Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu: . 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu: . 5
4. Mục đích nghiên cứu . 5
5. Phương pháp nghiên cứu . 5
6. Cấu trúc luận văn . 6
PHẦN NỘI DUNG . 7
Chương 1: VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN . 7
1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc . 7
1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam . 7
1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao) . 10
1.2. Sáng tác của Triều Ân trong dòng chảy của văn học các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 22
1.2.1. Đôi nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 22
1.2.2. Sáng tác của Triều Ân . 23
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
VĂN XUÔI TRIỀU ÂN. 34
2.1. Phương diện phong tục tập quán . 34
2.1.1. Văn hoá Tày, Dao qua lễ hội, chợ phiên . 35
2.1.2. Văn hóa Tày, Dao qua hôn nhân . 39
2.1.3. Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi của đồng bào Tày, Dao . 44
2.1.4. Văn hoá Tày, Dao trong tổ chức đời sống cộng đồng . 47
2.2. Phương diện nghề thủ công và trang phục . 54
2.2.1. Nghề thủ công . 54
2.2.2. Vẻ đẹp trang phục . 58
2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc . 63
2.4. Dấu ấn văn hóa Tày, Dao ở phương diện đời sống văn nghệ,
tín ngưỡng và tâm hồn . 70
2.4.1. Đời sống văn nghệ . 70
2.4.2. Đời sống tín ngưỡng . 80
2.4.3. Đời sống tâm hồn . 80
Chương 3: MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN
SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN . 85
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện . 85
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 97
3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật . 97
3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện . 101
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ . 106
3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi . 107
3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ . 111
PHẦN KẾT LUẬN . 115



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chài bắt cá” [17, tr.701].
Người Tày, Dao cũng khá nổi tiếng trong nghề rèn. Họ rèn sắt để chế
tạo ra các công cụ như: các loại dao, liềm, hái,lưỡi cày, cuốc, xẻng, răng
bừa, các loại súng hoả mai, súng kíp, đúc các bi gang làm đạn súng (gọi là
đạn mác xá) … Ta bắt gặp trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi cảnh cụ
Sung sang nhà Dưỡng để “mượn cái bễ lò rèn” vì “hôm nay ông đón thợ về
đúc mấy cái lưỡi cày” [17, tr.686]. Khi Dưỡng sang nhà cụ Sung đã nhìn
thấy cụ “đang cùng hai thợ ở dưới sàn nhà kéo bễ lò rèn để đúc lưỡi cày.
Lò than đỏ rực, trong suốt như hồng ngọc” [17, tr.696].
Nghề làm đồ trang sức bằng bạc, bằng đồng là nghề lâu đời gia
truyền của dân tộc Dao. Với bàn tay khéo léo họ làm ra các sản phẩm: vòng
cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, dây xà tích và các đồ gắn trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
váy áo. Các đồ bạc được chạm chìm nổi các hình hoa văn, hoa lá khá khéo
léo được các phụ nữ Dao ưu thích. Đó là đồ trang sức mà Mùi Quý đeo trên
người: “tai đeo khuyên bạc, cổ có sáu vòng kiềng bạc, trạm trổ tinh vi” [6,
tr.118]. Là những “vòng cổ “củng hoàn” lủng lẳng, trước ngực áo có hai
hàng khuy bạc to bằng miệng chén điểm trang” [12, tr.394] của các chị
người Dao trong ngày chợ phiên Nguyên Bình. Ngay cả bà Đô, dù đã 75
tuổi “còn đeo mấy kiềng bạc sáng loáng. Hai tai đeo khuyên tròn bằng bạc
to tướng. Đáy khuyên dựng lên hình ngọn núi nhọn cao. Trọng lượng ấy
làm sệ hai rái tai” [12, tr.360].
Một trong những nghề thủ công đặc sắc, nổi tiếng của dân tộc Tày,
Dao là nghề trồng bông, dệt vải và trang trí hoa văn trên vải. Với nguyên
liệu là bông nõn đã bật, công cụ là guồng quay sa kéo sợi và chiếc khung
cửi, họ đã tự túc được các loại vải may váy áo, làm màn, khăn mặt, mặt
chăn. Bông thường được trồng vào khoảng tháng 2, 3 và thu hoạch vào
tháng 7, 8. Công việc se sợi, dệt vải thường được những người phụ nữ
trong gia đình làm vào những lúc nông nhàn, hay thời gian rảnh rỗi trong
một ngày, nhất là vào mùa xuân, khi “mùa màng chưa chưa bận rộn, con
gái vùng quê đua nhau dệt vải” [17, tr.680]. Tông màu ưa dùng của người
Tày, Dao là màu chàm. Vì vậy sau khi dệt được vải mộc màu trắng, người
ta đem nhuộm chàm. Chàm là cây thuốc nhuộm do bà con tự trồng và tự
chế rất công phu. Vải trắng nhúng vài lần vào nước chàm sẽ thành sậm
mầu, ánh đen hay tím. Sau khi nhuộm, họ đem “vắt lên sào phơi những tấm
vải vừa nhúng thuốc nhuộm, vuốt lại những mép vải cho phẳng” [13,
tr.465]. Người Tày thường dùng những tấm vải đã nhuộm chàm đó để cắt
may quần áo. Nhưng với người Dao, họ ưa dùng vải với những hoạ tiết
trang trí sặc sỡ để cắt may quần áo. Muốn có được tấm vải như thế, đồng
bào Dao phải “đun sáp ong cho chảy lỏng, rồi vẽ lên vải hình tượng con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
chó, đàn chim, hàng dài đàn kiến trẩy hội … Trang trí trên vải bằng sáp
ong xong, Lan mới nhuộm chàm. Vải trắng nhúng vài lần là đẹp màu tím
biếc … đem vải đã nhuộm nhúng vào nước sôi, sáp ong trên vải chảy ra,
hình hoa văn trang trí hiện màu trắng” [12, tr.401,402]. Ngoài việc dệt vải
một màu ra, đồng bào Tày, Dao còn dệt thành những tấm thổ cẩm với sự
pha trộn màu sắc rực rỡ, hoa văn theo ý thích. Cũng có lúc họ dùng đôi bàn
tay khéo léo để thêu. Từ những kỹ thuật đó, họ đã tạo ra được những bộ
trang phục độc đáo: “Trên áo, trên khăn, tà áo, gấu váy … đâu đâu cũng
thêu hay in sáp họa tiết …” [17, tr.997]; đồng thời tạo nên nét bản sắc
truyền thống trong nghệ thuật trang trí vải.
Bằng việc miêu tả các nghề thủ công của người Tày, Dao trong các
truyện ngắn, tiểu thuyết như trên, Triều Ân đã bày tỏ được niềm tự hào,
lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào vùng quê
mình. Đồng thời qua đó còn giúp người đọc hiểu và thêm yêu quý những
con người dân tộc thuần phác, khéo léo, có óc sáng tạo độc đáo để tạo nên
bản sắc riêng của dân tộc mình.
Theo quan niệm của người dân tộc, săn bắn cũng là một trong những
nghề thủ công của họ. Chỉ tính riêng người Tày, Dao, bất cứ người đàn ông
nào mỗi khi ra khỏi nhà bao giờ cũng khoác bên mình khẩu súng săn tự
chế. Dấu ấn dân tộc này đã trở thành chi tiết nghệ thuật xuất hiện với tần số
cao trong văn xuôi Triều Ân.
Việc săn bắn chủ yếu là để bảo vệ mùa màng và tránh những nguy
hại cho con người. Họ thường đi săn tập thể vào thời điểm “lúa các khe
chín vàng, từng đàn hươu đến ăn lúa. Lại các đàn lợn cỏ nữa đến phá lúa
nương có kém gì hươu nai” [12, tr.340]. Bởi thế khi người dân ở bản Đông
Có “phát hiện có đàn lợn lòi về phá lúa nương”, họ đã “hẹn nhau chiều mai
đi săn”. “Vào buổi chiều, khi một hồi tù và nổi lên, ai cũng nai nịt gọn
gàng, súng khoác vai. Túi da cáo đựng đầy thuốc súng và đạn chì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Một tiếng huýt sáo. Một con chó đầu đàn sủa một tràng gâu gâu và
xông lên phía trước, cả một làng chó đua nhau sủa và cùng xông lên. Đó là
thói quen của chó làng Dao ...
Một tiếng “ô hồi” góc rừng kia xua con thú. Khắp nơi “ô hồi”. Lúc
đang nắng này con thú đã lẩn trốn vào rừng cây tìm bóng mát. Chó đàn
sủa inh ỏi. Khắp nơi có nhưng tiếng chó sủa lắt nhắt như đã tìm thấy vết. Ô
hồi … ô hồi …”[17, tr.823].
Bằng sự miêu tả kĩ lưỡng , Triều Ân đã đưa người đọc đến với không
khí của cuộc săn bắn bởi tiếng “ô hồi” – lùa con vật của mọi người, tiếng
đàn chó sủa lúc “inh ỏi” - sủa lung tung, lúc “lắt nhắt” – đã tìm thấy vết
con thú. Không khí săn bắn tập thể còn được miêu tả trong cuộc săn bắt sơn
dương ở bản mới Nai Chơi. Trong buổi dự lễ mít tinh mừng bản định canh
mới, ta bắt gặp cảnh “Những súng là súng. Chó săn chạy nhấp nhô quanh
người” [6, tr.132]. Tự dưng “Piao lắng nghe. Một tiếng sơn dương gộ huy
… ýt huy …ýt … Piao vụt chạy ra khỏi nhà. Đám thanh niên lao theo …
Các chú chó săn xông lên trước và theo thói quen, sủa vang động …” [6,
tr.133]. Và chỉ cần một tiếng súng nổ “đoành”, nghe gọn lắm, “đám đạn
mác xá của Piao” [6, tr.134] đã hạ gục được con sơn dương để đám thanh
niên khiêng con thú về trong sự hả hê vui mừng của mọi người,
Niềm tự hào và lòng yêu quý những người dân quê hương cộng thêm
sự am hiểu tường tận về phong tục tập quán của đồng bào trong công việc
săn bắn, Triều Ân đã làm sống dậy trong những trang văn của mình về một
nghề thủ công đặc sắc, tạo nên dấu ấn văn hóa riêng của dân tộc.
Tạo nên bản sắc dân tộc của con người miền núi còn là tập quán hái
lượm. Người Tày, Dao cũng giống như mọi dân tộc vùng cao khác, họ
thường xuyên lên rừng để hái lượm các sản vật mà thiên nhiên ban tặng
cho con người. Nét phong tục này chúng ta sẽ bắt gặp qua những công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại họ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status