Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2
I. QUẢN LÝ SẢN XUẤT. 2
1.Các khái niệm. 2
1.2. Quản lý sản xuất. 4
2. Mục tiêu của quản lý sản xuất. 5
II. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 7
1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 7
1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm 7
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 8
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm. 9
3. Các nhân tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và vai trò của quản lý sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 11
3.1. Các nhân tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 11
3.1.1. cách và công nghệ sản xuất. 11
3.1.2. Kế hoạch sản xuất. 12
3.1.3. Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất. 12
3.1.4. Việc đảm bảo tiến độ và các công đoạn của quá trình sản xuất. 12
3.1.5. Công tác kiểm tra giám sát các giai đoạn sản xuất và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất. 12
3.1.6. Yếu tố con người. 13
3.2. Vai trò của quản lý sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 13
II. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ SẢN XUẤT 14
1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm 14
1.1 Vai trò của nghiên cứu dự báo 14
1.2 Phân loại các loại hình dự báo 15
2. Thiết kế sản phẩm và công nghệ. 16
2.1. Thiết kế sản phẩm 16
2.2. Thiết kế công nghệ 17
3. Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn kế hoạch sản xuất phù hợp 18
3.1 Hoạch định năng lực sản xuất 18
3.1 Lựa chọn quá trình sản xuất 19
4. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 21
5. Lập kế hoạch các nguồn lực 21
6. Điều độ sản xuất 22
7. Kiểm tra hệ thống sản xuất 22
Kiểm tra qui trình công nghệ sản xuất có được chấp hành đầy đue hay không ? 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DONG YUN 23
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DONG YUN 23
1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2. Nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Dong Yun Việt Nam 25
2.1 sơ đồ 25
3. Các thành quả đạt được qua các năm 27
4. Đôi nét về công ty Dong Yun Việt Nam 29
5. Các chuyên ngành của công ty Dong Yun . 30
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH DONG YUN VIỆT NAM 30
1. Nghiên cứu và dự báo sản phẩm 30
2. Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn quá trình sản suất 30
3. Lập kế hoạch sản xuất 35
4. Việc thực hiện đổi mới công nghệ 38
5. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng 38
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DONG YUN
I. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI 39
1. Thuận lợi , khó khăn 39
2. Mục tiêu hoạt động trong năm 2005 40
3. Chiến lược phát triển của công ty TNHH Dong Yun 40
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI CỦA CÔNG TY 41
1. Xác định thị trường làm căn cứ để đưa ra phương án nâng cao chất lượng sản phẩm . 41
3. Mở rộng áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. 41
4. Xây dựng cụ thể hoạt động cho tổ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 43
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sản phẩm.
Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm 3 phân hệ cơ bản là phân hệ tài chính, phân hệ sản xuất và phân hệ marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hay dịch vụ và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra cho doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất và dịch vụ là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cho sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung; bảo đảm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất tạo ra nói riêng. Vì vậy hoàn thiện quản lý sản xuất chính là hoạt động tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nhưng quản lý sản xuất chỉ có thể thực hiện được vai trò của mình trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng quản lý khác như quản lý marketing, quản lý tài chính, quản lý nhân sự… Trong mối quan hệ đó mâu thuẫn giữa chức năng thương mại và chức năng năng sản xuất:
- Mâu thuẫn về thời gian:
+ Thương mại: càng nhanh càng tốt.
+ Sản xuất: càng chậm sản xuất càng rẻ.
- Mâu thuẫn về chất lượng:
+ Thương mại: một sản phẩm dễ bán nếu chất lượng tốt.
+ Sản xuất: một sản phẩm càng tốt thì càng khó sản xuất.
- Mâu thuẫn về giá:
+ Thương mại: một sản phẩm càng dễ bán nếu giá rẻ.
+ Sản xuất: giới hạn về chi phí sản xuất sẽ gây ra không ít khó khăn cho bộ phận sản xuất.
Đứng trước ngã ba của mâu thuẫn, quản lý sản xuất phải đảm bảo các quan hệ hài hòa với các chức năng quản lý khác nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Như vậy quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, vừa đảm bảo giá thành và chất lượng sản phẩm.
II. nội dung của quản lý sản xuất
1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
1.1 Vai trò của nghiên cứu dự báo
Vai trò của nghiên cứu dự báo trong quản lý sản xuất : nó giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi : Để đáp ứng nhu cầu, doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm gì ? bao nhiêu ? vào thời gian nào những đặc điểm kinh té kỹ thuật cần có là gì
Mục đích của nghiên cứu và dự báo là tạo ra cơ sở thông tin cho việc xây dựng các kế hoạch sản xuất sản phẩm và xác định năng lực sản xuất mà doanh nghiệp cần có
Kết quả của nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản phẩm sẽ là căn cứ để xác định có nên sản xuất nữa hay không nên sản xuất. Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đã dự báo
1.2 Phân loại các loại hình dự báo
Có rất nhiều cách loại hình dự báo tuỳ theo các cách phan loại khác nhau như;
Phân loại dự báo theo thời gian : cách phân loại này là rất cần thiết và thích hợp nhất trong quản lý sản xuất nó bao gồm;
Dự báo ngắn hạn :Thường để sử dụng trong ké hoạch mua hàng, điều độ phân chia công việc, cân bằng nhân lực
Dự báo trung hạn : loại dự báo này cần thiết cho việc lập ké hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng lập ngân quỹ tiền mặt , huy động các nguồn lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp
Phân loại theo phương pháp phân tích dự báo có thể chia như sau
Dự báo định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận chủ yếu bằng trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản lý. Các phương pháp dự báo định tính thường sử dụng là:
+ Lấy ý kiến của Ban quản lý điều hành
+ Lấy ý kiến của những người bán hàng
+ Lấy ý kiến của khách hàng
+ Lấy ý kiến của các chuyên gia ở những vùng địa lý khác nhau để xây dựng dự báo (phương pháp delphi).
Dự báo định lượng: Là dự báo lượng hoá, dựa chủ yếu vào các mô hình toán học và mô hình thống kê có nhiều phưong pháp dự báo định lượng, nhưng dù là phương pháp nào thì cũng cần thực hiện các bước sau đây:
+ Xác định mục đích của dự báo
+ Lựa chon những sản phẩm cầc dự báo
+ Chọn mô hình dự báo
+ Phê chuẩn
+ Tiến hành dự báo
+ áp dụng những kết quả dự báo
Trên thực tế có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta chọn phương pháp thích hợp. Và trong quản lý sản xuất việc lựa chọn sử dụng loại hình dự báo nào đòi hỏi phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng như: chu kì sống cuả sản phẩm, tốc độ tăng trưởng của thị trường, đặc điểm và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng của dữ liệu v .v…
Chẳng hạn nhân tố chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trưòng từ lúc xuất hiện đến lúc bị huỷ diệt thường trải qua 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm ra thị trưòng
Giai đoạn 2: Tăng trưởng phát triển
Giai đoạn 3: Chín muồi
Giai đoạn 4: Suy thoái
Sản phẩm nào đang làm trong giai đoạn 1,2 của chu kỳ sống thì cần được dự báo dài hạn hơn khi chúng ta đang ở giai đoạn 3.
Trong giai đoạn 1: Thường có rất ít hay hầu như không có sẵn số liệu, người ta sử dụng dự báo định tính nhiều hơn là định lượng.
Đến giai đoạn 2: Tính ổn định và tính dự báo được của doanh nghiệp là lớn nhất, nên loại dự báo dài hạn và dự báo định lượng lại tỏ ra thích hợp.
Trong giai đoạn suy thoái: Dự báo nên chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn từ định lượng sang định tính.
2. Thiết kế sản phẩm và công nghệ.
Trên cơ sở những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thiết kế sản phẩm và công nghệ nhằm đảm bảo đúng những đặc tính kính tế – kỹ thuật của sản phẩm mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Thông thường có nhiều phương án thiết kế sản phẩm và công nghệ, do đó phải đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn.
2.1. Thiết kế sản phẩm
Công việc thiết kế sản phẩm được tiến hành theo một trình tự lô gic nhất định với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia và kỹ sư trong lĩnh vực khác nhau.
Kết quả của thiết kế sản phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về câú trúc, thành phần và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.
Nguyên tắc cơ bản của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nhận biết sử dụng sản phẩm. Quá trình xem xét, lựa chọn và phát triển một ý tưởng thiết kế sản phẩm thành một dự án thành một sản phẩm cụ thể thường dựa vào 4 tiêu thức sau:
Khả năng tiềm tàng của sản phẩm: Sản phẩm mới có tạo được ưu thế cạnh tranh hay đáp ứng tốt hơn yêu cầu tốt hơn của khách hàng.
Tốc độ phát triển của sản phẩm: Cần bao lâu kể từ lúc nghiên cứu thiết kế sản phẩm đến sản xuất thử đại trà và cho đến lúc đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường?
Điều quan trọng nhất ở đây không phải là thời gian dài hay ngắn m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status