Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng



MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Mục đích nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng 11
1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật. 11
1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng13
1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ 14
1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể. 14
1.2.1.2. Ca ngợi những con người bình thường có tấm lòng nhân hậu, vị tha.17
1.2.1.3. Ca ngợi những người trí thức có trí tuệ toả sáng 21
1.2.2. Cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh 26
1.2.2.1. Cảm thương cho con người bị những hủ tục phong kiến xưa vùi dập, đoạ đầy26
1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã
man tàn bạo của bọn thống trị miền núi32
1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm
và lên án phê phán, những con người xảo trá, tàn bạo35
1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm 35
1.2.3.2. Cảm hứng phê phán, lên án những người có chức, có quyền
bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính39
Chương 2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật.
2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng 48
2.2.1. Không gian bối cảnh. 48
2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên. 48
2.2.1.2. Bối cảnh xã hội. 61
2.2.2. Không gian sự kiện. 76
2.2.3. Không gian tâm lí. 80
Chương 3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 85
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật. 85
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 86
3.2.1. Thời gian sự kiện. 86
3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử. 86
3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư. 91
3.2.2. Thời gian tâm lí. 99
3.2.2.1. Thời gian hiện tại. 100
3.2.2.2. Thời gian quá khứ. 103
3.2.2.3. Thời gian tương lai. 107
3.2.2.4. Thời gian đồng hiện. 110
3.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật. 111
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i chứa đầy nguy hiểm ấy,
một phần làm cho tác phẩm trở nên chân thực hơn khiến người đọc được trở về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
với không gian miền núi thực sự như cái vốn có của nó, một phần làm toát lên
nghị lực phi thường của những con người nơi đây. Họ dám đương đầu với tất cả,
chiến đấu và chiến thắng thiên nhiên xây dựng bản làng giầu đẹp như niềm mơ
ước mà họ hằng ấp ủ.
b. Bối cảnh thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng
Là người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, Vi
Hồng luôn hướng tới mọi phương diện tồn tại khách quan của nó, Do vậy, thiên
nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng không chỉ có vẻ hoang sơ dữ dội mà còn là
vẻ đẹp nên thơ nên hoạ từ cỏ cây, hoa lá, chim muông… những chất liệu nguyên
sơ tinh tuý của tạo hoá ban tặng cho núi rừng Việt Bắc.
Tô Hoài đã phác thảo ra một Tây Bắc vời vợi chất thơ rất riêng của non
cao rừng thẳm. Vi Hồng lại phơi lộ được tất cả vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên
Việt Bắc hùng vĩ mang đầy chất thơ và giao hoà với tâm hồn con người.
Ai đã một lần đến với Việt Bắc chắc sẽ không quên được vẻ đẹp nơi đây.
Thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ ở núi cao chất ngất, vực sâu hun hút, cánh rừng
thăm thẳm mênh mông, thác nước ầm ào và núi non trùng điệp. “Miền Nặm Đút
là một miền núi đá, núi đất san sát trùng điệp tưởng chừng vô cùng vô tận. Lên
những đỉnh núi cao nhất nhìn ra tứ phía núi dựng trùng trùng như một núi chông
khổng lồ” [38, 176]. Bên cạnh những dãy núi cao là những thác nước rơi từ lưng
chừng trời: “Con suối nước đùn ra khỏi cửa hang cao chừng dăm mét. Nước rơi
xuống vực thành một dải lụa trắng…” [40, 76]. Dòng suối như một bức hoạ được
tạo bởi những nét vẽ mạnh bạo, kết hợp với nét vẽ mềm mại nhẹ nhàng tạo nên
bức tranh vừa có sức mạnh sôi trào lại vừa hiền hoà thơ mộng. Cùng với nét vẽ
như thế, thác Nậm Đáo hiện lên cũng không kém phần hấp dẫn: “Thác Nậm Đáo
reo dào dạt. Cái thác dài ba tầng đều lênh láng trăng. Chân thác nước phồng
căng tung muôn vàn bông hoa nước lúc nở vàng, lúc nở bạc” [33, 55]. Qua sự
tưởng tượng hết sức bất ngờ của tác giả, người đọc như đang được chiêm ngưỡng
một kiệt tác của tạo hoá ưu ái đã ban tặng cho núi rừng Việt Bắc. Nếu như ở bức
tranh trên chỉ mang một mầu trắng tinh khiết thì đến đây kết hợp với ánh trăng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dòng thác lại mang đến cho người đọc một không gian mới lạ được tạo bởi những
“bông hoa nước” đủ mầu, “lúc nở vàng lúc nở bạc”. Những vẻ đẹp ấy không ai
có thể tạo ra được. Đó chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người miền núi. “Sơn thuỷ hữu tình”, con sông Việt Bắc cũng căng tràn sự sống:
“Dòng Chín Thoong nước đang kéo mầu chàm, con nước còn mạnh nước đã
trong văn vắt, mầu nước xanh biếc như tàu lá dong độ con gái. Những đàn cá
ngửa bụng ăn ghét đá, ăn bùn ở cuối vực Chín Thoong trắng như ai vãi trăm
nghìn bông hoa lấp chìm xuống đáy thác… giống như trăm nghìn vì sao nhấp
nháy giữa bầu trời xanh mênh mang” [40, 21]. Tính chất hùng vĩ từ ngàn năm của
rừng xanh núi thẳm có tự ngàn đời để cho người miền núi say sưa chiêm ngưỡng
đã khơi nguồn cảm hứng cho Vi Hồng.
Thiên nhiên Việt Bắc còn chứa đựng biết bao nhiêu vẻ đẹp kì thú toát ra từ
chính tạo vật nơi núi rừng Việt Bắc. Mầu xanh bất tận của trời xanh, rừng xanh,
nước trong xanh tạo nên một tấm thảm khổng lồ. Nổi bật trên những tấm thảm
xanh ấy là những con bướm đủ mầu sắc như những hoa văn mà người miền núi
khéo léo tạo ra trên tấm thổ cẩm của mình. “Mùa này tháng ba của Nặm Khao,
trời trong xanh, nước trong xanh, mái rừng xanh. Những đàn bướm bay ngợp bờ
sông Nặm Khao và bắc cầu mầu sắc giữa hai bờ sông, giữa các thung lũng” [42,
37]. Có lẽ không ai lại không đắm say trước vẻ đẹp quyến rũ của mùa xuân:
“Những làn gió mùa xuân khẽ nâng những vầng nắng tháng giêng như tơ, ngọt
như mật ong lăn mình qua những đám cỏ gianh… Tiếng hàng ngàn con chim reo
vui đua nhau hót trào dâng khắp thung lũng, đầy ắp mọi cánh rừng… Tiếng của
trăm chim là bản đồng ca rõ rệt nhất của trời đất miền núi cao, chào mừng mùa
xuân dạt dào hương hoa, ngan ngát mầu sắc” [37, 368]. Có thể nói núi rừng là
nơi hội ngộ của trăm loài chim để rồi mùa xuân đến tất cả lại cất lên một dàn hợp
xướng của núi rừng đại ngàn.
Cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc còn được tạo bởi mầu sắc của muôn hoa
rừng: “bên kia bờ thác, cây mác bát trắng toát một mầu tinh khiết. Đầu dốc bên
kia, cây bồ quân mỗi lá non đỏ như nhuộm máu” [37, 334]. Và có lẽ người ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
không thể quên một rừng đào, rừng mận đang đến kì ra hoa. Khi mùa xuân đến:
“từng cây, từng vạt rừng đào đang đổ hồng như khoác lên những cánh rừng,
những mảnh đất, những vạt sườn những tấm vóc đại hồng. Những cây mận, rừng
mận cũng đổ hết mầu trắng nõn nà, trắng loá cả ánh nắng ngày xuân…” [37,
369]. Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng người đọc sẽ không thể quên vẻ đẹp của một
loài hoa đặc biệt – hoa Bioóc Loỏng: “những bông hoa Bioóc Loỏng trắng đến
nõn nà, mịn màng hơn cả da thịt những người con gái mịn màng nhất. Bề mặt của
những cánh hoa Bioóc Loỏng đọng một lớp phấn mịn. Cái mầu của lớp phấn ấy
mới trắng trong, trắng mịn làm sao. Cái mầu trắng của phấn làm cho bông hoa
trắng ngời ngợi, trắng lung linh… nổi bật giữa đại ngàn xanh thẫm” [44, 48].
Nếu ai đã một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng chắc có thể nhận ra
nó không chỉ đẹp ở hoa lá cỏ cây mà nó còn hiện lên bởi sự phong phú đa dạng
của chim muông, cầm thú. Chưa một nhà văn nào lại am hiểu về các loài chim
bằng Vi Hồng. Phải chăng nhà văn đã có một quãng thời gian tuổi thơ gắn bó với
vạn vật nơi đây cùng với tài quan sát, ông đã tạo ra được một thế giới loài chim
vô cùng phong phú. Mỗi loài chim lại mang một vẻ đẹp khác nhau. “Những con
chim Anh tài, Sam Péc mỏ đỏ chót, lông cổ óng ánh, lông ức, lông đuôi, cánh
mầu đen điểm trắng vàng tươi… Hết đàn này đến đán khác như những làn sóng
mầu sắc rập rờn… Nhìn Sam Péc bay mà ngỡ là nàng tiên trong truyện cổ đang
múa lượn trên trời đầy nắng rực rỡ” [33, 49, 50]. Còn đây là một loài chim khác:
“chim lưỡi rìu có cái mào giống lưỡi búa Thạch Sanh hay giống lưỡi rìu to. Cái
mào giống hệt mào gà trông vàng choé, môi đỏ chói, cổ lông vằn nhiều mầu, lông
ngực vàng choé, lông cánh ba mầu. đỏ tươi, đen nhánh, trắng nõn” [34, 137,
138]. Trong Núi cỏ yêu thương, Vi Hồng miêu tả “những con chim lưỡi búa lông
rực rỡ như những tia lửa giữa nắng”, và đây nữa một đàn chim hoa rất đẹp:
“chim hoa rất đẹp, đôi mắt chỉ bằng nửa hạt đỗ đen nhưng long lanh như một
mảnh gương. Những đàn chim hoa bay đến đâu cả một vùng rực rỡ như bồn hoa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status