Vì sao cần tình báo cạnh tranh - pdf 17

Download miễn phí Vì sao cần tình báo cạnh tranh



Các khái niệm và thuật ngữ
Không dễ dàng để phân biệt thuật ngữ tình báo cạnh tranh với
gián điệp công ty - và công việc này thường rất hay gây ra sự
nhầm lẫn. Nếu “gián điệp công nghiệp” là anh em gần gũi với
gián điệp quân sự và chính trị khi cho phép sử dụng các phương
pháp bất hợp pháp để thu thập thông tin thì tình báo cạnh tranh
không có liên quan một cách chính thức đối với các hiệp sỹ “áo
khoác và dao găm”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Vì sao cần tình báo cạnh tranh? –
phần1
“Tình báo” cạnh tranh đó là công việc giống như là gián điệp
công nghiệp”. Những điều giống vậy đã hiện diện cách đây
hai thập kỷ tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát
triển, được pháp luật bảo hộ và đã trở thành thành phần
không thể thiếu trong chiến lược và chiến thuật kinh doanh.
Bài viết này sẽ đề cập đến các
phương pháp làm việc với thông tin,
cách tổ chức bộ phận “tình báo”
cạnh tranh trong công ty và vị trí của
nó trong cơ cấu doanh nghiệp.
Hiểu biết đối thủ cạnh tranh
Sự ra đời của khái niệm “tình báo cạnh tranh” như một công cụ
để đạt được lợi thế cạnh tranh gắn liền với tên tuổi của M. Porter,
giáo sư trường Đại học Harvard, cây đại thụ về chiến lược cạnh
tranh, người đã đưa ra một ý tưởng tưởng chừng rất đơn giản là
bất kỳ một công ty nào cũng đều cần có “tình báo” thị trường,
trước hết là tình báo thông tin về môi trường cạnh tranh và đối
thủ cạnh tranh.
Trong những năm gần đây, “tình báo” cạnh tranh đã trở thành
vấn đề rất phổ biến trong các công ty hàng đầu trên thế giới và
cũng như tại hàng ngàn công ty ít tên tuổi khác. IBM, Xerox,
Motorola, Merck, Intel, Microsoft đó chỉ là một số ít các công ty,
tập đoàn đa quốc gia đã thực hiện công tác tình báo cạnh tranh
như một trong các hoạt động cơ bản của mình.
Sự kiện thúc đẩy việc phổ biến công tác tình báo cạnh tranh
chính là việc thành lập “Hiệp hội nghề nghiệp tình báo cạnh tranh”
15 năm trước đây, hiệp hội có trụ sở chính tại một khu ngoại ô
của Washington (SCIP, www.scip.org), đến nay đã có hàng nghìn
thành viên bao gồm các nhà lãnh đạo và nhà quản lý của công ty
hoạt động trong lĩnh vực này và các chuyên gia, chuyên viên
quản lý thông tin độc lập.
Giữa các nhà chuyên gia tình báo cạnh tranh không ít người xuất
thân từ các nhà điều tra chính trị và tình báo quân đội. Đây là đặc
tính điển hình cho những người đầu tiên gia nhập lĩnh vực tình
báo cạnh tranh tại phương Tây và đặc biệt là đối với các công ty
của Nga đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Các công ty chuyên biệt của Nga hoạt động hướng vào lĩnh vực
tình báo cạnh tranh phục vụ khách hàng không có nhiều, chỉ
khoảng một vài trăm (tại Mỹ có hàng nghìn công ty). Thông
thường, các công ty được thành lập, hoàn thiện và điều hành bởi
các cựu nhân viên của Bộ nội vụ, Ủy ban an ninh quốc gia, Cơ
quan tình báo.
Hiện tượng trên nhìn chung là đúng quy luật, bởi vì chẳng có nơi
nào khác tuyển được các chuyên viên mà vừa có thể kết hợp các
kiến thức cơ bản về điều tra với các kỹ năng thực tế của công
việc phân tích thông tin trong môi trường tài chính và kinh doanh.
Công tác giảng dạy ngành tình báo cạnh tranh đã trở nên ngang
bằng với các ngành khác cách đây không lâu tại một số trường
đại học phương tây và trong những năm gần đây là tại các
trường đại học ở Nga.
Các khái niệm và thuật ngữ
Không dễ dàng để phân biệt thuật ngữ tình báo cạnh tranh với
gián điệp công ty - và công việc này thường rất hay gây ra sự
nhầm lẫn. Nếu “gián điệp công nghiệp” là anh em gần gũi với
gián điệp quân sự và chính trị khi cho phép sử dụng các phương
pháp bất hợp pháp để thu thập thông tin thì tình báo cạnh tranh
không có liên quan một cách chính thức đối với các hiệp sỹ “áo
khoác và dao găm”.
Theo ngôn ngữ chính thức của Hiệp hội tình báo cạnh tranh,
công việc tình báo cạnh tranh là việc thu thập hợp pháp và phân
tích thông tin của các bên tương đối mạnh hơn, tại các khu vực
nhạy cảm và các ý đồ của đối thủ cạnh tranh”. Còn có nhiều định
nghĩa khác, giải thích khái niệm tình báo cạnh tranh ở khía cạnh
rộng hơn.
Ví dụ, John E. Prescott chuyên gia nổi tiếng phương Tây hiện
giảng dạy tại trường Đại học Pittsburgh đưa ra định nghĩa “tình
báo cạnh tranh là một quá trình luôn tiếp diễn để soạn thảo các
dự báo về những động thái của đối thủ cạnh tranh (khi chú ý vào
tác động của các yếu tố thị trường và phi thị trường, đối thủ cạnh
tranh thực tế và tiềm năng, năng lực phát triển riêng), mà nó có
thể được sử dụng để thu được lợi thế cạnh tranh”.
Đối với một số chuyên gia của tình báo cạnh tranh, điều trước
nhất là việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thu thập
và phân tích dữ liệu trong môi trường cạnh tranh và đối thủ cạnh
tranh.
Ngoài ra cũng có một số dạng thức khác của thuật ngữ này.
Thuật ngữ ”tình báo cạnh tranh” đã tồn tại từ lâu tại Hoa Kỳ. Còn
ở các nước Tây Âu, cụm từ “Điều tra kinh doanh” thường được
sử dụng phổ biến hơn. Thuật ngữ “Điều tra kinh doanh” thông
thường được sử dụng cho ngành công nghệ cao trong lĩnh vực
tự động hóa quá trình quản lý doanh nghiệp và quản lý khách
hàng/đối tác/nhà cung cấp (sản phẩm phần mềm BIS - Business
Intelligence Solutions, bao gồm cả CRM).
Nguồn thông tin
Sự tản mạn về khái niệm và thuật ngữ chưa làm rõ được các đặc
trưng của một lĩnh vực hoạt động kinh tế còn non trẻ và đang
phát triển là ngành tình báo cạnh tranh. Nhưng những gì liên kết
các chuyên gia nghiên cứu tình báo cạnh tranh là việc công nhận
nó với sự tuân thủ các nguyên tắc quốc tế của thị trường cạnh
tranh và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Và cuối cùng, tình báo
cạnh tranh đó là công việc với các nguồn thông tin. Có hai loại
thông tin chính: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm mọi thứ sẵn có trên mạng trực
tuyến hay không trực tuyến, chế độ trả tiền hay miễn phí, báo chí
chuyên ngành, hồ sơ công ty, số liệu thống kê chính thức, tình
báo thị trường, trang web và thư viện thông tin trực tuyến. Nếu
biết rõ đối tượng cần tìm và vị trí cần tìm thì có thể không cần
nhiều thời gian để thu thập thông tin hữu ích về đối tượng cần
quan tâm. Ví dụ, trang web có thể trở thành một kho tàng thông
tin quan trọng.
Giả sử bạn quan tâm đến kế hoạch mở rộng thị trường của một
công ty đang cạnh tranh X. Có những thứ bạn có thể lấy từ trang
web của nó. Nhưng thường những đường liên kết sang trang
web của đối tác, nhà cung cấp, các khách hàng mới cho ra thông
tin có giá trị lớn nhất. Những điều này phải được nghiên cứu một
cách thật tỉ mỉ.
Nếu không có liên kết trực tiếp thì có thể thông qua công cụ tìm
kiếm để tiếp cận các đối tác/nhà cung cấp/ khách hàng tiềm năng
của đối thủ cạnh tranh nhằm xem xét liệu có tồn tại hay không
các thông tin về công ty X trong đó hay trong các mẩu quảng
cáo.
Nếu nói về một công ty nước ngoài hay các đối tác nước ngoài
thì sự giúp đỡ tuyệt vời chính là hệ thống thông tin trực tuyến. Hệ
thống nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới là LexisNexis với
trên 30 nghìn nguồn thông tin, tổng cộng có hơn 2 tỷ văn bản
thường xuyên được bổ sung, bao gồm cả hồ sơ tài chính và dữ
liệu khác của hàng chục triệu công ty và bằng phát minh sáng
chế, v.v… Tất nhiên, vi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status