Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Mục đích của khoá luận 2
6. Bố cục khoá luận 3
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO 4
CỦA QUỐC HỘI 4
1. Vị trí pháp lí của Quốc Hội 4
2. Chức năng giám sát của Quốc hội 5
3. Quyền giám sát của Quốc Hội - sự kế thừa và phát triển qua các thời kì 6
4. Quyền giám sát tối cao của Quốc Hội 10
4.1. Chủ thể của quyền giám sát tối cao 10
4.2. Đối tượng của quyền giám sát tối cao 11
4.3. Nội dung giám sát tối cao của Quốc hội 13
4.4. cách thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội 14
4.5. Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao 19
CHƯƠNG II 21
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO 21
CỦA QUỐC HỘI 21
1. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 21
2. Những kết quả đạt được của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 21
3. Những hạn chế thiếu sót trong quá trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 24
3.1. Chất lượng giám sát 24
3.2. Quy trình giám sát 26
3.3. Vấn đề hậu giám sát 28
4. Nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 28
CHƯƠNG III 32
CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 32
GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI 32
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 32
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 33
2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 33
2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và cách thức làm việc của Quốc hội 34
2.3. Xây dựng chương trình giám sát cụ thể chi tiết kịp thời 36
2.4. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội 38
2.5. Đổi mới phương pháp giám sát 42
2.6. Mở rộng cơ chế xử lí hậu giám sát 45
2.7. Đưa bỏ phiếu tín nhiệm trở thành một hoạt động thường xuyên 46
2.8. Thiết lập các ban giám sát thường xuyên tiếp nhận các ý kiến của nhân dân trong thời gian Quốc hội không họp 47
2.9. Hiện đại hoá các phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động giám sát 47
KẾT LUẬN 49
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iám sát tối cao của Quốc hội không phổ biến và chỉ giao cho một số các chủ thể có quyền đề nghị thành lập uỷ ban: Chủ tịch nước,Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban Quốc hội hay đại biểu Quốc hội
4.5. Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao
Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có nội dung và hình thức khác với hoạt động giám sát khác. Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao đó là kết quả của hoạt động giám sát tối cao thể hiện ý chí của Quốc hội bằng một hình thức văn bản đó là nghị quyết. Như vậy, xét về hình thức thể hiện, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao bao giờ cũng phải tồn tại dưới dạng một văn bản do Quốc hội biểu quyết thông qua tại kì họp. Xét về nội dung hậu quả pháp lí của giám sát tối cao thể hiện trong văn bản Nghị quyết của Quốc hội bao giờ cũng phải chứa đựng những hậu quả pháp lí của giám sát tối cao bao gồm:
Căn cứ vào kết quả giám sát, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có thể là một nghị quyết về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với một hay một số chức danh thuộc đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội.
Căn cứ vào kết quả trả lời chất vấn, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có thể là một nghị quyết thể hiện sự đánh giá trách nhiệm năng lực của người bị chất vấn.
Căn cứ vào kết quả hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, xem xét và thảo luận đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, hậu quả pháp lí có thể là một nghị quyết bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Căn cứ vào kết quả giám sát tối cao đối với hoạt động của các đối tượng bị giám sát tối cao, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có thể là một nghị quết về việc bổ sung sửa đổi một số điều luật nhằm khắc phục lỗ hổng về mặt pháp lí để giải quyết những sai sót do hoạt động của nhà nước gây ra hay yêu cầu Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Chương II
Thực trạng hoạt động giám sát tối cao
của Quốc hội
1. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình thông qua các hoạt động tại các kì họp. Hoạt động giám sát tối cao ở đây được hiểu là toàn bộ cách thức, trình tự, phương pháp mà các chủ thể tiến hành áp dụng trong thực tế trên cơ sở quy định của pháp luật để thực hiện quyền và gánh chịu những trách nhiệm. Hoạt động giám sát tức là tiến hành áp dụng quyền của các chủ thể tên thực tế thế nào hiệu quả dến dâu. Như vậy hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là việc xem xét, đánh giá, thảo luận báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án toà án nhân dân tối cao xem xét đánh giá việc chất vấn của các đại biểu Quốc hội và trả lời chất vấn của các đối tượng bị chất vấn, tiến hành xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể là đối tượng của quyền giám sát tối cao, hay việc Quốc hội thông qua các Nghị quyết về các vấn đề được giám sát trong các kì họp. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội không chỉ là cách thức, biện pháp tiến hành mà bao gồm cả những kết quả sau giám sát được áp dụng trong quá trình lập quy cũng như hoạt động quản lí nhà nước.
Thông qua các hoạt động này thì chức năng và quyền giám sát tối cao được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn rất nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội. Trước những thách thức và vận hội mới vấn đề cần kíp lúc này là tìm ra những nguyên nhân để có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội nước ta trong giai đoạn hiện nay trước những thách thức và vận hội mới. Đó chính là nhiệm vụ của Quốc hội khoá XII đặt ra sau khi tổng kết công tác giám sát tối cao của Quốc hội khoá X và XI.
2. Những kết quả đạt được của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
Giám sát là một nhiêm vụ quan trọng trong mỗi kì họp của Quốc hội. Bằng sự nỗ lực của mình thì hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả, thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong thời gian qua hoạt động giám sát`đã đạt được nhiều kết quả ở nhiều mặt và ngày càng nâng cao chất lượng chất lượng hoạt động gims sát.
- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, UBTVQH mà các đối tượng thuộc phạm vi quyền giám sát tối cao của Quốc hội ban hành. Qua hoạt động này của Quốc hôị thì các văn bản nào vi phạm Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của UBTVQH sẽ được xem xét khi phát hiện có sai sót vi phạm, nếu thấy cần thiết thì sẽ được xem xét thảo luận tại các phiên họp. Tuỳ vào mức độ vi phạm Quốc hội sẽ ra Nghị quyết bãi bỏ toàn bộ văn bản, hay sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đảm bảo các văn bản quy phạm thuộc phạm vi giám sát tối cao hợp hiến, hợp pháp. Tại mỗi kì họp lại có một số lượng lớn các văn bản quy phạm được phát hiện trong đó có ít nhiều vi phạm từ những sai sót nhỏ về thể thức đến việc ban hành các quy phạm trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội từ đầu nhiệm kì khoá XI (2002), Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần ban hành 3980 văn bản để quy định và hướng dẫn thi hành Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh trên thực tế chỉ ban hành được 3260 văn bản chiếm tỉ lệ 82%. Bên cạnh đó, văn bản ban hành ra trái với các quy định của pháp luật chiếm một lượng không nhỏ. Nhờ hoạt động giám sát phát hiện có những quyết định kịp thời qua đó hạn chế hậu quả không mong muốn xảy ra góp phần áp dụng đúng pháp luật vào trong cuộc sống. Theo Uỷ ban pháp luật của Quốc hội các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật còn vi phạm cả các quy định của Hiến pháp như Thông tư 02 ngày 13/1/2003 của Bộ công an hướng dẫn tổ chức cấp đăng kí biển số phương tiện giao thông cơ giới quy định “Mỗi người chỉ được đăng kí một xe mô tô hay xe gắn máy”. Như vậy các văn bản quy phạm pháp luật được một cơ quan cao nhất của nhà nước là Quốc hội xem xét đánh giá qua đó phát hiện những chỗ sai thiếu sót. Nhờ đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay dù chưa được hoàn thiện một cách tuyệt đối song phần nào đã đư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status