Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954) - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954)



MỤC LỤC
Mở đầu. . . . 1
I. Lý do chọn đề tài . . . 1
II. Lịch sử vấn đề . . . 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 9
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . 9
V. Phương pháp nghiên cứu . . . 10
VI. Đóng góp của luận văn . . . 10
VII. Kết cấu của luận văn . . . 11
Nội dung. . . . 12
Chương 1. Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về th ể tài tuỳ
bút và phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân . . 12
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật . . 12
1.2. Khái niệm về th ể tuỳ bút . . . 16
1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút . . . 18
1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân – dấu ấn sáng tạo của một chặng
đường . . . . 22
Chương 2. Những đặc điểm phong cách nghệ thu ật Nguyễn Tuân qua tuỳ
bút kháng chiến (1946 - 1954 ) . . . 30
2.1. Từ kẻ lãng du đến con người nhập cuộc . . 30
2.2. Những đặc điểm chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân . 34
2.3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến . 39
2.3.1. Cảm hứng nghệ thuật bao trùm: Kháng chiến như một phong hội mới . 39
2.3.2. Sự chuyển biến và thống nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua
tuỳ bút kháng chiến . . . 54
Chương 3. Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của
Nguyễn Tuân. . . 63
3.1. Cơ sở hình thành ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân . 63
3.1.1. Nguyễn Tuân với tình yêu tiếng việt tha thiết . . 63
3.1.2. Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn từ . . 64
3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân . 66
3.2.1. Từ ngữ được lựa chọn trong miêu tả . . 67
3.2.2. Sự l ạ hoá trong s áng tạo từ ngữ của Nguyễn Tuân. . 69
3.3. Câu văn và giọng điệu nghệ thuật . . 73
3.3.1. Câu văn nghệ thuật . . . 73
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật . . . 84
Kết luận . . . . 93
Tài liệu tham khảo . . . 95



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vị. Bây giờ Nguyễn cũng nhận thấy hình ảnh một “chiếc va li” đã trở nên lạc
hậu với cảnh sống của hiện tại. Người ta đi trong kháng chiến không phải là
đi để thoả mãn cái thú của riêng mình, không phải là những chuyến du lịch lẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
loi, đơn chiếc mà đi vì nhiệm vụ cách mạng , đi chiến đấu, đi làm công tác
kháng chiến ... cứ đi như vậy đã cho con người nhiều khao khát, nhiều tham
vọng được thoát ra khỏi cái tui chật hẹp của chính mình được “no tai, no
mắt”, và hơn hết là nhà văn đã cập đến được với nguồn cảm hứng sáng tạo
đầy mới mẻ và lớn lao.
Càng đi sâu vào cuộc kháng chiến thì hiện thực kháng chiến càng hiện
ra rõ nét. Dường như mọi vật, ở mọi lúc mọi nơi đều được “kháng chiến hoá”
một cách toàn diện, từ những cái tên quán gặp trên đường đi cũng mang tên
những cái tên lạ: “quán Biên thuỳ”, “quán Hồng quân”, “quán Phát xít”;
những cái tên đó được tác giả gọi tên như một niềm thú vị - những cái quán
“lưu động” mọc lên theo những giai đoạn chuyển quân hay rút quân của bộ
đội. Trong một thứ tình cảm của lòng hoài hương, tác giả còn viết về hình ảnh
của thủ đô trong những ngày tiêu thổ kháng chiến với những cảnh tan hoang,
đổ nát: các đường phố như bị băm vằm, “nát như thịt băm viên đánh đống
từng dãy, những thân cột đèn gục xuống như than tiếc cho hoa lệ cũ. Các cột
bê tông của đèn điện, điện thoại bắt tay nhau qua lòng phố vắng. (...) Những
cái nhà bị bịt cửa ấy, trổ một con mắt toét đầy bột gạch mà nhìn ra phố
vắng.” (Thăng Long phi chiến địa) [43;tr.151]. Đến bài Khu Năm - Khu Bốn
thì có thể thấy rõ hơn hiện thực của cuộc sống kháng chiến. Tác giả đã có
những ngày tháng sinh hoạt cùng với anh em đồng chí, với bộ đội. Quen với
từng nếp ăn, nếp ngủ, nếp sinh hoạt và các hoạt động của người cán bộ kháng
chiến. Cả một không gian địa lý rộng lớn của Khu Năm, Khu Bốn đã cho
Nguyễn Tuân thoả sức giữa vùng đất kháng chiến. Nhà văn đã quen với
những vật dụng như chiếc mũ sắt với công dụng “đa chức năng” của nó: vừa
làm thau rửa mặt, vừa làm ấm đun nước, vừa làm sanh chảo xào rau..., quen
với những bữa cơm ở rừng ăn với mắm ruốc, củ mài và rau tàu bay... Thậm
chí, trong một câu chuyện khác ông kể về một lần theo bộ đội đi đánh đồn
giặc có nắm cơm vắt đeo bên mình có đến hai ngày ròng lúc bỏ ra đã thiu
chảy ra mà vẫn ăn như thường. Lúc này đâu còn nghĩ đến cái không ngon của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
nắm cơm mà chỉ nghĩ đến lúc được chứng kiến cảnh bộ đội ta hô xung phong
đánh đồn. Còn có cả những cuộc hành quân bí mật chạm trán với địch ngay
trên đường với cảm giác của “dự chiến”. Nhà văn cũng quen với những khẩu
ngữ kháng chiến như cách gọi vũ khí của bộ đội: bm gọi là “heo”, là “cá
thu”, súng lớn gọi là “voi”, “Anh Cả”... Phải kể đến cả cái hiện thực đau
thương mà tác giả đã tận mắt được chứng kiến trong một cuộc thử súng mà
kết quả thật thê thảm. Đó là bài tuỳ bút Badôca, kể về một loại súng lớn mà
quân ta đã sáng chế ra trong kháng chiến với quyết tâm tiêu d iệt “cơ giới hoá
tối tân” của địch. Badôca lúc bấy giờ là cả niềm hi vọng lớn của quân đội ta,
ngày ngày trong các công binh xưởng những người thợ chế tạo miệt mài trong
sự thúc giục, ngóng trông tin tưởng ngày chúng ta có được Badôca để tiêu
diệt canô, chiến xa của giặc. Badôca được truyền tụng qua những câu chuyện
trên dọc đường kháng chiến như một “bí mật quốc gia” vậy. Đến nỗi, khi
Nguyễn Tuân được một người bạn ở trường Võ bị đến rủ đi xem cuộc thử
súng ông đã hồi hộp không ngủ được: “cả đêm thao thức như những lần sửa
soạn đi chơi xa. Sớm dậy tui mới biết là đêm qua tui hút nhiều thuốc lào. Bã
và đóm đầy nhà” [43;tr.187]. Cuộc thử súng được thực hiện bởi một người
lính của phòng quân giới thực nghiệm “giản dị và linh lợi” đã tham gia phát
minh ra nó đó là anh D mà nhà văn nhìn anh giống như “một độc giả ngẫu
nhiên được đứng trước tác giả một cuốn sách mà mình vốn sùng mộ”. Tất cả
mọi người có mặt ở hiện trường của cuộc thử súng hôm đó đều mong chờ một
tiếng nổ, “bãi đất nhỏ chật cứng người” còn nhà văn thì cứ “cuống cả lên chờ
tiếng nổ”. Lần thứ nhất, viên đạn bị hỏng, không nổ được, nó quăng trở lại
thiếu chút nữa thì trúng người anh D. Lần thứ hai, có một tiếng nổ lớn nhưng
thật kinh hoàng vì đó không phải là tiếng nổ thành công của cuộc thử súng mà
đó là tiếng nổ đã cướp đi sinh mạng của chính người thử súng giữa tiếng kêu
thất thanh của một người đứng xem và những gì còn lại sau cuộc thử súng ấy
là một hình ảnh ghê thảm “cái đống thịt nát như giò giã sống rực màu máu
tươi kia là xác người thử súng! Đầu anh D hình như văng xuống hào nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
cái mũ bêrê xé nát, cháy xém như giẻ lau kê ấm vứt trên bãi cỏ hoen”
[43;tr.193]. Hiện thực đau thương của chiến tranh không chỉ là những cái chết
trên chiến trường, trong những trận chiến, mà còn có cả sự hi sinh như người
chiến sĩ trong cuộc thử súng kia. Nếu không phải là người đi vào cuộc kháng
chiến thực sự thì làm sao tác giả có thể kể cho người đọc một câu chuyện
thương tâm và cảm phục như vậy. Chính tác giả cũng có cái cảm giác giống
như “vừa chiêm bao xong, vừa sống trong một cơn ác mộng” trước sau có
mấy phút đồng hồ mà ông đã phải vĩnh biệt một người mới “nhất kiến”.
Hiện thực kháng chiến còn được tác giả ghi lại trong một chuyến vào
vùng tề ở bài Tình tề đó là những vùng đất bị giặc thiết lập “vành đai trắng”
mà muốn vào đó tác giả phải “thay tên đổi họ” với một “bản mệnh” mới.
Bước vào vùng tề, Nguyễn Tuân đã bắt gặp những cảnh u ám, hoang vắng
“không có chó, cũng không tiếng gà trưa nghĩa là không có người”, “cái
mênh mông vàng nẫu của đồng chín không bóng dáng lom khom của dân cày,
trông còn cô quạnh bằng mấy mươi cái tịch liêu xanh lè của rừng”
[43;tr.231]. Cảnh làng quê vắng ngắt với hình ảnh một cái đầu Phật chùa làng
bị giặc chém rơi dưới bệ son đã nói lên tất cả không khí cuộc sống đầy chết
chóc đến ngẹt thở của dân vùng tề. Những lời tâm sự của dân làng vì cảnh
sống khổ sở, nỗi lo ở “ngoài kia” đồng bào, đồng chí không hiểu cho mình...
Nhà văn đã đóng vai một người ở “ngoài tuyến” vào nói chuyện với bà con,
bằng cái cách xưng hô “chúng tui ngoài vùng tự do” để có thể tìm được niềm
đồng cảm, niềm an ủi với những bức xúc của bà con. Đã xa hẳn cái tui cá
nhân một thời ngự trị trong văn chương và trong chính bản thân con người
Nguyễn Tuân nay đã bị ông chối bỏ bằng lời xác nhận: “tự xưng bằng cái
“tôi” số ít, sao nó lạnh lẽo, nhạt nhẽo và yếu đuối đến thế.” Đi cùng dòng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status