Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán



Một mình nơi chân trời, thân bịmột chức quan cột chặt, chốn quan trường lắm nhiễu nhương,
hiện thực đầy những cảnh đau lòng, chừng ấy tâm sựngổn ngang khiến nhà thơkhông lúc nào vui.
Giữa chốn quan trường hiện lên hình ảnh của một vịquan thâm trầm, lặng lẽ, ôm mối cô độc, u uất
trong lòng mơ ước có được cuộc sống tựdo tựtại chốn quê nhà.
Nỗi buồn và sựcô độc đã xuất hiện từnhững ngày đầu làm quan nay tràn ngập ởtập Nam trung:
ông đóng cửa phòng văn, tạtừkhông tiếp bạn thân; đêm nằm lắng tiếng mưa rơi, lấy nỗi buồn mà
chống chọi với cái rét đêm xuân. Bài thơ Ngẫu thưcông quán bíchnói lên tình cảnh thật đáng thương:
Xuân tòng giang thượng lai hà xứ,
Nhân ỷthiên nhai trệnhất quan.
Mãn địa phồn thanh văn dạvũ,
Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

giàu mạnh, để thực thi tư tưởng nhân nghĩa đưa lại
thanh bình và yên vui cho mọi người, một con người giàu nghị lực và ý chí như Nguyễn Trãi thì ẩn dật
không phải lẽ sống của ông. Vì vậy khi nhà vua Lê Thái Tông trưởng thành, bắt đầu nắm triều chính,
trừng phạt một số quyền thần, năm 1439 mời Nguyễn Trãi trở lại giữ chức vụ trong triều; lúc bấy giờ
tuy đã tuổi 60, ông vẫn hăm hở đem tài sức ra cống hiến cho đất nước với niềm hi vọng lớn lao.
Hai tác phẩm, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều toát lên tấm lòng đáng qúy của hai bậc đại
quan với dân với nước. Hình ảnh con ngựa già nhưng vẫn chưa muốn nghỉ ngơi, sức tàn nhưng vẫn ôm
lòng báo quốc mãi về sau còn làm xúc động lòng người.
Ở một bài thơ khác, thay lời người đi lính thú lâu năm, vị quan cũng bày tỏ tấc lòng:
Thiên địa nhất thân trung dịch hiếu,
Phong trần vạn lí quốc vong gia.
Nguyệt trung hoành địch thái vô lại,
Bán dạ giang thành xuy “Lạc hoa”.
(Đại tác cửu thú tư quy II)
(Một thân trong trời đất lấy trung đổi hiếu,
Muôn dặm gió bụi vì nước quên nhà.
Cầm ngay chiếc sáo thổi dưới trăng, buồn thiu,
Nửa đêm bên giang thành, thổi khúc hoa mai rụng.)
Cũng giống như người xưa đi lính thú lâu năm, vị quan thấy mình đành phải lấy trung đổi hiếu, vì
nước quên nhà, chỉ biết mượn khúc Mai hoa lạc để giải tỏa bớt nỗi sầu cảm nhớ quê hương.
Như vậy, dù không thiết tha với lợi danh, bất đắc chí với chốn quan trường, u uẩn trước cuộc đời
nhưng Nguyễn Du vẫn luôn cố gắng giữ tấm lòng trong sạch, giữ trọn tâm hồn trong sáng như vầng
trăng. Ông luôn cố gắng hoàn thành mọi chức phận, không cầu tiếng tăm, sống giản dị, thanh bần, được
nhân dân và sĩ phu yêu mến.
CHƯƠNG 3:
CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NỖI BĂN KHOĂN
VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Đang làm cai bạ doanh Quảng Bình, tháng 9 năm 1812 Nguyễn Du lại xin về nghỉ. Nhưng vừa
được hai tháng thì lại có chỉ triệu vào Kinh để sửa soạn đi sứ Thanh.
Sau chuyến đi này, ông mang về một tập thơ: Bắc hành tạp lục. Đó là những bài thơ ông làm khi
ngồi thuyền, ngồi xe, cốt để cho qua thì giờ. Điều đặc biệt là trong tập thơ này không có bài nào là thơ
xướng họa, thù tạc; cũng không có những bài in dấu ấn những cảnh sắc thiên nhiên diễm lệ, hùng tráng
của đất nước Trung Hoa như trong thơ đi sứ của các vị sứ thần khác.
Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ, được sáng tác trong hành trình đi sứ của Nguyễn Du (từ 1813
đến 1814). Đây là tập thơ được sáng tác trong thời gian ngắn nhất song lại có số lượng nhiều nhất, đó là
điều đáng lưu tâm. Có lẽ đúng như giáo sư Nguyễn Lộc nhận xét : Khi có dịp đi sứ Trung Quốc, nhà
thơ tìm thấy một nguồn đề tài vô tận để nói những điều mình muốn nói (…) mỗi một cảnh, mỗi một di
tích, mỗi một con người của quá khứ và hiện tại trên đất nước Trung Hoa như xác nhận thêm một lần
nữa những điều nhà thơ từng nghiền ngẫm, nung nấu [24, tr.315]. Cái tâm sự sâu thẳm như nước sông
Lam dưới chân núi Hồng mà khi còn ở nhà, Nguyễn Du không thể bộc bạch, không thể giải tỏa thì nay
được giãi bày tự nhiên, chân thật trên trang giấy. Những điều tai nghe mắt thấy trên đường đi sứ đã
thấm nhuần trong bề rộng cảm xúc và chiều sâu chiêm nghiệm, được thể hiện bằng ngòi bút trác tuyệt
của vị quan - bậc đại thi hào cho nên Bắc hành tạp lục vượt lên trên những tập thơ đi sứ khác về độ
chín của cảm xúc và sự tài hoa.
Trên con đường đi sứ, tâm sự của Nguyễn Du trước hết là nỗi nhớ nước, nhớ nhà, nhớ núi Hồng
Lĩnh; là tư tưởng muốn về ở ẩn, nhớ chuyện đi săn hươu nai. Càng xa nước, càng vất vả, càng nhiều
tuổi thì tư tưởng ấy càng đậm nét, hơn cả thời kì mười năm gió bụi hay thời kì làm quan ở đất Bắc Hà,
ở Phú Xuân, Quảng Bình.
Cho nên, trên con đường Bắc hành, ta thường bắt gặp cái ngoảnh nhìn, ngoảnh trông, ngoảnh lại
đầy lưu luyến của vị chánh sứ:
Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu,
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm.
(Trấn Nam Quan)
(Quay đầu nhìn về cửa khuyết ở ngoài mây biếc,
Bên tai còn nghe văng vẳng tiếng nhạc quân thiều.)
Giang thủy trứu hề giang nguyệt hàn
Thùy gia hoành địch bằng lan can.
Nhị thập thất nhân cộng hồi thủ
Cố hương dĩ cánh vạn trùng san.
(Thái Bình thành hạ văn xuy địch)
(Nước sông gợn sóng trăng sông lạnh,
Nhà ai có người tựa lan can thổi sáo?
Cả hai mươi bảy người trên thuyền đều quay đầu nhìn lại,
Quê nhà đã cách muôn trùng núi.)
Biệt phố phân tân sắc,
Dao không thất cố hương.
Hạc lai nhân bất kiến,
Vãn thu uất thương thương.
(Tương giang dạ bạc)
(Bến biệt nhau đã chia màu sắc mới,
Vời trông phía trời xa chẳng thấy quê hương.
Hạc đến, người không thấy đến,
Cây trong chiều hôm cứ xanh ngăn ngắt.)
Thu phong lạc nhật giai hương vọng,
Lưu thủy phù vân thất bá đồ.
(Sở vọng)
(Gió thu bóng xế là lúc ngóng trông về quê nhà,
Nước chảy mây trôi cuốn sạch mọi mưu đồ bá chủ.)
Vạn lí hương tâm hồi thủ xứ
Bạch vân nam hạ bất thăng đa!
(Ngẫu hứng)
(Lòng nhớ quê nhà cách xa vạn dặm, quay đầu nhìn lại,
Phía nam mây trắng nhiều không kể xiết.)
Trong cái ngoảnh đầu nhìn lại đó có tình dân tộc, tình quê hương, tình nhà nhưng ẩn sâu bên
trong cũng vẫn là niềm ao ước được quay trở về với cuộc sống thanh thản chốn núi Hồng:
Hồng Lĩnh mộng trung hoang xạ liệp
Bạch đầu túc tích biến sơn xuyên.
(Hàm Đan tức sự)
(Trong mơ núi Hồng vắng những cuộc đi săn,
Đầu bạc rồi mà dấu chân còn in khắp núi sông.)
Và cũng trên con đường đi sứ này, tận mắt chứng kiến nhiều sự việc, ôn lại nhiều tấm gương lịch
sử, Nguyễn Du càng thấm thía cái phù hoa hư ảo của lợi danh – những điều ông đã sớm nhận ra từ
những ngày còn làm một Hồng Sơn liệp hộ ở quê nhà. Vì vậy, mong muốn được trở về bên cây tùng
tảng đá ở núi Hồng, bên đàn chim âu trắng ở sông Lam càng tha thiết, trở thành một âm điệu xuyên
suốt toàn bộ tập thơ.
Thế nhưng, đặc biệt, ở chặng đường làm quan này, không có bài nào vị quan Nguyễn Du chỉ viết
riêng về mình. Các hình ảnh thơ phản chiếu bi kịch trong tâm hồn ông cũng giảm đi đáng kể so với hai
tập thơ đầu. Còn lại, hầu hết là các bài thơ viết về con người và cuộc sống bên ngoài - tái hiện và bình
luận vạn sự cổ kim. Tâm hồn Nguyễn Du giờ đây đã rộng mở để đón nhận những vang động của cuộc
đời. Hiện lên trên con đường hoạn lộ vẫn là hình ảnh người lữ khách mang nặng mối sầu tha hương
song không nhuốm tủi hờn, đau đớn như ở Thanh Hiên thi tập mà nghiêng về nỗi nhớ nhung da diết...
Nhưng hành trình đi sứ ấy còn mang đến cho Nguyễn Du một cơ hội quí giá để mở rộng tầm nhìn. Bao
nhiêu kiến thức thu nhận từ sách vở và những số phận con người từng ám ảnh tâm hồn nhà thơ - giờ
đây đang hiện lên ngay trước mắt:
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần thư nhất vọng gian
(Thương Ngô tức sự)
(Dấu cũ từ nghìn năm trước xa xôi
Điều sách chép rành rành nay hiện rõ trước mắt.)
Cũng trên con đường đi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status