Chiến lược Marketing của các doanh nghiệp Nhật Bản - pdf 17

Download miễn phí Chiến lược Marketing của các doanh nghiệp Nhật Bản



Với chiến lược đánh thọc sườn, tồn tại 3 điều kiện đảm bảo cho sựthành
công:
- Khảnăng quan sát, đánh giá quy mô phát triển, nhu cầu vềsản phẩm của
từng bộphận thịtrường.
- Thịtrường mà doanh nghiệp tiến hành xâm nhập nhìn chung có sựtăng
trưởng đáng kể, khiến sựcạnh tranh trên thịtrường diễn ra dưới dạng một cuộc
chơi mà tổng sốcác bên thu được là cấp sốcộng chứkhông hoàn toàn là sốkhông.
Sựxâm nhập thịtrường Mỹcủa các sản phẩm xe hơi, xe máy của Nhật đều nằm
trong phạm vi của điều kiện này



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chiến lược Marketing của các doanh
nghiệp Nhật Bản
Từ một quốc gia nhỏ, hẹp, dân số đông, cùng kiệt nàn về tài nguyên thiên
nhiên, ngày nay, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản tập chung vào những tập đoàn lớn như
Panasonic, Toyota, Honda v.v... Những tập đoàn này sản xuất ra phần lớn tổng
kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản và đã trở thành những thương hiệu hết sức
quen thuộc đối với người tiêu dùng trên thế giới.
Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Nhật Bản thành
công trên thương trường quốc tế, đó là họ đã từng bước sử dụng các chiến lược
Marketing một cách linh hoạt và hiệu quả khi tiến hành xâm nhập thị trường quốc
tế. Đây có thể là những bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá
trình hội nhập nếu biết áp dụng linh hoạt.
1) Chiến lược tấn công thọc sườn
Đây là chiến lược thường được các doanh nghiệp nhỏ áp dụng khi lần đầu
xâm nhập thị trường nhằm tránh sự đối đầu trực diện trong cạnh tranh và tìm kẽ hở
của đối thủ. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ dùng sản phẩm hàng hóa của
mình để xâm nhập vào thị trường có đối thủ cạnh tranh yếu hay thậm chí là
không có đối thủ. Cốt lõi của chiến lược là lấy thế mạnh của mình để lấn áp yếu
điểm của đối phương, vượt lên, lấy đà cho bước tổng tiến công tiếp theo. Một điều
quan trọng khi thực hiện quá trình này là phải hết sức tránh làm thức dậy những
đối thủ nặng cân đang "tạm ngủ", hay chí ít cũng đừng để bị lôi kéo vào cuộc
chiến mà bản thân doanh nghiệp chưa sẵn sàng vào cuộc.
Thực tế, trước tiên, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh thọc sườn bằng cách
tiến hành phân loại thị trường thế giới thành nhiều khu vực khác nhau. Mục tiêu
của việc làm này là để tìm kiếm những thị trường không có đối thủ cạnh tranh
hay nếu có thì cũng là những đối thủ yếu với tầm cỡ không đáng kể. Những đối
thủ này để hở "mạn sườn" quá lớn để các "tay thiện xạ" Nhật Bản nắm gọn.
Chiến thuật nhấn mạnh yếu tố địa lý khu vực, là đặc điểm nổi bật mà các
doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng triệt để trong giai đoạn bắt đầu khai phá thị
trường thế giới.
Ví dụ: các doanh nghiệp sản xuất xe hơi, xe máy của Nhật lúc đầu nhằm
vào thị trường Châu Á; mặt hàng dược liệu và y cụ của Nhật lại nhằm vào thị
trường Nam Mỹ; thiết bị in ấn, máy photocopy v.v... nhằm vào thị trường Mỹ và
châu Âu. Tiếp theo, các doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng vào việc phân loại ngay
trong từng thị trường nhằm thu nhỏ thị trường khu vực đã phân chia.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết một cách tinh tế
mọi "ngóc ngách" của thị trường như: nhu cầu sản phẩm hàng hóa ở từng thị
trường là chủng loại gì, thị trường nào mà người tiêu dùng bỏ rơi v.v... Chẳng hạn
như với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Nhật hướng sự chú ý vào từng bộ phận
thị trường mà ở đó nhu cầu về dịch vụ đời sống bị bỏ rơi.
Với chiến lược đánh thọc sườn, tồn tại 3 điều kiện đảm bảo cho sự thành
công:
- Khả năng quan sát, đánh giá quy mô phát triển, nhu cầu về sản phẩm của
từng bộ phận thị trường.
- Thị trường mà doanh nghiệp tiến hành xâm nhập nhìn chung có sự tăng
trưởng đáng kể, khiến sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra dưới dạng một cuộc
chơi mà tổng số các bên thu được là cấp số cộng chứ không hoàn toàn là số không.
Sự xâm nhập thị trường Mỹ của các sản phẩm xe hơi, xe máy của Nhật đều nằm
trong phạm vi của điều kiện này.
- Đối thủ cạnh tranh tỏ ra không cảnh giác và cho rằng sự có mặt của doanh
nghiệp mới không ảnh hưởng gì lắm đến họ. Khi các doanh nghiệp Nhật Bản xuất
hiện trên thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Mỹ chỉ coi họ là những đối thủ rất
khiêm tốn cả về tầm vóc và quy mô.
2) Chiến lược tấn công trực diện
Các doanh nghiệp có tiềm lực và vị thế vững chắc trên thị trường, với các
ưu thế đặc biệt về công nghệ kỹ thuật, giá cả, uy tín sẽ trọn chiến lược này nhằm
giành giật thị trường và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã có một vị thế nhất
định trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Nhật đã vừa củng cố vừa tích lũy tài
lực, ngăn chặn sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Mỹ. Hãng Honda có
mặt tại thị trường Mỹ hơn 10 năm mới bắt đầu cạnh tranh với Harley Dandson.
Một số loại hình áp dụng trong chiến lược tấn công trực diện:
- Tiến công mặt giáp mặt: với cách làm này, kẻ tấn công sẽ nhảy vào tranh
khách hàng với đối thủ ngay trên cùng một trận địa, vì vậy, buộc kẻ tấn công phải
ở thế hơn hẳn đối thủ về nhiều mặt từ chất lượng, quảng cáo, giá cả sản phẩm...
- Tiến công trực diện có giới hạn: kẻ tấn công khoanh vùng nhóm khách
hàng mà mình quan tâm đặc biệt và tìm cách giành giật nhóm khách hàng này từ
tay đối thủ cạnh tranh. Đây là một dạng cải tiến của tiến công mặt giáp mặt.
- Tiến công trực diện bằng giá cả: Phía tấn công bao giờ cũng tự tin ở thắng
lợi nhờ giá thành sản phẩm của mình thấp hơn đối thủ.
- Tiến công trực diện dựa vào chất lượng: phía tiến công không ngừng cải
tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng do thành quả nghiên cứu mang lại.
Để tiến hành thành công chiến lược này, một mặt, doanh nghiệp cần
đảm bảo có tiềm lực tài chính tối thiểu ngang bằng hay hơn đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác, chiến lược tiến công trực diện chỉ thành công và vượt đối thủ khi phía
tấn công có khả năng tạo dựng cho doanh nghiệp tiếng vang trong thị trường bằng
giá trị thực của sản phẩm hàng hóa hơn hẳn đối thủ. Và cuối cùng, phía tấn công
có khả năng hay không trong việc thu hút khác hàng dụng hàng hóa của mình.
3) Chiến lược tấn công bủa vây
Chiến lược này áp dụng cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính
mạnh, kiên trì. Doanh nghiệp sẽ tấn công đa chiều với sản phẩm đa dạng và bủa
vây thị trường nhờ hệ thống phân phối mạnh.
Có hai loại hình bủa vây:
- Bủa vây bằng sản phẩm hàng hóa: Các doanh nghiệp Nhật đã phát huy lợi
thế sản phẩm của họ ở mọi phương diện như thể loại, mẫu mã, đặc điểm, chất
lượng sao cho đa dạng và phong phú hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hãng Seiko đã
mở rộng chi nhánh sản xuất đồng hồ với nhiều mẫu mã, chiếm lĩnh thị trường
đồng hồ các loại từ rẻ đến cao cấp mà chất lượng và hình thức vẫn rất hợp lý.
- Bủa vây quanh thị trường: Mở rộng phạm vi giới thiệu sản phẩm sang các
thị trường lân cận.
Với chiến lược tiến công bủa vây, ngoài những yếu tố về tiềm lực tài chính,
các doanh nghiệp còn phải có khả năng tổ chức nghiên cứu phát triển, cải tiến sản
phẩm, tổ chức nhân sự cho hoạt động kinh doanh... Tất cả những yếu tố này phải
được phối hợp với nhau một cách linh hoạt, thích hợp, đều đặn, thường xuyên.
4) Chiến lược tấn công vòng vo
Khi xâm nhập thị trường, doanh nghiệp tìm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status