấu tranh gian khó. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã trở thành cột mốc cho bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước. Đối với một đất nước đi lên từ một nền nông nghiệp cùng kiệt nàn và lạc hậu như đất nước ta việc đổi mới là hết sức cần thiết. Đại hội VI nhận định “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình tháí kinh tế xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Đó cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta.
Đề tài: “Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vì sao nói sự phát triển của hình t hái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên ” là một nội dung phức tạp và rộng, do trình độ có hạn và phạm vi bài viết còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.Phần 1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG
CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ _ XÃ HỘI.
1. KHÁI NIỆM.
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng từng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
2. KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI.
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc, những cá nhân riêng lẻ. Mà xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp. Trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu thượng tầng. Mỗi mặt có vai trò nhất dịnh và tác động đến mặt khác tạo nên sự vận động của toàn thể xã hội. Chính tính toàn vẹn của nó được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế – xã hội.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mổi hình thái kinh tế – xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.
Quan hệ sản xuất, là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định các mối quan hệ tất cả các mối quan hệ khác. Nếu không có quan hệ đó thì không hình thành xã hội và quy luật xã hội, cũng như sự tồn tại và hoạt động của nó. Mổi hình thái kinh tế – xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Những quan hệ sản xuất là bộ xương của cơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên những quan điểm về chính trị, pháp lý, đạo đức, triết học.. . và những thiết chế tương ứng hợp thành kiến trúc thượng tầng xã hội mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đã đề cập trên, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng thì còn có những quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác.

2DGlZkUBc15wYZC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status